[văn 9]Viếng lăng bác

M

meoconnhinhanh97

con ở miền nam ra thăm lăng bác
đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
ôi hàng tre xanh xanh vn
bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
==>cảm xúc,niềm xúc động dâng trào khi đứng trước lăng bác:
+lời xưng hô ''con''->gần gũi thân thiết ân tình nhưng cái làm cho lòng người chúng ta phải đau quặn là ''con.bác''->đầu cuối câu thơ tạo một sự xa cách thăm thẳm nghìn trùng âm dương cách biệt.sự thật này càng nhíu sâu vào trái tim mỗi người việt nam 1 sự thật rằng bác đã ra đi
+hàng tre->hình ảnh thực nhưng đằng sau câu thơ còn mang 1 ẩn ý,hàng tre chính là hình ảnh con người dân tộc vn kiên cường bất khuất,vượt qua bão táp phong ba,vượt qua nỗi đau mất bác để vững vàng trước những khó khăn
=>tiếng lòng của tác giả dần đk hé mở khi bước đến lăng bác
ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ
ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân
==>sự trân trọng,ngưỡng mộ tôn vinh trước vẻ đẹp vừa bình dị vừa cao cả của người
+mặt trời sóng đôi->thể hiện sáng tạ nghệ thuật thần tình của tác giả
-<nếu như mặt trời đem lại sự sống cho vãn vật,đem lại sức sống cho trái đất thì bác chính là người đã chèo lái con thuyền cách mạng trong trường đêm nô lệ,đưa dân tộc việt nam ra với bến bờ ánh sáng tự do
và dường như mặt trơi của thiên nhiên khám phá đk sự vĩ đại của bác không khác gì ánh ánh dương.phải chăng ánh sáng rực rỡ chói lòa của bác đã làm lu mờ đi vẻ đẹp của thiên nhiên
+bác sống cho đất nước,cả cuộc đời sống vì dân tộc để rồi bác ra đi trong tình thương của muôn vàn nhân dân khi 79 mùa xuân dành trọn cho dân tộc
bác nằm trong giấc ngủ bình yên
giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền
vẫn biết trời xanh là mãi mãi
mà sao nghe nhói ở trong tim
+vầng trăng:->dịu mát,tỏa vẻ đẹp,ánh sáng lung linh tưởng chừng như đối lập với hình ảnh rực rỡ chói lòa của mặt trời nhưng lại nhất quán trong tâm hồn người.cả cuộc đời bác yêu trăng,trăng là bạn tri âm tri kỉ kể cả trong hoàn cảnh ngiệt ngã để rồi đến khi ra đi bác nằm trong vầng sáng lung linh trong sự ủ ấp của thiên nhiên đất trời
+''dịu mát''->tấm lòng bao la,tình thương vô bờ bến của bác đối với dân tộc
==>một nét vẽ thật giản dị nhưng đã hoàn thiện chân dung tinh thần của hcm_một vẻ đẹp hết sức cao cả,vĩ đại nhưng không kém bình dị gần gũi thân thương
+nỗi đau chợt dâng trào
''vẫn''->nhủ thầm của lí trid,bác đã ra đi nhưng vẫn sống mãi với non sông,hóa thân thành hồn thiêng của dân tộc nhưng cảm xúc,trái tim thì không khỏi nhói đau như một tiếng nấc nghẹn ngào khóc bác
==>tiếng khóc không bi lụy mà hóa thành niềm tin,bản lĩnh sống của mỗi con người
nếu như ở3 khổ thơ đầu bài là những dòng lệ xúc động đau đớn và biết ơn chân thành đến bác thì đến khổ thơ cuối cùng ta tưởng chừng như nỗi đau mất bác đã không còn kìm nén đk nữa,mọi thứ như dần vỡ òa trong tiếng chia tay
mai về miền nam thương trào nước mắt
muốn làm con chim hót quanh lăng bác
muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
đến đây,dường như tình cảm mà tác giả dành cho bác đã dạt về bến bờ trọn vẹn.nó không đơn thuần chỉ là một người công dân đối với một vị lãnh tụ mà hơn thế chính là tc người con dành cho cha.thương bác! yêu bác để rồi trở thành một vết thương trong trái tim,tất cả như trào dâng dữ dội trong từng tiếng nấc nghẹn ngào khóc bác.đau lắm chứ! làm sao không đau khi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc giờ đây đã đi về còi vĩnh hằng.làm sao không đau khi vầng mặt trời ấy giờ đã nằm lại bên lăng ngủ yên? nhưng đằng sau nỗi đau cháy lòng đó chợt sáng lên một lẽ sống đẹp_khao khát đk làm con chim cánh hoa và cây tre.những hình ảnh đó dẫu bình dị nhưng cũng là những hình ảnh hữu ích làm đẹp cho đời và hơn thế nó cho ta nhận ra một tâm hồn cao cả đáng trân trọng đằng sau nỗi xúc động kia.đó là ước nguyện ở bên bác,đk dành trọn trái tim và tình yêu thương mình tô thêm vẻ đẹp cho người,cho dân tộc.và đặc biệt ở khổ thơ này,một lần nữa cây tre lại đk nhắc đến nhưng có sự phát triển trong tầng ý nghĩa.giờ đây nó không còn đơn giản là hàng tre trong sương bát ngát nữa mà là cây tre trung hiếu.câu thơ vang lên như càng lung linh một lời thề nguyện đinh ninh muốn ở bên bác,muốn đk tâm hồn bác soi sáng để bước đi trên con đường mà bác đã chọn.một dấu chấm kết thúc cho bài thơ như một lần nứa khẳng định lẽ sống đẹp đẽ của con ng trung hiếu viễn phương.tất cả như càng đọng lại trong ta một niềm xúc độngvô bờ, lắng lại trong từng giọt cảm xúc để mỗi người phải nhìn lại chính mình để biết để sống tốt,hoàn thiện hơn
@@: #:-S
 
M

myhanh_274

[YOUTUBE][/YOUTUBE][/YOUTUBE][/YOUTUBE]bạn qua bài của mình có phân tích bài này đoá
...............hj...................
 
V

vitconxauxi_vodoi

Phân tích khổ thơ cuối nè bạn!
''Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này''
-Tác giả sử dụng từ biểu cảm trực tiếp''thương''để gợi tấm lòng,tình cảm tiếc thương của tác giả khi rời xa Bác,1 cảm giác lưu luyến không muốn rời xa.Từ đó,một ước nguyện khao khát cháy bỏng muốn hóa thân làm cây và hoa bên lăng Bác.Điệp từ''muốn làm''đứng đầu liên tiếp ba câu thơ,được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh khát vọng cháy bỏng được hóa thân dâng tặng 1 phần nhỏ bé của mình,1 nguyện ước chân thành,tha thiết.Tác giả muốn làm con chim hót quanh Bác,làm đóa hoa tỏa hương bên Bác,làm cây tre chung thủy canh giấc ngủ,chung thủy sắc son với lí tưởng của Bác.Hình ảnh cây tre trung hiếu(ẩn dụ) khép lại bài thơ cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng,làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và giúp cho dòng cảm xúc của nhà thơ được trọn vẹn.
 
B

baltalon

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác thể hiện nỗi lòng của người con miền Nam đối với vị chủ tịch vĩ đại của đất nước. Động từ " thương trào" đã thể hiện rất sâu sắc nỗi lòng đó. Đây là một động từ mạnh, diễn tả cảm xúc mãnh liệt, là " trào" chứ không phải là " rưng rưng" hay " ngậm ngùi", là niềm thương cảm sâu sắc, là nỗi xót xa, đau đớn khi phải rời xa Bác trong lòng người con miền nam. Điệp từ " Muốn làm" được lặp lại 3 lần đã cho thấy niềm khát khao được ở bên Bác, được hóa thân vào những vật nhỏ bé nhưng vô cùng thân thương luôn luôn gần bên Bác. Người con miền Nam khao khát thành" con chim", thành "bông hoa" để dâng tiếng hót, sắc hương lên Bác. Đặc biệt là hình ảnh " cây tre trung hiếu", cho thấy ước vọng của người con miền Nam muốn được bên Bác, giống Bác, cống hiến tất cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của quốc gia, dân tộc. Ước vọng này không chỉ của riêng tác giả mà còn là của tất cả mọi người dân Việt Nam.
 
B

baltalon

Mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt trong giờ phút chia ly.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi, khơi gợi trong lòng nhà thơ những cảm xúc lưu luyến. Cụm từ "thương trào nước mắt" nghe dào dạt mà thấm sâu, là sự kính yêu cuộc đời cao cả của Bác, là nỗi xót đau khi đối mặt với giờ phút chia ly cận kề. Thương ở đây bao trùm cả thương yêu, thương kính và thương xót. Thương đến trào nước mắt là niềm cảm xúc không thể dừng lại, không thể kềm chế mà tuôn trào nước mắt, những giọt nước mắt trước lúc chia xa. Cảm xúc đó cũng chính là cảm xúc của con người Việt Nam, của triệu triệu trái tim luôn hướng về Bác. Cảm xúc ấy cũng là nguyên nhân để nhà thơ nói lên ước nguyên sâu thẳm trong tâm hồn:

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Điệp ngữ "muốn làm" được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.

Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
 
Top Bottom