Văn [Văn 9] - Văn nghị luận

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”. Hãy nói về thứ ánh sáng riêng mà em cảm nhận được từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 

Tuấn Nguyễn Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tư 2017
449
256
96
22
Hà Nam
THPT
Đề bài: Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”. Hãy nói về thứ ánh sáng riêng mà em cảm nhận được từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm... và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng, độc đáo: thể thơ năm chữ ngắn gọn, giản dị mà có sức chứa đến lạ kì, Nguyễn Duy đã mở đầu bài thơ bằng một hồi ức xa xăm về trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Chất thơ mộc mạc tự nhiên như lời.kể chuyện tâm tình thủ thỉ điệp từ hồi cứ mồi lần nhắc đến là một kỉ niệm thân thương lại hiện về trong miền kí ức của tác giả. Nguyễn Duy nhớ về tuổi thơ êm đềm hạnh phúc nơi ruộng đồng, nhớ về những năm tháng chiến tranh gian khổ nơi núi rừng - những thăng trầm, vui buồn cua cuộc sống, sự trưởng thành lớn lên của một con người ở mọi nơi, mọi lúc đều có sự chia sẻ của Trăng người bạn tri kỉ.

Tri kĩ vì trăng hiểu người; trăng đồng cảm với người trong cảnh hàn vi cơ cực, và những tình cảm thủy chung son sắt mà trăng và người đã có trong lúc đắng cay, những khi ngọt bùi; tình cảm ấy thật bền chặt, sâu sắc; không phô trương hoa mĩ mà bình dị, tự nhiên, không chút vụ lợi toan tính:

Trần trụi với thiên thiên

hồn nhiên như cây cỏ

Trăng và người - hai hình tượng thơ cứ sóng đôi nhau trong một tứ thơ nhưng trăng thì hiển hiện cụ thể con người lại bị che khuất, giấu đi. Cứ ngỡ cái hiển hiện phải lên tiếng vậy mà Nguyễn Duy để cho cái bị che khuất, cái ẩn lên tiếng trước. Và tứ thơ không phải là lời kể mà chuyển thành độc thoại từ nội tâm con người, lời hối lỗi muộn màng. Trăng gắn bó với người là thế tri kỉ là thế vậy mà nhà thơ phải thảng thốt lên: ngỡ không sao quên được cái vầng trăng nghĩa tình. Cuộc sống còn có bao điều ta không ngờ đến được, cái hạnh phúc bình dị, giản đơn ta đã có đôi khi lại để tuột khỏi tay, tự mình đánh mất mình, đánh mất cả những gì thiêng liêng quý giá nhất. Con người trước dòng đời đua chen xô đẩy, cái hào nhoáng, hoa mĩ, tráng lệ trước mắt ánh điện cứa gương đã khiến họ quên đi những hạnh phúc bình dị thuở nào; quên đi những ki niệm một thời vất vả khó khăn và cũng vô tình lãng quên đi một người bạn tri kỉ ân tình:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Hình ảnh vầng trăng ở hai khổ thơ trên không được so sánh ví von như một con người mà chỉ đố người đọc ngầm hiểu, sang khổ thơ thứ hai này, hình ảnh vầng trăng được nhân cách hóa thành một con người cụ thể. Cứ ngờ vẫn là con người ấy - tri kỉ và nghĩa tình lắm, vậy mà... không! Trăng vẫn tri kỉ, nghĩa tình đấy chứ, chỉ có lòng người không còn tri kỉ với trăng, chỉ coi trăng như một người qua đường, người dưng, nước lã: xa lạ, lạnh nhạt như chưa hề quen biết, chưa hề gặp mặt; một sự thật phũ phàng bởi lòng người thay đổi khôn lường, nào ai đoán trước được.

Quỹ đạo của cuộc sống và dòng đời trong đục khiến con người cứ tất bật, hối hả, chìm trong nhịp sống gấp gáp làm ăn. Nhưng cuộc đời lại là một chuỗi những quy luật nhân - quả nối tiếp nhau, con người có lúc may, lúc rủi, lúc thành công, khi thất bại, lúc vui buồn và sự đổi ngôi là tất yếu để mỗi người tự hoàn thiện mình hơn: Thình lình đèn điện tắt/ Phòng buyn đinh tối om. Một sự kiện bình thường, ngẫu nhiên trong cuộc sống hiện đại được Nguyễn Duy đưa vào trong thơ và sử dụng tài tình thành điểm thắt nút, đẩy bài thơ lên đến cao trào: bởi nếu như không có cảnh hôm ấy chắc mấy ai đã nhìn lại mình mà suy xét bản thân để nhận ra sự thay đổi vô tình của mình.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Cả khổ thơ là một chuỗi những hành động liên tục, kế tiếp nhau, nhanh, dồn dập gấp gáp để rồi ngỡ ngàng, ngạc nhiên không nói thành lời: Đột ngột vầng trăng tròn.

Ta bỗng dưng tự hỏi tại sao lại là trăng tròn mà không là trăng khuyết? Một câu hỏi thật khó trả lời bởi tròn khuyết vốn là quy luật của tự nhiên. Còn trăng ở đây đã được nhân cách hóa với những suy nghĩ, tâm tư rất con người, rất đời thường vậy mà: Trăng vẫn tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình. Cái khuyết trong tâm hồn con người bỗng trở nên ngại ngùng xấu hổ trước trăng, trước sự vẹn tròn; chung thủy trước sau như một của trăng. Phải chi trăng cứ khuyết đi cho lòng người đã ân hận, đỡ hổ thẹn với trăng:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Một khoảng khắc im lặng trong hiện thực nhưng trong nội tâm con người nỗi xúc động trào dâng đến đỉnh điểm. Mọi ký ức của một thời xa xăm, một thời gian khó, gắn bó thuở nào bỗng dội về trước mặt:

Trăng! Đó là những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm hạnh phúc.

Trăng! Đó là đồng là bể, là quê hương làng xóm và những người thân yêu ruột thịt.

Trăng! Đó còn là sông là rừng, là những người đồng chí anh em.

Trăng! Đó là những vui buồn - hạnh phúc, những đắng cay ngọt bùi một thuở. Thế mà lòng người đã sớm quên mau để bây giờ chợt giật mình, chợt sực tỉnh, xót xa ân hận, để phải rưng rưng không nói thành lời.

Lại một lần nữa hình ảnh trăng được nhân hóa. Đó không phái là mặt trăng bình thường nữa. Đó là khuôn mặt của một người bạn đã từng tri kỷ với những người đang sống, đang hiển hiện trước trăng. Qua bao nhiêu biến động thăng trầm, người bạn ấy vẫn thủy chung son sất, bao dung độ lượng, nhân ái như thuở nào.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã tìm được một điểm nhìn vừa thông minh vừa sắc sảo; tinh tế mà cụ thể, chi tiết. Tại sao không phải là trăng chênh chếch; trăng xa xa hay trăng lấp ló mà lại là trăng trên đỉnh đầu để phải ngửa mặt lên nhìn mặt?

Phải chăng đó cũng là dụng ý của tác giả? Bởi trăng bao dung, độ lượng là thế. Từ diểm nhìn của nhà thơ, ánh trăng cứ lan tỏa ra mênh mông; soi rọi chiếu sáng. Một không gian mênh mông rộng lớn phủ đầy ánh trãng, ngập chìm trong ánh trăng - thứ ánh sáng ngọc ngà tinh khiết. Thời gian và không gian (trăng rọi đỉnh đầu) trong khổ thơ đã khiến ta nhận thấy nó không phải là sớm nhưng cũng chưa đến nỗi muộn để không nhận ra mọi thứ. Phải chăng nhà thơ đã đồng nhất thời gian trong hiện thực và thời gian trong tâm tưởng con người? Hình ảnh trăng ở đây đã lên đến đỉnh điểm thành công của tác giả. Nó chứa đựng một ý nghĩa thật lớn lao sâu sắc, một giá trị nhân văn to lớn. Trăng không còn là trăng của thiên nhiên; không phải là trăng ví như một con người mà nó mang ý nghĩa tượng trưng cho cả một lớp người, một thế hệ. Một thế hệ với bao cống hiến hi sinh trong những thời khắc gian khó, ác liệt; những năm tháng cam go thử thách khi đất nước lâm nguy để đến khi trở về cuộc sống đời thường - đất nước thanh bình, họ lại bình dị đến đạm bạc, không chút đòi hỏi, bon chen danh vọng. Trong số họ có những người không may mắn được trở về; có những người còn gửi lại nơi chiến trường một phần cơ thể và những di chứng chiến tranh cho thế hệ con cái; có những người được Tổ quốc quê hương biết đến song vẫn còn có những người tài sản chi là chiếc ba lô sờn vai vì trận mạc và cuộc sống của họ chỉ diễn ra âm thầm lặng lẽ bình dị như bao người bình thường khác nhưng họ vẫn sống và giữ trọn nghĩa tình với quê hương, đất nước, với những người đồng chí đồng đội của mình. Một tấm lòng cao cả, bao dung, độ lượng, một niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tình cảm của họ vẫn tròn vành vạnh, trước sau như một đâu kể cho những người vô tình, những người lãng quên.

Trăng lại trở về với chính nó; giản dị tự nhiên, mộc mạc:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Nghệ thuật láy khiến hình ảnh thơ được khắc sâu, in đậm trong tâm tưởng con người, khiến con người phải tự vấn lại lương tâm, tự suy xét lại bản thân. Hai câu cuối bài là lời kết nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc, tạo nên sức lắng cho bài thơ. Cái giật mình của tác giá hay cũng chính là điều Nguyễn Duy muốn gửi gắm, nhắn nhủ mỗi chúng ta: cuộc sống hôm nay dẫu ồn ào náo nhiệt; dẫu cho mỗi con người chi có một chút khoảnh khắc để giật mình sực tỉnh nhìn lại chính mình nhưng điều đó sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giá trị biết bao.

Lời thơ không triết lý, chau chuốt nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.

Nguồn: Net
 

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm... và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng, độc đáo: thể thơ năm chữ ngắn gọn, giản dị mà có sức chứa đến lạ kì, Nguyễn Duy đã mở đầu bài thơ bằng một hồi ức xa xăm về trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Chất thơ mộc mạc tự nhiên như lời.kể chuyện tâm tình thủ thỉ điệp từ hồi cứ mồi lần nhắc đến là một kỉ niệm thân thương lại hiện về trong miền kí ức của tác giả. Nguyễn Duy nhớ về tuổi thơ êm đềm hạnh phúc nơi ruộng đồng, nhớ về những năm tháng chiến tranh gian khổ nơi núi rừng - những thăng trầm, vui buồn cua cuộc sống, sự trưởng thành lớn lên của một con người ở mọi nơi, mọi lúc đều có sự chia sẻ của Trăng người bạn tri kỉ.

Tri kĩ vì trăng hiểu người; trăng đồng cảm với người trong cảnh hàn vi cơ cực, và những tình cảm thủy chung son sắt mà trăng và người đã có trong lúc đắng cay, những khi ngọt bùi; tình cảm ấy thật bền chặt, sâu sắc; không phô trương hoa mĩ mà bình dị, tự nhiên, không chút vụ lợi toan tính:

Trần trụi với thiên thiên

hồn nhiên như cây cỏ

Trăng và người - hai hình tượng thơ cứ sóng đôi nhau trong một tứ thơ nhưng trăng thì hiển hiện cụ thể con người lại bị che khuất, giấu đi. Cứ ngỡ cái hiển hiện phải lên tiếng vậy mà Nguyễn Duy để cho cái bị che khuất, cái ẩn lên tiếng trước. Và tứ thơ không phải là lời kể mà chuyển thành độc thoại từ nội tâm con người, lời hối lỗi muộn màng. Trăng gắn bó với người là thế tri kỉ là thế vậy mà nhà thơ phải thảng thốt lên: ngỡ không sao quên được cái vầng trăng nghĩa tình. Cuộc sống còn có bao điều ta không ngờ đến được, cái hạnh phúc bình dị, giản đơn ta đã có đôi khi lại để tuột khỏi tay, tự mình đánh mất mình, đánh mất cả những gì thiêng liêng quý giá nhất. Con người trước dòng đời đua chen xô đẩy, cái hào nhoáng, hoa mĩ, tráng lệ trước mắt ánh điện cứa gương đã khiến họ quên đi những hạnh phúc bình dị thuở nào; quên đi những ki niệm một thời vất vả khó khăn và cũng vô tình lãng quên đi một người bạn tri kỉ ân tình:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Hình ảnh vầng trăng ở hai khổ thơ trên không được so sánh ví von như một con người mà chỉ đố người đọc ngầm hiểu, sang khổ thơ thứ hai này, hình ảnh vầng trăng được nhân cách hóa thành một con người cụ thể. Cứ ngờ vẫn là con người ấy - tri kỉ và nghĩa tình lắm, vậy mà... không! Trăng vẫn tri kỉ, nghĩa tình đấy chứ, chỉ có lòng người không còn tri kỉ với trăng, chỉ coi trăng như một người qua đường, người dưng, nước lã: xa lạ, lạnh nhạt như chưa hề quen biết, chưa hề gặp mặt; một sự thật phũ phàng bởi lòng người thay đổi khôn lường, nào ai đoán trước được.

Quỹ đạo của cuộc sống và dòng đời trong đục khiến con người cứ tất bật, hối hả, chìm trong nhịp sống gấp gáp làm ăn. Nhưng cuộc đời lại là một chuỗi những quy luật nhân - quả nối tiếp nhau, con người có lúc may, lúc rủi, lúc thành công, khi thất bại, lúc vui buồn và sự đổi ngôi là tất yếu để mỗi người tự hoàn thiện mình hơn: Thình lình đèn điện tắt/ Phòng buyn đinh tối om. Một sự kiện bình thường, ngẫu nhiên trong cuộc sống hiện đại được Nguyễn Duy đưa vào trong thơ và sử dụng tài tình thành điểm thắt nút, đẩy bài thơ lên đến cao trào: bởi nếu như không có cảnh hôm ấy chắc mấy ai đã nhìn lại mình mà suy xét bản thân để nhận ra sự thay đổi vô tình của mình.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Cả khổ thơ là một chuỗi những hành động liên tục, kế tiếp nhau, nhanh, dồn dập gấp gáp để rồi ngỡ ngàng, ngạc nhiên không nói thành lời: Đột ngột vầng trăng tròn.

Ta bỗng dưng tự hỏi tại sao lại là trăng tròn mà không là trăng khuyết? Một câu hỏi thật khó trả lời bởi tròn khuyết vốn là quy luật của tự nhiên. Còn trăng ở đây đã được nhân cách hóa với những suy nghĩ, tâm tư rất con người, rất đời thường vậy mà: Trăng vẫn tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình. Cái khuyết trong tâm hồn con người bỗng trở nên ngại ngùng xấu hổ trước trăng, trước sự vẹn tròn; chung thủy trước sau như một của trăng. Phải chi trăng cứ khuyết đi cho lòng người đã ân hận, đỡ hổ thẹn với trăng:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Một khoảng khắc im lặng trong hiện thực nhưng trong nội tâm con người nỗi xúc động trào dâng đến đỉnh điểm. Mọi ký ức của một thời xa xăm, một thời gian khó, gắn bó thuở nào bỗng dội về trước mặt:

Trăng! Đó là những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm hạnh phúc.

Trăng! Đó là đồng là bể, là quê hương làng xóm và những người thân yêu ruột thịt.

Trăng! Đó còn là sông là rừng, là những người đồng chí anh em.

Trăng! Đó là những vui buồn - hạnh phúc, những đắng cay ngọt bùi một thuở. Thế mà lòng người đã sớm quên mau để bây giờ chợt giật mình, chợt sực tỉnh, xót xa ân hận, để phải rưng rưng không nói thành lời.

Lại một lần nữa hình ảnh trăng được nhân hóa. Đó không phái là mặt trăng bình thường nữa. Đó là khuôn mặt của một người bạn đã từng tri kỷ với những người đang sống, đang hiển hiện trước trăng. Qua bao nhiêu biến động thăng trầm, người bạn ấy vẫn thủy chung son sất, bao dung độ lượng, nhân ái như thuở nào.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã tìm được một điểm nhìn vừa thông minh vừa sắc sảo; tinh tế mà cụ thể, chi tiết. Tại sao không phải là trăng chênh chếch; trăng xa xa hay trăng lấp ló mà lại là trăng trên đỉnh đầu để phải ngửa mặt lên nhìn mặt?

Phải chăng đó cũng là dụng ý của tác giả? Bởi trăng bao dung, độ lượng là thế. Từ diểm nhìn của nhà thơ, ánh trăng cứ lan tỏa ra mênh mông; soi rọi chiếu sáng. Một không gian mênh mông rộng lớn phủ đầy ánh trãng, ngập chìm trong ánh trăng - thứ ánh sáng ngọc ngà tinh khiết. Thời gian và không gian (trăng rọi đỉnh đầu) trong khổ thơ đã khiến ta nhận thấy nó không phải là sớm nhưng cũng chưa đến nỗi muộn để không nhận ra mọi thứ. Phải chăng nhà thơ đã đồng nhất thời gian trong hiện thực và thời gian trong tâm tưởng con người? Hình ảnh trăng ở đây đã lên đến đỉnh điểm thành công của tác giả. Nó chứa đựng một ý nghĩa thật lớn lao sâu sắc, một giá trị nhân văn to lớn. Trăng không còn là trăng của thiên nhiên; không phải là trăng ví như một con người mà nó mang ý nghĩa tượng trưng cho cả một lớp người, một thế hệ. Một thế hệ với bao cống hiến hi sinh trong những thời khắc gian khó, ác liệt; những năm tháng cam go thử thách khi đất nước lâm nguy để đến khi trở về cuộc sống đời thường - đất nước thanh bình, họ lại bình dị đến đạm bạc, không chút đòi hỏi, bon chen danh vọng. Trong số họ có những người không may mắn được trở về; có những người còn gửi lại nơi chiến trường một phần cơ thể và những di chứng chiến tranh cho thế hệ con cái; có những người được Tổ quốc quê hương biết đến song vẫn còn có những người tài sản chi là chiếc ba lô sờn vai vì trận mạc và cuộc sống của họ chỉ diễn ra âm thầm lặng lẽ bình dị như bao người bình thường khác nhưng họ vẫn sống và giữ trọn nghĩa tình với quê hương, đất nước, với những người đồng chí đồng đội của mình. Một tấm lòng cao cả, bao dung, độ lượng, một niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tình cảm của họ vẫn tròn vành vạnh, trước sau như một đâu kể cho những người vô tình, những người lãng quên.

Trăng lại trở về với chính nó; giản dị tự nhiên, mộc mạc:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Nghệ thuật láy khiến hình ảnh thơ được khắc sâu, in đậm trong tâm tưởng con người, khiến con người phải tự vấn lại lương tâm, tự suy xét lại bản thân. Hai câu cuối bài là lời kết nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc, tạo nên sức lắng cho bài thơ. Cái giật mình của tác giá hay cũng chính là điều Nguyễn Duy muốn gửi gắm, nhắn nhủ mỗi chúng ta: cuộc sống hôm nay dẫu ồn ào náo nhiệt; dẫu cho mỗi con người chi có một chút khoảnh khắc để giật mình sực tỉnh nhìn lại chính mình nhưng điều đó sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giá trị biết bao.

Lời thơ không triết lý, chau chuốt nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.

Nguồn: Net
Cảm ơn ý kiến riêng của bạn. Nhưng mình nghĩ đề không đơn thuần chỉ là phân tích vầng trăng hay ánh trăng ở đây. Mà cái ánh sáng của vầng trăng ấy có ý nghĩa gì ? Đề cũng không yêu cầu phải phân tích bài thơ, mình nghĩ bạn đã quên mất câu đầu ''Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.''
@baochau1112
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cảm ơn ý kiến riêng của bạn. Nhưng mình nghĩ đề không đơn thuần chỉ là phân tích vầng trăng hay ánh trăng ở đây. Mà cái ánh sáng của vầng trăng ấy có ý nghĩa gì ? Đề cũng không yêu cầu phải phân tích bài thơ, mình nghĩ bạn đã quên mất câu đầu ''Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.''
@baochau1112
Chị cho e gợi ý làm bài nhé ^^
- Văn học giúp con người phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm tinh tế hơn.
- Vẻ đẹp của ánh trăng qua văn học được nhân cách hóa như hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát.
- Ánh trăng đưa con người về lại với tuổi thơ, với những hồi ức mộng mơ
- Và "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, như cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỷ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.
- Ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tôn thất thời đánh Mỹ ác liệt mới có cuộc sống hoà bình ngày hôm nay.
=> Ánh trăng tạo cho con người rung cảm mãnh liệt về cái đẹp, về những kí ức bình dị, thân thuộc nhất trong quá khứ cũng như hiện tại.
 
  • Like
Reactions: Autumn Maple

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
- Văn học giúp ta trau dồi những cảm xúc của tâm hồn, giúp ta biết yêu biết thưởng thức cái đẹp hơn
- Hình ảnh trăng trong bài thơ là trăng của thời kháng chiến, hình ảnh mang biểu tượng cho kí ức thời kì đánh Mỹ tàn khốc vô độ
- Trăng còn là hình ảnh lãng mạn của bài, đầy nét bình dị, gần gũi với xung quanh
- Trăng lặng lặng soi sáng, vẫn nằm rõ trên cao như nhắc ta về 1 thời chiến tranh mà không biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy sự tự do cho tổ quốc ngày nay. Trăng cứ mãi sáng như nhắc ta không được phép quên lãng những kỉ niệm đó, vô hình răn đe ta phải nhớ mãi công sức của những người hùng yêu nước xưa
--> trăng gây cho con người những rung động trước vẻ đẹp đầy tinh tế của thiên nhiên đất trời, về những kỉ niệm buổi đánh Mỹ kham khổ, nhắc ta mãi không quên quá khứ, quên đị sự hi sinh của các anh hùng xưa. Trăng luôn mãi tồn tại cả trong quá khứ, cả ở thực tại và đến tương lai
 
  • Like
Reactions: Autumn Maple
Top Bottom