Xưa nay người ta thường chọn chủ đề tình mẫu tử để đưa vào những sáng tác của mình, riêng Nguyễn Quang Sáng, ông lại chọn đưa vào tác phẩm của mình một thứ quan hệ tình cảm thiêng liêng không kém. Đó chính là tình phụ tử, được đặt trong hoàn cảnh thử thách của chiến tranh. Qua hai nhân vật ông Sáu và bé Thu, đoạn trích Chiếc lược ngà có thể xem là một bản tình ca thiêng liêng về tình cảm cha con sâu nặng.
Trong câu chuyện cảm động và thương tâm ấy, bé Thu là một đứa bé gái bất hạnh. Chưa đầy 1 tuổi, em đã sớm phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương của cha và lớn lên bằng tình yêu thương, sự đùm bọc của mẹ. Tám năm, hình ảnh về người cha đi xa gom gọc trong bức hình chụp chung với mẹ nó, 1 hình ảnh khá mơ hồ. Thế nhưng trong lòng em vẫn ấp ủ tình yêu thương dành cho cha với nỗi nhớ mong và sự chờ đợi.
Nhưng khi ông Sáu trở về bất ngờ thì bé Thu lại đón nhận cha nó bằng sự bất ngờ và những biểu hiện của nó đã khiến những người trong cuộc lẫn ngoài cuộc đều phải băn khoăn, nghĩ ngợi.
Với những biểu hiện đầu tiên, khi vừa thoáng thấy 2 người đàn ông lạ xuất hiện trước cửa nhà mình, bé Thu đã hốt hoảng kêu thét lên. Điều này cũng đễ hiểu và có thể cảm thông bởi sự việc xảy ra quá đỗi đột ngột và bé Thu hãy là một đứa bé gái. Dù vậy, những ngày sau đó, trong quan hệ cư xử với ông Sáu, bé Thu vẫn không để lộ chút nào tình cảm của một người con dành cho người cha đi xa trở về. Em dè dặt trong từng lời nói; em kiên quyết không gọi ông Sáu là ba, không mời ông ăn cơm đúng phép lịch sự, không nhờ ông Sáu chắt nước cơm hộ dù việc đó là quá sức đối với mình; em cũng không nhận sự wan tâm , yêu thương của ông Sáu, hất hẳng cái trứng cá to vàng khi ông Sáu gắp cho trong bữa cơm gia đình và, quyết liệt dứt khoát, em về bên nhà ngoại ở luôn bên đó trong đêm cuối trước ngày ông Sáu lên đường.
Bé Thu không những tím cách xa lánh ông Sáu mà còn tỏ rõ thái độ yêu ghết rạch ròi. Hành động của em đã khiến người mẹ tức giận, người cha đau buồn và ông Ba, người kể chuyện, rất đỗi bất bình. Bé Thu ngang ngạnh và ương bướng wá!
Sáng hôm sau, ông Sáu chuẩn bị lên đường. Mọi việc tưởng chừng như kết thúc nhưng một sự việc bất ngờ lại xảy ra đúng vào thời điểm ấy : bé Thu nhận ông Sáu là cha trong những giây fút cuối cùng của cuộc gặp gỡ dáng nhớ ấy. Và Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất thành công trong việc miêu tả những chi tiết bên ngoài đề làm rõ nội tâm của nhân vật.
Sau 1 đêm ở bên nhà ngoại, nó trở về với vẻ mặt có j` hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu. Và tiếng ba mà ông Sáu chờ đợi suốt mấy ngày qua vụt bật ra từng lồng ngực, từ trái tim nhỏ bé của nó. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người. Và nó, với tất cả khả năng có thể, thực hiện 1 hành động đầy ý nghĩa thiêng liêng này: 2 tay siết cổ, 2 chân câu chặt, rối rít, tức tửi, nó muốn giữ ba nó lại – đến đạy, mọi khúc mắc đã được tháo gỡ: thì ra là vết thẹo dể sợ trên khuôn mặt của ông Sáu, vết thẹo khiến khuôn mặt người cha thân yêu của nó không còn lành lặn, nguyên vẹn như trong bức ảnh. Vết thẹo vô tình trở thành bức tường vô hình ngăn cách tình cảm cha con nó trong suốt mấy ngày qua. Giờ đây, được ôm cha vào lòng, nó hôn cùng khắp trên khuôn mặt cha nó, hôn cả vết thẹo dài bên má. Mấu chốt bật ra tạo trong lòng người đọc những cảm xúc sâu xa, thắm thía. Còn bé Thu, khi biết mình không thể giữ cha ở lại, đã miễn cưỡng rời khỏi tay cha, từ từ tuột xuống với lời dặn dò hết sức trong sáng và ngây thơ: “ Ba về! Ba mua cho con 1 cây lược nha ba!”. Câu nói ấy của bé Thu đã trở thành mối bận tâm của ông Sáu trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời.
Còn về phương diện ông Sáu, với tình thương con thiêng liêng, mãnh liệt, đã phải chịu bao thiệt thòi, mất mát. Vì hoàn cảnh chiến tranh, ông tham gia kháng chiến, rời xa gia đình, xa đứa con thân yêu khi nó chưa đầy 1 tuổi. Dó là dấu hiệu đầu tiên của sự thiệt thòi, ông Sáu đã hi sinh cả một đời tuổi trẻ với niềm hạnh fúc riêng mình chỉ vì cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Gần 8 năm sống cảnh xa con, ông không nguôi thương nhớ về con, mong mỏi, hi vọng dc gặp con trong những lần bà Sáu đến thăm, nhưng hoàn cảnh chiến tranh đã không cho fép bà Sáu làm như vậy. Cũng như bé Thu, ngần ấy năm, mỗi lần nhớ cin ông chỉ bít ngắm con wa bức ảnh chụp. Thế rồi, được trở về sau 8 năm đi xa, quả đó là niềm vui, niềm hạnh fúc lớn đối với ông, với cả gia đình. Những tưởng sẽ dc đón tiếp bằng sự vui mừng của con gái, thế nhưng, ngay khi vừa đặt chân lên bờ đất fía trứơc nhà, ông Sáu đã hụt hẫng, thất vọng. “Nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thưong và 2 tay buông thõng xuống như bị gãy”. Ba ngày liên tiếp ở lại nhà là 3 ngày ông sống trong sự chờ đợi, hi vọng và đau khổ. Ông cố gần gũi, con càng xa lánh; ông cố tỏ ra yêu thương, bé Thu cự tuyệt, dứt khoát. Ông thèm khát dc nghe con gọi 1 tiếng ba nhưng nó chằng bao giờ chịu gọi, chỉ nói trống không. Bức xúc, không kiềm chế dc mình, ông đã đánh con 1 kái rõ đau và hành động này khiến ông nhớ mãi cho đến ngày buông xuôi, nhắm mắt. Ngày trở về của ông Sáu không còn mang ý nghĩa của niềm vui và hạnh fúc mà là những ngày trong lòng ông mang 1 tâm trạng nặng nề của 1 kẻ làm cha mà không hiểu đc suy nghĩ, tâm trạnh của con mình.
Trong những giờ fút sau cùng, khi mà niềm hi vọng trong ông không còn nữa thì cũng là lúc mà bé Thu cất tiếng gọi ba, tiếng gọi yêu thương mà ông đã chờ đợi bấy lâu. Hạnh fúc ngập tràn dù chỉ trong 1 khoảnh khắc. Niềm sung sướng khiến người chiến sĩ già dặn fong sương ấy không kiềm chế dc nổi xúc động. “Một tay ôm con, một tay ông rút khăn lau nước mắt”. Tội nghiệp cho ông Sáu, hạnh fúc đến và không mang ý nghĩa trọn vẹn đối với ông. Thời tuổi trẻ đã chẳng đc sống gần con. Nơi chiến trường ông đã hi sinh 1 fần xương máu và chính sự hi sinh đó đã để lại cho ông 1 vết sẹo, khiến ông không đc hưởng niềm hạnh fúc trọn vẹn mà đáng ra, một người cha như ông có quyền đc hưởng. Và ông cũng không biết đc rằng, trong cuộc đời làm cha của mình, đó là lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng ông đc ôm con vào lòng.
Và ông Sáu đã làm tất cả những j` có thể để cho con, để jữ lời hứa với con trước lúc ra đi. Ở chiến trường miền Đông, người cha đau khổ ấy đã dốc hết tâm lực để làm chiếc lược ngà voi tặng con. Từ khúc nàg voi để trở thành 1 cây lược wả là ko đơn jản chút nào. Từ thái độ vui mừng của ông khi nhặt đc khúc ngà voi vào 1 buổi chiều mưa – thái độ của 1 đứa trẻ đc wà, đến việc ông dốc lòng mài 1 vỏ đạn 20 li thành 1 chiếc cưa để xử lí khúc ngà ấy – 1 cây cưa không chuyên dành cho người thợ không chuyên. Từ chiếc cưa ấy ông đã gọt dũa thành 1 chiếc lược, tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc. Không chỉ thế, ông còn khắc lên thân lược 1 hàng chữ gói ghém trong đó là tất cả tình thương nhớ ông dành cho bé Thu. Và thỉnh thoảng, lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược từ trong túi áo chải lên mái tóc của mình, như để nó thêm bóng, thêm mượt bởi thấm đẫm những giọt mồ hôi của cha. Những tưởng mọi chuyện đến đây chỉ còn chờ ông Sáu mang cây lược về cho con, trở về đoàn tụ với gia đình mà ông hằng mong nhớ, nhưng câu chuyện vốn được Nguyễn Quang Sáng xây dựng bằng những tình tiết bất ngờ, bởi cuộc sống vốn chứa đựng những điều bất ngờ như thế. Giá như hôm ấy không có trận càn của giặc Mĩ. Giá như viên đạn không cắm sâu vào lòng ngực ông Sáu. Nếu không có chi tiết này, câu chuyện chiếc lược ngà mãi mãi chỉ là câu chuyện cảm động về tính fụ tử chứ chẳng phải là một câu chuyện thương tâm thế này. Chiếc lược chằng thể trao tận tay con gái. Ông Sáu đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường miền Đông. Trước lúc nhắm mắt, ông từ từ, ân cần rút từ trong túi áo ra chiếc lược đưa cho người đồng đội với ánh mắt gửi gắm.
“Chiếc lược ngà”- tựa đề khi mà mới nghe tên người ta đã nghĩ đến một đồ vật vô tri,vô giác. Nhưng câu chuyện về chiếc lược ngà thì lại là một câu chuyện thương tâm. Qua câu chuyện, chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa của những từ “chiến tranh” –“mất mát”-“hi sinh”. Đó đã là hiện thực một thời gian dài trên đất nước ta. Và thật đáng thương cho số phận của những đứa bé như nhân vật bé Thu trong truyện, số phận đã chẳng cho chúng được hưởng cái niềm hạnh phúc về tình phụ tử mà những đứa bé ở một đất nước hòa bình nào cũng có quyền được hưởng. Câu chuyện đã kết thúc với hạnh phúc chẳng trọn vẹn cho cha con ông Sáu và bé Thu, tình cảm ấy mãi theo ông Sáu nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường miền Đông và theo mãi bé Thu trên suốt chặng đường sau này, khi Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm…