Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp một, lần đầu tiên nghe lời Bác dạy: “Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc nám cháu được hay không, một phần lớn chính ờ cóng học tập của các cháu", trong lòng tôi đã sáng lên một niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tôi cũng băn khoăn câu hỏi. "Năm châu như thế nào nhi? Nước Việt Nam mình có lớn bằng năm châu không? Lớn dần lên, tôi vẫn luôn tìm kiểm những giải đáp cho câu hỏi của minh, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Nước Việt Nam ta thực tế không nhỏ. Diện tích đứng thứ 65 trên thế giới – Việt Nam lợi thế hơn cả trăm dân tộc khác. Ta có thể đễ dáng nhìn thấy dáng hình Tổ quốc đầy kiêu hãnh trên bản đồ thế giới. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc, Mĩ, Nga, và hơn 60 nước kia, nhưng sự thực về địa lí, chúng ta không hề quá nhỏ bé.
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cả thế giới biết đến Việt Nam như một biếu tượng của tinh thần đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt Nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa – một nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã ba lần đánh đuôi quân xâm lược Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Trong Đại cáo bình Ngó của Nguyễn Trãi cũng đã khang định: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiên đã lâu / Núi sống bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác / Từ Triệu. Đinh. Lý, Trần bao đài xấy nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương’’. Vậy chẳng phải về lịch sử dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với một Trung Hoa rộng lớn hay sao? Và thế kỉ XX, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh chổng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, tự do, tuyên bổ với năm châu một Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cả thế giới biết tới Việt Nam – lượng đài bất tử về một dân tộc anh hùng – một dân tộc chưa lớn bằng một bang của Mĩ – nhưng đã đánh bại đế quốc mạnh sổ một thế giới, cả về kinh tế lẫn quân đội. Một Việt Nam với bề dày lịch sử hào hùng như vậy sao có thế là nhỏ được.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết về dân tộc mình đấy tự hào: “Nước Nam ta nổi tiếng là vân hiến…”, “vạn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực, Việt Nam ta có một kho tàng văn hoắ dân tộc đặc sắc, một nền văn hiến lâu đời. Chúng ta cũng có nhiêu dí sản văn hoá vậtthế và phi vật thế được xếp hạng thế giới. Bao thế hệ Việt Nam đã gìn giữ và phát huy được những truyên thông quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn,…. Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên một Việt Nam lớn về văn hoá, văn hiến.
Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiêu tài nguyên, rất nhiều thuận lợi tự nhiên. Đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, tiêm năng con người của Việt Nam ta thục sự không nhỏ. Tố chất trí tuệ người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử. Tất cả tiềm lực chúng ta có đều nói lên rằng, Việt Nam không hề nhỏ bé.
Thế nhưng hiện nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong khu vực thì sao?
So với nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước trong khu vục, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP, tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị… Ta chưa làm chủ được công nghệ mà vẫn phải nhập của nước ngoài, rồi thậm chí phải thuê chuyên gia nước khác về vận hành. Ta đi sau các nước bạn cả về kinh tế, về chỉ số con người,… trong khi tiềm lực ta lớn. Chúng ta vẫn là một nước lạc hậu so với thế giới bên ngoài tiên tiến, hiện đại, không ngừng phát triển từng giờ. Tại sao một nước Việt Nam không nhỏ như chúng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore – một quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn thành phó Hồ Chí Minh?
Một lí đo có thể thấy ngay là vì chiến tranh. Chiến tranh để lại những mất mát rất nặng nề, những tàn phá về vật chất, những di chứng cho con người, mà chúng ta đã, đang và sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa mói có thể khắc phục hết. Thế nhưng không vì thế mà ta lấy chiến tranh làm lá chắn, tránh né nhìn thẳng vào sự thật rằng chính yếu tố con người mới là lí do chủ yếu. Hãy nhớ đến Nhật Bản – một nước châu Á – đang đứng nhất nhì thế giới về kinh tế, đã vươn lên từ một đống đổ nát của chiến tranh. Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ nằm mãi ở nhóm nước đang phát triển mà đôi khi còn bị nhắc đến với cái tên “thế giới thứ ba”?
“Chúng ta cần có dũng khí để bước vào cuộc chiến tranh nhưng cũng cần dũng khí để bước ra khỏi cuộc chiến tranh”. Từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xấy dựng đất nước. Thế nhưng công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn còn chưa triệt đề và hiệu quả. Ta chưa phát huy được trí tuệ – tiềm năng chất xám của con người. Một phần bởi nền giáo dục của chúng ta còn nặng về lí thuyết, còn nặng về biểu duơng, ca ngợi, còn nhắc quá nhiều đến thành công, nặng về thành tích. Những khả năng trí tuệ chưa được phát huy hết mức cho mục đích thực tế. Một phần bởi chúng ta còn chưa dám nhìn thẳng vào những nhược điểm hiện tại của mình như dễ thoả mãn, có tinh thần hưởng thụ, trì trệ, thiếu tầm tư duy dài hạn, thiếu chủ động, còn mắc bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu trách nhiệm cá nhân và tác phong công nghiệp… Thực tế là, nhiều truyền thống quý báu của dân tộc đang có nguy cơ mai một, chính nó khiến Việt Nam dường như nhỏ bé dần theo thời cuộc. Một phần cũng bởi chúng ta chưa có một sách lược cho hành trình buớc vào thời đại mới – thời đại hội nhập, chưa sẵn sàng đổi mới tư duy, hoàn thiện bản thân và hết mình học hỏi.
Quá khứ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, the nhưng chúng ta không thể sống mãi với quá khứ được. Thế giới thay đổi từng ngày, muốn không lạc hậu ta phải theo kịp thời gian học lấy những bài học từ quá khứ và đối mặt với thực tại, hướng tới tương lai với nỗ lục hết mình. Nước Việt Nam ta không hề nhỏ. Thế nhưng vị thế của chúng ta đang nhỏ, một phần rất lớn bởi tâm thế chúng ta nhỏ, bải chúng ta chua lớn trong khát vọng “là một Việt Nam lớn”.
Cho nên, truớc hết, để nước ta không nhỏ, cần đánh thức ý thức dân tộc, để niềm tự hào và ý thúc trách nhiệm lớn dần lên trong lòng mỗi người. Chúng ta cần tăng cuờng giao lưu học hỏi với các nước khác, xấy dựng một chiến lược toàn diện để phát triển giáo dục, phát khiển khoa học công nghệ, khắc phục hiện tuợng chảy máu chất xám, tính bảo thủ, thiếu tư duy toàn diện hay sức ì lớn trong tiếp thu khoa học tiên tiến… Ta cũng cần chú trọng nhiều đến sách luợc gìn giữ, bảo vệ và phát huy những truyền thống, giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, để không còn cảnh đạo đúc đi xuống nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ những người dân Việt, và cũng cần đua ra những chính sách động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm – những yếu tố tiên quyết trong kỉ nguyên công nghệ.
Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ, câu trả lời cuối cùng chính là ở thế hệ thanh niên chúng ta. Vậy nên, chúng ta, tuổi trẻ của đất nước, hãy ra sức học tập, trau dồi hiểu biết, tích cực tìm tòỉ, sáng tạo, học hỏi từ bạn bè quốc tế. Hãy sống xứng đáng với người đi trước, những thế hệ đã cống hiến và hi sinh cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Việt Nam ta vốn không nhỏ, và khi chúng ta phấn đấu hết mình để nó thực sự không nhỏ, cũng chính là chúng ta đang lớn lên. Mỗi bạn trẻ đều là một phần của đất nước. So với châu Âu hay nhiêu nước phát triên, Việt Nam có lợi thế vô cùng to lớn là sức trẻ. Sự bứt phá chính là ở thanh niên. Hãy mang khát vọng lớn vì một Việt Nam lớn.
Lời dạy của Bác Hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhớ tôi ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”. Tôi nghĩ, có lẽ không chỉ tôi mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động VÌ câu trả lời: Việt Nam ta không nhỏ.
Nguồn GG