[Văn 9]Tiếng việt

C

cottoncandy98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn giúp mình với
Vận dụng kiến thức về một số phép tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật trong 2 câu thơ sau:
" giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiên sầu"
( Vũ Đình Liên- Ông Đồ)

Chú ý: Tiêu đề
[ Môn+ Khối ] Nội dung
Đã sửa
Thân
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

Bạn tham khảo nhé:
- Phép tu từ được sử dụng ở đây là phép nhân hoá
- Phân tích: đây là đoạn nói về thời tàn tạ của ông đồ. Phép nhân hoá dùng trong 2 câu trên gợi cho ta thấy nỗi buồn dường như đã lan toả sang cả những vật vô tri vô giác. Không được sử dụng, chúng nằm đấy, cảm thấy bẽ bàng vì sự vô duyên của mình. Đến nỗi, giấy thì không thắm lên được, mực thì đọng lại biết bao nỗi buồn tủi
 
C

cherrynguyen_298

Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa: Buồn – Sầu

Cái hay của hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm- mực đọng trong nghiên sầu” là khi mới đọc qua ta ngỡ đó là những câu thơ tả cảnh nhưng thực ra câu thơ đã mượn đồ vật để bộc lộ tâm trạng con người( tả cảnh ngụ tình). Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tình cảm của ông lúc bấy giờ và tâm trạng sâù buồn của một lớp người đang tàn tạ và bị lãng quên. Những tờ giấy đỏ bầy ra không còn ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông động vào, nỗi buồn tủi sầu não như đã thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Hay nói một cách khác nỗi buồn, nỗi tủi từ lòng ông đồ làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu, giấy đỏ nhạt nhòa buồn ko thắm.
 
Top Bottom