Văn [Văn 9] Tiếng Việt - Ôn tập

S

smile_a2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối bài "Ánh trăng"
2) Viết 2 đoạn văn dẫn câu văn sau bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
 
P

phutuann

1) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối bài "Ánh trăng"

Tác giả đã sử dụng biện pháp biểu đạt: biểu cảm và tự sự, dùng để bộc lộ hết cảm xúc của bài thơ gây nhiều xúc động cho người đọc. Nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói rằng: phải thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình. Khổ thơ cuối cùng này mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.
 
P

phutuann

2) Viết 2 đoạn văn dẫn câu văn sau bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"

*Dẫn trực tiếp: Ông Hai nghĩ:"Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"

*Dẫn gián tiếp: Ông Hai nghĩ rằng làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
 
L

leemin_28

Kết thúc bài thơ hình ảnh trăng lại mang đến cho người đọc một cảm xúc thật lạ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”​
Trăng “ tròn vành vạnh” tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, cho sự tròn đầy, thủy chung của quá khứ và cả dự bao dung của cuộc đời, đất nước. Lòng người thay đổi nhưng trăng chẳng đổi thay. Thế rồi trăng lại “im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa thể hiện sự nghiêm khắc khiến cho con người phải “giật mình”. “Giật mình vì nhận ra sự vô tình của bản thân, “giật mình” là để thức tỉnh lương tri, để tự đấu tranh, tìm về những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Cái “ giật mình” đó đáng trân trọng biết bao!

Nguồn Sưu Tầm
 
Top Bottom