[Văn 9] Thuyết minh

Y

yunjae_luv4ever

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúc mừng năm mới!!!:)

Đây là bài tập Tết của mình, nghĩ mãi cũng không biết viết thế nào, nhờ mọi người chỉ giáo vậy: '' Em hãy thuyết minh về các tác phẩm văn học trong giai đoạn chống Pháp và chống Mĩ mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 ''

Cô giáo mình yêu cầu kể cả những văn bản chưa học thì cũng đưa vào. Rất mong mọi người giúp đỡ^^

huck said:
Chú ý tiêu đề: [Văn 9]+Tiêu đề.
Thấn~
 
Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu

- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:

+ Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương

“nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.

+ Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

- Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:

+ Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương.

+ Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn

- Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối).

+ Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người

lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng

như treo trên mũi súng.

+ Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ

đó sẽ là ý nghĩa cao đẹo của sự nghiệp người lính.

 Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.

- Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ

đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.

 Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến

sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Nội dung:

- Hiện thực khốc liệt thời kỳ chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại

dấu tích trên những chiếc xe không kính.


- Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất.

 Nghệ thuật:

- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.

- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang

tàng, trẻ trung, tinh nghịch.

 Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên

ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược.


Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.


 Nội dung:

- Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng

và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu , của người dân Việt

Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả:

+ Nỗi đau đớn, bẽ bàng :”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước
mắt ông lão giàn ra”.

+ Dáng vẻ, cử chỉ,điệu bộ ( cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch...)

+ Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chguyện với đứa con út...

- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:

+ Ông hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên , chia quà cho các con.

+ Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.

- Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

 Nghệ thuật:

- Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính người đang đi tản cư từ phía
làng Chợ Dầu lên nói ra.

- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại)

 Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .



 Thuyết minh về tác phẩm văn học.
• MB: Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
• TB:
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
- Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm:
+ Đặc điểm nội dung.
+ Đặc điểm hình thức nghệ thuật.

• KB: Tác dụng của tác phẩm đối với cuộc sống.
 
H

huck

Tham khảo nha^^~

*Lặng lẽ Sa Pa:
-Nội dung:
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
-Về nghệ thuật:
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể chuyện tư nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

*Chiếc lược ngà:
+Về nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
Chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe: Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan, vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình.
Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.
Xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lý.
Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý, xây dựng tình cách nhân vật.
+Về nội dung
Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.

*Ánh trăng:
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngâm Kiều Nguyệt Nga tha thiết, khi thì thầm lặng suy tư.
- Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống mang chiều sâu tư tưởng triết lý; tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên tràn đầy bất diệt.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.

 
Top Bottom