[văn 9] Thuyết minh cây sơ ri.

N

nhungpro_196

Mình chưa bao giờ nghe đến cây này nên mình cũng không biết rõ lắm. Đây là tư liêu mình tìm được trên google, bạn tham khảo thử nhé!

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam, xơ ri vuông (danh pháp khoa học: Malpighia glabra L.), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (chi Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột.

Trồng và sử dụng

Hoa và quả còn xanhQuả của nó ăn được và được tiêu thụ rộng rãi trong khu vực nguồn gốc của nó, tại các khu vực này nó được trồng rất nhiều do chứa hàm lượng vitamin C cao.

Trong thập niên 1950, một công ty sản xuất thực phẩm trẻ em cho rằng đối với trẻ em thì nước táo dễ chịu hơn so với nước cam. Công ty cũng cho rằng việc cho thêm chỉ một giọt nước sơ ri vào 230 ml nước táo sẽ cung cấp lượng vitamin C ngang với lượng tương đương nước cam.

Tại Puerto Rico, sơ ri được coi trọng đến mức ngành hải quan đã áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đáng kể để ngăn chặn việc xuất khẩu cây sơ ri.

I. SAU THU HOẠCH:

-Sau đợt thu hoạch rộ cuối cùng, bón phân: khoảng 140 g Urê + 800 g Super lân + 35 g KCl / cây 4 tuổi và tưới nước tan phân.

-Cắt tỉa cành đâm sâu vào trong tán, cành sâu bệnh và phát đọt không cho cây cao thêm khi cây cao 2-2,2 m.

-Phun thuốc trừ sâu bệnh + DƯỠNG LÁ (35ml/8 lít, định kỳ 10 ngày 1 lần) để dưỡng cây (thường dưỡng1,5-2 tháng/năm).

II. XỬ LÝ RA HOA:

1. Ra hoa chính vụ:

Cây sơ ri thường ra hoa rộ vào đầu mùa mưa, để cây trổ hoa tốt nhà vườn hỗ trợ như sau:

Khi vừa có mưa đầu mùa: pha 35 ml RA HOA C.A.T (2 nắp lưng) + 15 g F.Bo / 8 lít phun sương đều tán cây và trong thân giúp cây ra hoa đồng loạt. Phun 2 lần, cách nhau 5-7 ngày.

2. Điều khiển ra hoa trái vụ: Có 2 cách như sau:

a. Làm ra hoa sớm vụ:

Vào tháng 4, trước đầu mùa mưa thường kỳ khoảng 15 ngày, tưới nước đẫm cho cây. Đồng thời, pha 35 ml RA HOA C.A.T + 15 g F.Bo / 8 lít phun sương đều tán cây và trong thân giúp cây ra hoa đồng loạt. Phun 2 lần, cách nhau 5-7 ngày, cây sẽ ra hoa sớm hơn vụ thuận nữa tháng.

b. Làm ra hoa trễ vụ:

Khi cây ra hoa rộ đầu mùa mưa, làm cho hoa rụng bằng cách: dùng cây chà quơ cho rụng hoa hoặc phun Urê thẳng lên hoa trên cây (liều lượng là 160 g Ure trong bình 8 lít).
Sau khi hoa rụng xong, bón cho cây 1 đợt phân. Rồi phun thuốc giúp cây ra hoa đồng loạt trễ vụ: pha 35 ml RA HOA C.A.T + 15 g F.Bo / 8 lít phun sương đều tán cây và trong thân 2 lần, 5-7 ngày/ lần => cây sẽ ra hoa trễ không trùng với chính vụ.

III. TĂNG ĐẬU TRÁI:

Pha 35 ml Đậu trái C.A.T / 8 lít phun sương đều hoa và tán cây mỗi khi hoa sắp nở rộ của từng đợt hoa. Chú ý: Khi hoa đang nở rộ hạn chế phun thuốc để bảo vệ côn trùng thụ phấn.

IV. NUÔI TRÁI:

1. Bón phân: Lượng phân trung bình bón cho cây sơ ri theo các nhà kỹ thuật khuyến cáo là:

-Cây 4 tuổi: 1400 g Urê + 800 g Super lân + 350 g KCl.

-Cây 6 tuổi: 2000 g Urê + 1200 g Super lân + 500 g KCl.

-Cây 8 tuổi trở lên: 2200 g Urê + 1400 g Super lân + 550 g KCl.

Nên bón phân kết hợp với xới xáo xung quanh gốc. Super lân thì có thể bón 1 lần vào đầu mùa mưa, còn Urê và KCl thì chia ra làm 5 đợt theo 5 đợt hoa. Mỗi đợt chia làm 2 lần bón:

Lần 1: khi cây vừa đậu trái xong.

Lần 2: sau khi thu hoạch rộ mỗi đợt.

2. Phun trên lá:

-Pha 35 ml DƯỠNG TRÁI / 8 lít (định kỳ 15 ngày/1 lần ), phun sương đều tán cây để giúp trái to, nặng và chín có màu đỏ đẹp.

-Có thể kết hợp pha chung với thuốc trừ rệp hay trừ sâu đục thân như: Suppracide,Pyrinex.

3. Tưới nước:

-Trong mùa khô nếu có tưới nước, có thể thu hoạch thêm 1-4 vụ, tuỳ theo khả năng của cây. Tuy nhiên cần cho cây nghỉ, không ra hoa-đậu trái khoảng 1,5 – 2 tháng trong 1 năm để dưỡng sức cho cây.
 
C

connhagiau_ht

HatGiongTamHon.Info ) - Sáng nay thức dậy 1 cách uể oải trong cái dư vị còn sót lại của ngày hôm qua. Mùi hương thoang thoảng của các loại hoa hình như vẫn còn nồng nàn, phảng phất đâu đây. Dễ chịu lạ!

Bước ra sân trong cái không khí man mát, nhẹ nhàng làm tâm hồn cảm thấy vô cùng sảng khoái. Đã lâu, rất lâu rồi mình mới lại làm công việc quen thuộc này. Ngửa cổ lên trời hít 1 hơi thật sâu, thật đầy và cố gắng thở ra 1 cách nhẹ nhàng nhất. Lúc cúi xuống để làm nhiệm vụ cao cả mắt bỗng dưng dừng lại trên đầu ngọn cây sơ-ri thân thuộc. Đã lâu lắm rồi mới lại nhìn thấy hình ảnh của ngày xưa ấy...]

Cây sơ-ri này được ba mẹ đem về trồng lúc mới xây nhà (đến nay chắc đã được 17 năm rồi). Lúc mới trồng nó chỉ bé bằng cây ớt mà thôi. Và với tâm trí non nớt của mình lúc bấy giờ nó chưa bao giờ được liệt vào danh sách những "phương tiện" để làm đồ chơi hay "nhóm thực vật" cần đưa vào "sách đỏ gia đình". Những năm tháng đầu tiên của nó ở trong vườn trôi qua thật tẻ nhạt...
Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào năm thứ 2 khi "anh chàng" sơri trổ mã vươn những cành, nhánh dài khắp cả sân. Ba mình đóng những cái cây gỗ hình chữ T chống xung quanh để đỡ lấy những cành tuôn dài xuống đất, mặt khác mẹ dùng kéo cắt gọn những cành lòa xòa như người ta đưa tông - đơ hớt tóc thành những đường ngay ngắn. Cây sơ-ri trở nên "bảnh bao" đến không ngờ. Và cũng lúc ấy, những đứa trẻ (trong đó có mình) nhận ra rằng, dưới những tán lá là những trò chơi thật tuyệt diệu, thật hấp dẫn. Từ đó mình có thêm 1 người bạn thật thú vị!!!
Mình không thích ăn sơ-ri. Bây giờ là như vậy, không thích ăn 1 thứ quả chua chua và nhất là phải vừa ăn, vừa nhả hột liên tục. Nhưng đó là chuyện của bây giờ. Còn mình ngày ấy thì ngược lại, mỗi lần nhìn cây sơ-ri ra hoa là khấp khởi mừng thầm mong chờ từng ngày một đến khi kết quả...


Hoa sơ-ri có 5 cánh như 5 chiếc quạt nhỏ gắn vào đài hoa. Cánh có màu hồng nhạt, viền ngoài màu trắng như người ta gắn ren vào cổ áo. Hoa sơ-ri có quanh năm, nhiều nhất là vào mùa xuân. Lúc cao trào cánh hoa rụng phủ kín cả mặt sân nhìn như những hạt tuyết hồng li ti rất vui mắt. Sau khi ra hoa cây bắt đầu kết trái. Lúc đầu trái có màu xanh, nhỏ. Sau đó lớn dần bằng hột nhãn thì dừng lại đồng thời vỏ cũng chuyển sang màu đỏ, nhẵn bóng báo hiệu rằng đã chín... Lúc này đánh chén được rồi!


Quả sơ-ri thường có 3 khía. Người nào từ tốn thì chấm muối ớt ăn từng khía một. Còn mình chẳng cần rườm rà, cứ ngửa cổ tung một trái lên rồi há miệng cho nó rơi tọt vào sau đó phun liền 1 lúc 3 cái hột ra ngoài (và cả cái cuống nữa nếu như ban đầu lười gỡ cuống). Trái sơ-ri có vị chua chua, chín đỏ sẽ hơi ngọt nếu ăn xong chưa muốn nhả hột ngậm lại 1 lát sẽ có vị hơi chát, thanh thanh rất thú vị. nếu có dịp mọi người đến nhà mình sẽ mời ăn thử ...1 trái

Hơn mười năm đầu sau khi trồng sơ-ri luôn ra trái đều đặn nhưng đến năm thứ 12 hay 13 gì đó nó bỗng chựng lại và hầu như không kết quả. Toàn thân cây tróc gần hết vỏ giống như người ta bị bong vảy nến, lá vàng, khô và rụng gần hết. Khắp cây kiến kéo đến làm tổ đàn đàn lũ lũ như đám kền kền đang xâu xé miếng mồi. Hoa sơ-ri vẫn tiếp tục trổ đầy cành nhưng yếu ớt và mỏng manh. Có những lần, chỉ sau 1 trận mưa đêm, sáng ra mặt sân ẩm ướt đầy những đốm hồng li ti còn trên cây cành lá trơ trụi đến thảm hại. Thời gian này mình đi học cả ngày nên cũng chẳng có tâm trí để nhìn đến nó bỏ mặc cái cây cố đơn, trơ trụi suốt mấy năm trời...


Cứ tưởng nó sẽ như vậy héo hon dần rồi chết. Nhưng dạo gần đây sơ-ri bỗng vươn lên mạnh mẽ. Có lẽ nó đang hồi xuân sau sự ra đi bình lặng của người bạn là cây xoài bên cạnh. Cây xoài bị sâu đục hết thân, ba mình phải cưa đi và trồng thay vào đó là 1 cây khế để làm bạn với cây sơ-ri. Chắc hợp tính nên cả 2 cây đều phát triển khá tốt. Và 1 lần nữa, sau nhiều năm, hoa sơ-ri lại nở hồng những đốm li ti. Cây sơ-ri vươn mình mạnh mẽ như 1 chàng trai khỏe mạnh, hương hoa quyện với hương gió và hơi ẩm nồng nàn, thân quen. Kí ức đẹp đẽ đang trở lại một cách ấn tượng..
Cuộc sống của cây cỏ cũng giống như con người. Phải trải qua những gian khó, đau khổ mới có được những giây phút thanh thản, an nhàn. Nếu có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn thì mới xứng đáng có được hạnh phúc, phải không?
 
C

connhagiau_ht

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam, xơ ri vuông (danh pháp khoa học: Malpighia glabra L.), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (chi Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột.
 
C

connhagiau_ht

Khi George Washington khoảng sáu tuổi, cậu có được một chiếc rìu rất sắc bén. Như hầu hết mọi đứa trẻ khác cậu rất thích nó. Cậu dự định sẽ chặt hết thảy mọi thứ mà cậu gặp.



Một ngày nọ, cậu đi lang thang trong vườn và lấy làm thích thú vì cậu đã chặt mất cây đậu Hà Lan của mẹ. Thấy một cây sơri còn nhỏ giống Anh quốc, cậu thử dùng lưỡi rìu chặt cành cây và cạo vỏ cây để thử độ bén của chiếc rìu nhỏ.

Một thời gian sau, cha cậu phát hiện được chuyện gì đã xảy ra với cây sơri yêu quý của ông, cây sơri nhỏ bé đã chết. Ông đi vào nhà vô cùng giận dữ, hỏi gặng xem ai đã làm chuyện đó. Không ai có thể nói cho ông biết bất cứ điều gì về chuyện đó.

Lúc ấy, cậu bé George cũng vừa đi vào phòng.

“George này,” cha cậu nói, “Con có biết ai đã chặt mất cây sơri còn nhỏ ở đằng kia không. Cha đã phải tốn mất năm đồng để mua cái cây đó”.

George thật khó mà trả lời. Sau một thoáng phân vân, cậu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và ... òa khóc:

“Cha ơi, con không thể nói dối. Cha biết là con không thể nói dối mà. Chính con đã chặt cây sơri bằng chiếc rìu nhỏ của con”.

Cơn giận dữ của người cha tan biến hết, ông dịu dàng ôm cậu bé vào lòng và nói:

“Con trai của ta, chính sự sợ hãi của con khi con thú nhận với ta đã là sự thật đáng giá hơn hàng ngàn cái cây khác. Đúng đấy con trai ạ, dù những cái cây đó có nở ra những bông hoa quý giá như bạc và những chiếc lá quý như những miếng vàng nguyên chất nhất cũng không quý bằng sự dũng cảm biết nhận ra lỗi lầm của mình”.
 
C

connhagiau_ht

Những năm gần đây, có thêm một loại cây được bà con nông dân ở Gò Công chọn làm cây trồng chính bởi giá trị kinh tế khá đặc biệt của nó. Đó là cây sơ ri.







Cây sơ ri được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Gò Công, thị xã Gò Công và Gò Công Tây, tổng diện tích lên đến gần 800 hecta, trong đó, Gò Công Đông có diện tích trồng nhiều nhất với 585 hecta.



Cây sơ ri có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như : malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry… Đối với bà con nông dân, việc chiết cành, nhân giống cây sơ ri cũng đơn giản như nhiều loại cây khác, tức là chọn những cây khỏe mạnh, lá dầy, cho trái tốt, rồi lựa cành, bó chiết cho đến khi cành đâm rễ non thì cắt đem trồng ngay mà khỏi cần bầu như những cây khác.



Thật đơn giản! Tuy nhiên, trái sơ ri Gò Công lớn hơn những nơi khác không đơn giản chỉ nhờ sự chăm sóc của nhà vườn theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, mà chủ yếu còn nhờ thổ nhưỡng vùng này rất thích hợp với cây sơ ri.







Cho đến nay chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác thời điểm cây sơ ri được trồng ở Gò Công. Nhưng có lẽ cây sơ ri có mặt ở vùng đất này đã khá lâu. Lúc đầu, sơ ri được trồng như một loại cây kiểng, bởi khi chín trái sơ ri có màu rất đẹp. Một số nơi trồng tập trung, hái trái bán như những loại cây trái thông thường khác. Về sau, người Gò Công phát hiện cây sơ ri thích hợp đất này nên phát triển tốt, trái lớn, nhiều nước. Có hai loại sơ ri. Một loại có nhiều vị chua, thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Loại kia vị ngọt, dành cho thị trường ăn tươi. Quả sơ ri khi chín mọng có màu đỏ cam hoặc đỏ sậm rất đẹp, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều món như : mứt sơ ri, rượu sơ ri, cocktail, nước ép sơ ri v.v… được thị trường rất ưa chuộng. Vì vậy, bà con Gò Công chuyển sang trồng cây sơ ri với quy mô lớn như hiện nay.







Cây sơ ri đã được đưa vào chương trình ưu tiên phát triển “2 cây 3 con” của tỉnh Tiền Giang, trong đó đặc biệt chú trọng mặt hàng sơ ri tươi xuất khẩu. Lượng trái còn lại phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm như : rượu, si-rô, mứt v.v…



Hiện nay, các công ty chế biến thực phẩm như Hiệp Phát, Thịnh Phát thu mua sơ ri loại 1 với giá từ 2.500 - 3.000 đồng/kg để sơ chế xuất khẩu, trong đó ưu tiên cho các nhà vườn có tiêu chuẩn canh tác an toàn, tức là những nhà vườn áp dụng các biện pháp chăm sóc khoa học, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Lượng trái còn lại phần lớn được các thương lái thu mua với giá từ 700 - 1.500 đồng/kg để bán ở thị trường các tỉnh.



Như vậy, trái sơ ri đạt chuẩn mẫu mã và chất lượng xuất khẩu, được thu mua với giá cao, chỉ chiếm tỷ lệ từ 25 - 35% tổng sản lượng. Đây chính là nỗi trăn trở của bà con nhà vườn và các nhà quản lý kinh tế ở Gò Công.



Theo tài liệu dinh dưỡng học thì quả sơ ri có nguồn vitamin C rất lý tưởng cho người ăn kiêng. Hàm lượng acid ascorbic trong quả sơ ri đo được từ 1,5 - 3,5 trọng lượng tươi. Một ly nước ép sơ ri 180 ml có thể chứa một lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép. Vì vậy, trong công nghệ chế biến thực phẩm, nước ép sơ ri thường được sử dụng để làm tăng hàm lượng vitamin C cho nước ép của nhiều loại quả khác. Nhiều nước như Nhật, Singapor, Hồng Công… đều có nhu cầu nhập khẩu sơ ri dưới dạng tươi.







Như vậy, nhu cầu tiêu thụ sơ ri ở thị trường trong và ngoài nước hiện nay là rất lớn, trong khi sản lượng trái đúng tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ đạt khoảng 5.000 tấn/năm, tức là chỉ bằng ¼ công suất chế biến của hai cơ sở Hiệp Phát và Thịnh Phát.



Trước mắt bà con nhà vườn sơ ri Gò Công, thị trường tiêu thụ đang rộng mở. Nhưng muốn đáp ứng được thị trường này đòi hỏi phải có sự đầu tư của các nhà khoa học cũng như tâm huyết của bà con nhà vườn đối với những sản phẩm do chính tay mình làm ra.



Mặt khác, tạo vùng chuyên canh cây sơ ri đặc sản là chủ trương của tỉnh nên cũng rất cần có một tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, đồng thời sớm đăng ký thương hiệu cho sản phẩm. Có như thế mới tạo được niềm tin với đối tác khi họ cần tìm hiểu về nguồn gốc của sản phẩm mà họ đang sử dụng.
 
Top Bottom