[Văn 9] Thi vào 10 THPT

W

wdcefv

Last edited by a moderator:
H

hochoidieuhay

2. *Nghệ thuật miêu tả trong bài cảnh ngày xuân:
-Sử dụng từ ghép, từ láy: động từ, tính từ, danh từ:
+Động từ gợi không khí rộn ràng'' ngổn ngang'',''dập dìu''
+Danh từ gợi cảnh người đông nhộn nhịp'' tài tử giai nhân''...
+Tính từ tâm trạng náo nức phấn chấn'' nô nức'....
-Các biện pháp tu từ:
+Ẩn dụ gợi cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh'' nô nức yến anh''
+So sánh gợi tả cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt'' ngựa xe như nước áo quần như nêm''
+Cách ngắt nhịp góp phần gợi sự sinh động:
''Thanh minh/ trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ/ hội là đạp thanh.''
....

 
L

lamnun_98

Tham khảo :

Bài thơ là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình
- Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. ở quãng thời gian quá khứ đã có một biến đổi, một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ rồi hồi chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên “ cái vầng trăng tình nghĩa”; ấy thế mà “ từ hồi về thành phố” quen sống cùng những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa đã “ như người dưng qua đường”
-Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia đối lập với “ phòng buyn đinh tối om”. Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.

2.Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa

a.Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên tươi mát.

- Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “ hồi nhỏ sống với đồng” và sau này là “ hồi chiến tranh ở rừng”. Lúc ấy, con người sống giản dị “ trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ, thành “ vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống ở rừng.

- Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “ quen ánh điện cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “ cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:
 
Top Bottom