[Văn 9] Thi HK2

M

mamura

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Chỉ ra các thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập trong các câu sau đây. Nếu là thành phần biệt lập thì nói rõ đó là thành phần biệt lập gì?
a. A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
(Lỗ Tấn, Cố hương)
b. Còn người thì ai mà chả thèm hở bác?
(Nguyễn Thành Long,Lặng lẽ Sa Pa)
c. Chắc là nó còn ở đấy, lúc nãy mình trông nhầm nó chạy về đây thì phải.
(Nguyễn Huy Tưởng,Bắc Sơn)
d. Vâng, mời bác và cô lên chơi...Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
Câu 2Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
a) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b) Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
c) Cách dẫn lời nói trong câu cuối của đoạn trích là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
d) Câu thứ nhất và câu thứ hai được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Câu 3: “ Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.”
( Vũ Khoan , Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới )
a. Nêu một cụm từ làm thành phần biệt lập có trong phần trích.
Cho biết đó là thành phần biệt lập gì ?
b. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ?
Từ ngữ nào thực hiện phép liên kết đó ?
c. Xác định hai cụm danh từ có trong đoạn trích đó?

BÀI TẬP BỔ SUNG

– Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ :
A. Nó chơi đàn rất điêu luyện.
B. Bức tranh đã nhưng còn đẹp lắm.
C. Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
D. Nghèo nhưng anh ấy không bao giờ nhờ vả bạn bè.
E. Mặc cho bom nổ, tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ.

I – Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
1. Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim Lân)
2. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
3. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
4. Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
5. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
6. Này, hãy đến đây nhanh lên.
7. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
8. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)
9. - Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!… (Nam Cao)
10. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)
11. Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể.
12. Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác của nó.
13. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
14. Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý.
15. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân)
 
C

cherrynguyen_298

Câu 1.
a.Thành phần cảm thán: A
b.Thành phần khởi ngữ: Còn người
c. Thành phần tình thái: Chắc là
d. -Thành phần gọi-đáp: Vâng
-Thành phần phụ chú: cũng tất tả như khi đến
 
C

cherrynguyen_298

11150191_1604324243145571_2648046205091613080_n.jpg
 
Top Bottom