[Văn 9] Tập làm văn số 6

G

ga_cha_pon9x

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về tác phẩm và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
2. thân bài: nêu đánh giá của bạn về những giá trị nghệ thuật ( ở đây là nghệ thuật trần thuật) trong truyện ngắn " Chiếc lược ngà".
Tác phẩm "chiếc lược ngà " thành công không chỉ nhờ vào giá trị nội dung mà còn nhơ vào giá trị nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật trần thuật.
+ Cách lựa chọn ngôi kể: người kể chuyện là bác Ba-người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Với cách lựa chọn ngôi kể này vừa tạo sự khách quan, vừa có sức thuyết phục với người đọc về những sự kiện, tình tiết trong truyện. cách lựa chọn ngôi kể này rất phù hợp, nó thể hiện sự tinh tế của tác giả.
+ Khi kể chuyện , tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật sâu sắc. Nghệ huật này biểu hiện trong việc miêu tả tâm lí hai nhân vật: anh Sáu và bé Thu.
*Ở nhân vật anh Sáu: miêu tả sự thay đổi trên nét mặt, giọng nói, cử chỉ khi lần đầu gặp lại con gái sau bao ngày xa cách thể hiện sự xúc động, niềm khao khát đươc gặp con. (bạn phan tich)
Trong những ngày bé Thu không nhận mình là ba, anh đau khổ. Cử chỉ " nhìn con khẽ lắc đầu"
Trong buổi chia tay, anh Sáu đau khổ ra đi. Khi bé Thu gọi "ba", niềm sung sướng của anh Sáu như vỡ òa. Anh " một tayôm con, một tay rút khăn lau nước mắt"....
Trước khi chết, anh để lại kỉ vật cho con gái.
=> Tất cả những diễn biến tâm lí của anh Sáu cho thấy anh là một người cha giàu lòng thương con
* Ở nhân vật bé Thu: tác giả miêu tả tâm lí tinh tế
-Khi nghe anh sáu goi " ba đây con" , bé Thu " mặt tái đi, chơm chớp mắt nhìn" , rồi vụt chạy kêu " má má" thể hiện tâm lí ngỡ ngàng và sợ hãi. Tâm lí sợ hãi của đứa bé đựoc miêu tả bằng tiếng kêu thét và hành động vụt chạy rất phù hợp với tâm lí trẻ, gây cho người đọc sự cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò
-Trong những ngày tiếp, bé Thu kệ những lời nói âu yếm, vỗ về của anh Sáu, không chịu gọi "ba". Nó hất tung cái trứng cá trong bát khi anh Sáu gắp vào . Điều đó thể hiện tính cách bướng bỉnh của bé, nhưng cũng thể hiện lòng thủy chung với người cha trong bức ảnh.
- Trong ngày chia tay: " vẻ mặt nó có gì hơi khác, không bướng bỉnh hay cau có nữa mà sầm lại...vẻ nghĩ ngợi sâu xa"
bé kêu thét lên "ba..a..ba"-> Tiếng kêu như xé sự im lặng, nghe xót xa, tiếng kêu mà nó cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng kêu như vỡ tung từ đáy lòng nó. Tình yêu, nỗi nhớ, sự ân hận, hối tiếc của bé Thu dồn nén nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt ( Bạn phân tích thêm)
Qua diễn biến tâm lí đó cho thấy bé Thu là cô bé có tâm hồn trong sáng, tính cách mạnh mẽ, nhưng chân tình
+ Trong nghệ thuật tự sự, tác giả kéo léo sáng tạo tình huống bất ngờ. Đặt nhân vật vào các tình huống để bộc lộ tính cách, phẩm chất. Ở truyện này, tác giả tạo ra tình huống anh Sáu về thăm nhà để bộc lộ tình cha con...
Đặc biệt tình huống bé Thu nấu cơm thay mẹ, không nhắc được nồi cơm. Thông thường phải gọi anh Sáu bằng Ba, nhưng bé không gọi mà cố gắng tự làm. Tình huống này bộc lộ tính cách ương bướng, mạnh mẽ của bé Thu
3. Kêt luận: Khẳng định giá trị của nghệ thuật tự sự.


St
 
Top Bottom