[ văn 9 ] tập làm văn số 6

P

pro_girl_97

Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ngoài nhân vật chính - anh thanh niên, các nhân vật khác như ông già họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú, sâu sắc hơn chủ đề của truyện. Trong số nhân vật phụ đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Người kể chuyện trong tác phẩm hầu như nhập vai vào cái nhìn, suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện.

Ngay từ phút giây đầu gặp anh thanh niên, cùng trước đó với những lời giới thiệu của bác lái xe làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh về hình dáng một người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nhưng nét mặt rạng rỡ. Những phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp, niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, khiến họa sĩ già xúc động và bối rối "bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết. Một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài".

Ở tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, trái tim người nghệ sĩ này bỗng như trẻ lại, thấy cuộc sống còn bao ý nghĩa, khát khao sống, khát khao sáng tạo. Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa :

"Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anh suy nghĩ... cuồn cuộn hiện ra khi gặp người".

Với nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. Cảm giác "nhọc mệt" mà người thanh niên cho ông chính là niềm vui, hạnh phúc, sung sướng được gặp con người ngoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm. Một trái tim nghệ thuật, một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến sống dậy, thúc dục ông phải vẽ. Giây phút xúc động ấy, ông nhận ra được những âm vang đẹp đẽ, ngọt ngào của cuộc đời, để rồi vang vọng mãi trong tâm hồn ông, biến thành tac phẩm nghệ thuật.

Những lời nói, suy nghĩ, ứng xử, thái độ chân thành của anh thanh niên đã bắt ông suy nghĩ về những cái đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ mà không dám làm. Những nghĩ suy về nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực "có sẵn mà chưa rõ hay chưa đúng" về mảnh đất Sa Pa mà ông nghĩ đến "nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời". Cho nên nhân vật hoạ sĩ già còn là hoá thân bằng xương thực của một tuyên ngôn nghệ thuật.

Nhân vật ông họa sĩ già là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, ái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác để lại cho Lặng lẽ Sa Pa những vang vọng, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của mỗi người.
 
S

s0cbay_kut3

1. Giới thiệu chung về nhân vật ông họa sĩ:

Đến tuổi về hưu, làm sáng tác nghệ thuật, từ chối buổi liên hoan chia tay để đi chuyến thực tế lên Tây Bắc để tìm kiếm sự sáng tạo nghệ thuật.

2. Vai trò của nhân vật ông họa sĩ:

+, truyện được kể theo ngôi thứ 3 nhưng điểm nhìn được đặt ở nhân vật ông họa sĩ. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Thành Long từ nhân vật ông họa sĩ để nhà văn thể hiện những suy nghi của mình về cuộc sống, về con người, về nghệ thuật và cuộc đời người nghệ sĩ.

+, Mặc dù dùng cách kể theo ngôi thứ 3 nhưng hầu hết người kể chuyện ở đây đã nhập vào cái nhìn của ông Họa sĩ để miêu tả, quan sát từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện. Đọc truyện Lặng Lẽ Sa Pa, ta bắt gặp những đoạn văn tả cảnh trữ tình, rất thơ mộng. Những đoạn tả cảnh thiên nhiên được Nguyễn Thành Long đặt dưới cái nhìn của ông họa sĩ nên đậm chất hội họa. vì thế mà Lào Cai-1 mảnh đất có cảm giác như hoang vu mà lại rất nên thơ, rất trữ tình. "Khi xe vượt trèo lên núi, mây hắt từng chiếc...những cây tử kinh màu hoa cà hiện lên đầy thơ mộng với những đàn bò lang cổ đeo chuông" Như dẫn hồn du khách vào miền đất kì thú. Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Bắc càng thêm nồng nàn, ý vị...

+, không những thế, nhân vật ông họa sĩ là người mà nhà văn xây dựng để thẻ hiện những cảm xúc suy tư về nhân vật chính: Anh thanh niên và về những điều khác nữa. Với nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh của anh bằng những nét bút kí họa "người con trai ấy đáng yêu thật những cũng làm ông nhọc quá...suy nghĩ". Với ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long đã bày tỏ suy nghĩ về Nghệ thuật và sức mạnh và sự bất lực của nó. Tất cả những điều đó được gợi lên từ câu chuyện của Anh thanh niên và câu chuyện ấy thể hiện trong cảm nhận của ông họa sĩ. Ngay từ phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng nghệ thuật. Ông họa sĩ đã xúc động và bối rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được vẽ, 1 nét thôi cũng đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi sáng tác. Anh thanh niên là người như thế và có thể nhà nhân vật tương lai trong tác phẩm của ông.
Qua câu chuyện với anh, qua chuyến đi, ông họa sĩ có những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về cuộc sống, về sức mạnh của nghệ thuật, về những khó khăn, nhọc nhằn của người nghệ sĩ và cả về một quan niệm: ông định dành những năm tháng cuối đời về tĩnh dưỡng ở Sa Pa đẹp mà lặng lẽ. Thế nhưng sa Pa không hề lặng lẽ như ông tưởng, đó là sự lặng lẽ bên ngoài trên bề mặt phong cảnh. Còn trong lòng Sa Pa có biết bao nhiêu người cống hiến say mê, nhiệt tình cho Tổ Quốc, Xã hội.

+, ông họa sĩ có vai trò đặc biệt trong truyện. Mặc dù ở ông, tác giả không chủ định thể hiện tư tưởng chủ đề chính trong tác phẩm nhưng từ nhân vật này, Nguyễn Thành Long đã khơi gợi một khía cạnh khác của chủ đề: Nghệ thuật của cuộc sống là sự sáng tạo, là công việc khó nhọc của người Nghệ sĩ. Với ông họa sĩ, khí cạnh này được gợi ra một cách sâu sắc, thú vị, tự nhiên.
+, Những suy nghĩ của ông họa sĩ cũng chính là suy nghĩ, cảm xúc của NGuyễn Thành Long. Đọc tác phẩm, nhân vật ông họa sĩ còn gợi cho ta khao khát sáng tạo, khao khát cống hiến. Nhà văn viết về ông họa sĩ: đang bước vào tuổi già, tuổi nghỉ ngơi bỗng ông thấy mình trẻ lại, yêu thêm cuộc sống, khát khao sáng tạo. Trò chuyện với anh TN, ông ngỡ như lồng ngực có thêm một quả tim, hay quả tim cũ được đề cao lên. Đó là nét đẹp đáng yêu và đáng học tập ở nhan vật ông họa sĩ. Ngoài ra ta còn tìm thấy ở ông một con người đầy tài năng trong nghề nghiệp và luôn có những suy nghĩ tốt đẹp về cuộc sống, luôn khao khát được tiếp tục cống hiến. VỚi ông họa sĩ, sự nhọc nhằn trong cuộc sống của người họa sĩ là niềm vui, niềm hạnh phúc của ông.

3, Đánh giá: Từ nhân vật ông họa xi, chúng ta thấy câu chuyện LLSP như lôi cuốn, hấp dẫn và sâu sắc bởi qua cái nhìn, những trải nghiệm trong cuộc sống của ông, bởi sự say mê nghệ thuật và lúc nào cũng trăn trở về công việc.
+, Đọc truyện LLSP, tiếp cận với các nhân vật trong truyện, chúng ra thấy những con người Việt Nam tất cả mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ già. Họ là những con người đáng khâm phục ở lý tưởng sống, ở khát khao cống hiến. Hơn thế nữa, chúng ta khâm phục những con người lao động dù sống trong hoàn cảnh nào vẫn vươn lên, vẫn say mê, vẫn có trách nhiệm.....
 
Top Bottom