[ Văn 9 ] Tập hợp các đề TLV số 7

B

betot00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ TLV Số 7] Nghị luận các t/p văn học

Đề (SGK) : Phân tích , cảm nhận , suy nghỹ của anh chị về

1.Tức nươc vỡ bờ

2.Chiếc lá cuối cùng

3.Lão hạc

4.Mây & Sóng

5. Ánh trăng

6. Bếp lửa

Đề Tham Khảo :

1.Suy ngẫm về hình tượng ngừơi lính trong Đồng chí & Bài Thơ tiểu đội xe kô kính

2.Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác

3. Phân tích bài thơ Sang Thu

4. Suy ngẫm về h/ả người mẹ qua bài thơ Con cò

5. Khát Vọng hòa nhập , dâng hiến cho đời qua bài : Mùa xuân nho nhỏ

Đề khó :

1 .Phân tích n/vật mụ mối trong Mã giám sinh mua kiều

2 . Phân tích sự khác nhau về h/ả người nông dân trong Lão Hạc & Làng


Mong các bạn tham khảo và giúp mọi người nhé !!
 
Last edited by a moderator:
B

betot00

Để mở đầu mình xyn : Phân tích Bài Bếp lửa : ( các đề sau giúp nhá )
Bếp lửa - Bằng Việt
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng cùa tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bá tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của băng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn đểâ cháu ăn cho khỏi đói:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cách đồng xa”
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoiá với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừalà mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Nững bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu be ùbỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,... Thi sĩ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn qúit không rời.
Chiến tranh, một danh từ bình thườnh nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’
Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lứccủa bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lới dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.
Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.
Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là nh74ngbài học sâu sắc từ công việc nhó, lửa tưởng chừng đơn giản:
“ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.
Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bên.. Bài thơ Bếp lưả sẽ sống maĩ trong lòng bạn đọc nhờ sưc truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dạy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những ngươì đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta
 
T

thuyan9i

roài, thuyan9i đi sau betot

Người phụ nữ bất hạnh bất lực trên giường bệnh , bất động trên chiếc giường sắt sơn, tạo ra ấn tượng về bức tranh được đóng khung tren tường . ko gian trở nên hẹp hơn sự vật đi vào chiều tĩnh lặng . Duy đôi mắt người bệnh có dấu hiệu sự sống , song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nàh gạch bên cạnh đếm từng chiếc lá trường xuân đang rụng dần trong gió lạnh . Đó là biểu tượng của chiếc thước đo về cuộc đời của Giôn – Xi : cô đã xây dựng cho mình 1 niềm tin bất hạnh : cô sẽ chết khi chiếc là thường xuân cuối cùng rụng xuống
Câu chuyện của Giôn – Xi , được Xiu cô bạn lớn tuổi hơn là người đang cưu mang Giôn – Xi , nói lại với cụ Bơ – men . Cụ là 1 họa sĩ nhưng là 1 người thất bại trong nghệ thuật . Bởi lẽ “cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn chưa với tới được gấu áo vị nữ thần của mình ” . Nhưng cụ “luôn có ý định vẽ 1 bức tranh tuyệt tác” cho dù “cụ chưa bao giờ bắt đầu cả ”. Cụ kiếm tiền = cách “bôi bác 1 ngành buôn bán hay quảng cáo” , hoặc “ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ ” . Dù vậy cụ vẫn luôn luôn nói về “tác phẩm kiệt tác sắp đến tới ”. Điều đáng quý ở cụ là hay “chế nhạo sự mềm yếu của bất kì ai ” và tự coi mình “là 1 con chó xồm lớn chuyên canh gác cửa bảo vệ cho 2 nữ họa sĩ trẻ ” Giôn – Xi và Xiu
Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơn phong ba của Giôn – Xi đã được cụ Bơ – men tiếp đón = sự “khinh bỉ và nhạo báng ” . Song bất chấp thái độ của cụ già, căn bệnh của Giôn – Xi vẫn ko hề thuyên giảm . Và cụ già “nhỏ bé dữ tợn” đã hứa 1 cách trịnh trọng qua mùi rượu “sặc sụa” : “1 ngày kia tôi sẽ vẽ 1 tác phẩm kiệt xuất…”
1 ngày mới lại về Giôn-Xi “thều thào và ra lệnh” kéo chiếc màn xanh đề cô ta nhìn ra ngoài , cho dù Xiu ko muốn và phải “làm theo 1 cách chán nản” . “Nhưng , ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả 1 đêm, tưởng chừng như ko bao giờ dứt, vẫn còn 1 chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch . Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây ….. Chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”
Hôm sau “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Và Giôn-Xi chợt hiểu ra : “Có 1 cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cô thấy rằng mình đã tệ như thế nào . Muốn chết là 1 tội”. Và hi vọng 1 ngày nào đó “sẽ được vẽ vịnh Na–plơ” lại trỗi dậy trong co . Nhựa sống lại lên men, nghị lực mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã chiến thắng”. Điều gì đã khiến Giôn-Xi khỏe lại ? Có thể 1 phần do thuốc men phát huy có hiệu lực , có thể có 1 phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu . Hẳn la thế . Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-Xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện phòng với họ – “chẳng bao giờ rung rinh và lay động khi gió thổi”, bởi đó là chính kiệt tác của cụ Bơ-men , cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng . Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã đổi = cuộc sống của chính mình . Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ, xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho người yếu đuối . Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo . Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ . Vì thế , hình tượng của cụ Bơ-men cho dù chỉ phác họa, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác = màu xanh hi vọng, = chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử . Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng hồi sinh .
 
T

thuyan9i

ánh trăng and bến quê

Trăng- Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.
Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng/ Với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng/ Vầng trăng thành tri kỷ”. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể”. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai “tri kỷ”. Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính: “Ngỡ không bao giờ quên/ Cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt: “Từ hồi về thành phố/ Quen ánh điện đi qua ngõ/ Vầng trăng đi qua ngõ/ Như người dưng qua đường”. Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng trăng” đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn “tri kỷ” của mình. Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng tròn”. “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự xuất hiện không dự báo trước.
“Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”.
Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.
Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.
Đề bài: Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Bài làm:
“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (trích Quê hương- Đỗ Trung Quân). Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng trong tình cảm mỗi người Việt Nam. Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đã trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả. Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính của truyện, một tình yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong văn học Việt Nam.
“Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.
Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.
 
T

thuyan9i

Từ xưa đến nay nói đến tình người , ta nói ngay đến “Lão Hạc” . T/p này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945 . Đó là 1 truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi t/giả kể về cuộc đời cô đơn , bất hạnh và cái chết đau đớn của 1 lão nông dân nghèo khổ . Nv lão Hạc đã khắc hạo vào lòng người đọc 1 cách sâu đậm về hình ảnh 1 lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu , giàu lòng tự trọng và rất mực thương con
Cuộc đời LH là 1 chuỗi những đau khổ bất hạnh, 1 kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng . Góa vợ từ khi còn trẻ, 1 mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn.,trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già . Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã ko đến với lão . Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su . Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc ko hẹn ngày sum họp. LH mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con
Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha . Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão . Bất hạnh rồi bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy . Kiệt sức vì lam lũ lầm than , vì mòn mỏi chờ đợi. Lão ốm nặng, Sau trận ốm đó lão ốm đi rất nhiều ,ko thể làm được những việc nặng . Làng mất nghề sợi , đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn . Lão sống vật vờ với con ốc, con trai , củ khoai, củ ráy , sung luộc …. Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với 1 lão già đã cạn kiệt sức lực
Cùng đường sống, lão hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra . Vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết ”. Cái chết thật dữ dội ! số phận 1 con người , 1 kiếp người như lão hạc thật đau thương
Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, NC đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ , bế tắc phải tìm đến cái chết như lão . Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao , Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó ! Lão Hạc từng hỏi ông giáo : “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng ? ” . Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của 1 con người
LH sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm . Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con . Nhìn con đau khổ vì ko có tiền cưới vợ , LH khổ tâm vô cùng . Lão thấy mình như có lỗi với con và day dứt mãi . Khi con phẫn chí đăng trốn đi làm đồn điền cao su ; trái tim người cha thật sự tan nát . Nỗi thương nhớ con thường trực trong người cha đã biến thành sự khắc khoải ngóng trông : “Thằng cháu nhà tôi dễ đến hơn 1 năm nay chẳng có giấy má gì ông giáo ạ ” . Ta đọc được trong âu nói tình cảm ấm áp của người cha . Thương nhớ con lão dồn tình cảm âu yếm cậu vàng – kỉ vật của người con để lại . Cái tên cậu vàng đã chứa đựng tất cả tình cảm quý mến và thân thiết đối với 1 con vật – một kỉ vật . ko phải bất cứ người nào cũng có thể yêu thương con vật như vậy . Những cơn mưa bão liên miên , hoa màu trong vườn đều bị phá sạch , việc làm chẳng còn , nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ ăn vào số tiền chắt chiu dành dụm cho con . Đặt lên bàn cân mà tính, suất ăn của con chó cũng = lão, vậy thì tốn quá . Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó – người bạn tâm tình , lão sẽ chọn ai đây ? Để đi đến quyết định , lão đã phải dằn vặt đau khổ , lão suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán con chó . Cuộc lựa chọn khó khăn tàn khốc diễn ra trong nước mắt . Nhưng nếu ko bán con chó, lão sẽ chết và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn . Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho đứa con . Hình ảnh LH “miệng méo xệch , khóc hu hu” khi nghĩ rằng mình đã lừa 1 con chó là hiện thân của tấm lòng cao cả
Bao nhiêu tình yêu thương con lão dồn cả vào việc quyết giữ = được mảnh vườn cho con . Khi đã hết đường sinh nhai, lão có thể bán vườn đi, nhưng lão ko làm thế, lão thà chết chứ nhất định ko chịu bán đi 1 sáo . Thậm chí trước lúc chết lão còn tìm nơi nhờ cậy gửi gắm mảnh vườn ấy … Cuộc đời LH thật bi thương . Nhưng giữa cuộc đời khốn khó, LH vẫn ý thức được nhân phẩm của mình . Lòng tự trọng của 1 người ko cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết chẳng sung sướng gì hơn lão , càng ko cho phép lão phiền lụy đến bà con lối xóm . Ý thức được điều đó 1 cách sâu sắc , lH đã nhịn ăn để dành tiền làm ma chay cho mình . Ta nhận thấy ở lão 1 triết lí sống cao đẹp biết dường nào ..
Dưới 1 XH đen tối ngột ngạt , ko ít người đã đánh mất nhân phẩm , hoặc tha háo biến chất . Ta cũng dễ dàng tìm thấy họ qua 1 loạt sáng tác của NC. Nhưng khác với họ , dù nghèo đến đâu , LH vẫn sống trong sạch và lương thiện . Chính nv ông giáo đã nx về lão : “ Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi . Hắn là nghề ăn trộm nên vốn ko ưa gì Lh bởi vì lão lương thiện quá . ” Hết kế sinh nhai lão có thể chọn con đường theo Binh Tư nhưng lão ko làm như thế . Lão thà chết chứ nhất định ko bán linh hồn cho quỷ sứ . 1 cách sống và xử thế thật đáng trân trọng , phù hợp với đạo lý “thác trong hơn sống đục” của nhân dân ta
Cuộc đời của LH đầy nước mắt , nhiều đau khổ và bất lực ; sống thì âm thầm nghèo đói cô đơn ; chết thì quằn quại đau đớn . Tuy thế , LH lại có phẩm chất tốt đẹp như hiền lành chất phác , vị tha, nhân hậu , trong sạch và tự trọng …. LH là 1 điển hình và người nông dân VN trong XH cũ, được NC miêu tả chân thực với biết bao trân trọng, xót thương, thấm đượm 1 tinh thần nhân đạo thống thiết
 
T

thuyan9i

lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

Khổ thơ đầu được viết một cách nhẹ nhàng, êm, ái:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay

"Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng"

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

"Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng..."

Ngủ yên! ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc", thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ "con cò" được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh "con cò bay la,..... bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam. Hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng" gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: "sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân". Đọc đến đây, ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có mẹ bên cạnh xẻ chia:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.

Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành.

Đoạn đầu từ:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; còn có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào? Đoạn thứ hai:

" Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân"

là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu. Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình. Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân của chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã. Ta cảm nhận được tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng. Một lần nữa, ta hiểu thêm về mẹ, chợt nhận hối hận ra ta cũng đã có lúc hiểu lầm về mẹ. Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò-hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trưởng thành:

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.

Cho dù lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi người.

Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:

Dù được gần con

Dù ở xa con

Lên rừng, xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con.

Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:" con dù lớn vẫn là con của mẹ". Thế nên "đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.

Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru à ơi:

À ơi!

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò, cánh vạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi.

Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ.

Lại một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" được nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.

Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.

Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Thế nhưng, với bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên, ta như được trãi nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con ng
 
T

thuyan9i

Ta go là nàh thơ nổi tiếng Ấn Độ ÔNg là người châu á đầu tiên được giải nô ben văn học . Gia tại ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú . Trong đó bài thơ mây và sống được xem là 1 kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non
Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên song . Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ
Đây là bài thơ trữ tình nó như 1 khúc hát đồng dao và qua đây ta bát gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ . về người trên mây và người trên song đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi
Trước hết là lời của ngừoi trên mây : “ bọn tờ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà . Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chưoi với vần trằng bạc “
Tác giả hình dng ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nsoi trên 9 tần gmây cao vời vợi ất. Mây đã đựoc nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình . Và mây đã trờ thành đối tượng giao tiếp lúc này . Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơ từ sáng sơm cho đến chiều ta . Lời rủ quá lôi cuốn khiên cho cậu bé phải hỏi lạ: Nhưng làm thế nào mình lên đó đươc ! Người sống trên mây đã bày vẽ em b é hãy đi đến tank cùng cảu thế giới . đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây . Chún gta bứat gặp cả 1 bư úc trang thiên nhiên đẹp nào là bình minh vàng trăng bạc>>> là nơi tận cùng trái đất . Giưo tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây . Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian boa là của trời cao đối với trẻ thơ . Ko gian ấy là thế giới thần tiên thườn gchri gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ . Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chưang là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn . Qua nhữung vần thơ ta thấy Tago phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu baby và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy Thơ tago là bài ca vè tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp dại dương Lời rủ của người sống trên song còn hâp dẫn hơn : Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào “ Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương .với em bé là vô cung bao là vô tận
Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được . Đại dương đã trả lời “ hãy đến rìa biển cả con sẽ được song nâng đi . Chung ta lại thấy cả 1 thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngòai biển nhắm mặt lại thì song sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thể giứoi của thiên nhiên đây kì lạ Và ta thây được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên . Ko chỉ cá trời rộn rã còn có đại dương mêng mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rang em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên song Thế nhhunưg làm sao có thể rời mẹ mà đi được Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được “ Thế giứoi thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy ! nhưng còn 1 thức hâp dẫn hơ nnữua là mẹ . Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưn gvẫn không bằng thế giứoi tình mẹ con . Đề tử đso trong bài thơ mẫy và sống ta go dẫn chún gta đến giấc mơ tuẹyt vời của tuổi thơ đó là sự sang tạo trong trờ chơi của em bé. Trươc hết còn là mây và mẹ sẽ là trăng . Con là song mẹ sẽ là bên bờ kì lạ . Cai độc đáo trong trờ chơi này là có mây là có trăng Trang và mây chung 1 bầu trời . Mây và trang luôn kề cận bên nhau . Có song là có bờ song vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào long mẹ . Em bé goi jđây là găm những thật ra không phải là game . Đaay chính là tình cảm của con đối với mẹ .Wish được ôm ấp trong long mẹ và mẹ không bao giờ rời xa
>>>> cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên . Cả bài thơ ta thấy được sự sang tạo cảu em bé trong trờ chơi để vuẳ đựoc chơi vừa được gần mẹ . Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc Trước hết là ta giả ddax cả ngợi tình mẹ bao là vĩ đại . Nét đocọ đáo thứ 2 là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ
 
T

thuyan9i

Thanh hải là 1 cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu Thơ ông thể hiện niêm yêu mến thiết tha của cuộc sống đất nước ước nguyện của tác giả . Và MXNN là 1 bài thơ như thế
Bài thơ được sáng tác vào nhữung năm cúôi đời của thanh hải thế nhưng đặc biệt tràn ngập cả bài thơ là những cảm xúc của tác giả đi từ mùa xuân thiên nhiên đên mùa xuân đất nưuợc ocn người và cuối cùng đã bộc lộ khát vọng sống của con người . Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ Đã tạo nên 1 giọng điệu thơ sâu lắng trữ tình tha thiết
Mở đâu bài thơ thanh hải đã fác hoạc cảnh mùa xuân tươi đẹp dang về trên xứ huế
mọc giuẵ dòng sông xanh
một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trời
khổ thơ là cảm nhận của thanh hải về mùa xuân thiên mùa xuân quê hương . Đâu có gì nhiều chỉ 1 bông hoa 1 dòng sông 1 tiếng chim hsot . Đơn giản thế nhưng vui và đẹp biết bao ! . Chỉ bằng vài nét fác họa chọn lọc hình ảnh màu sắc và âm thanh nhà thơ như vẽ ra cả 1 không gian cao rộng dòng sông mặt đất bầu trờ cả màu sắc thắm tuơi sông xanh thắm hoa tím biếc và âm thanh rộn rã Tiếng chim chiền chiện hót vang trờ . Truwocs đây cũng đã nhiều thi nhân mieue tả mùa xuân vơi những ítn hiệu bông hoa chim hót
chim hót véo von liễu nở đầy
Nhưng điểm đặc biệt trong thơ Tanh hải là cảnh màu xuân mang nét đẹp riêng cảu quê hương xứ huế . Dòng sông xanh đây là dòng sông hương thở mông của huế ko phải là sông hồng đỏ nặng phù sa cũng chẳng phải là Vàm cỏ đông tươi mát trên dòng sông hương giang thơ mộng ấy " mọc " lên l1 bông hoa tím biếc. có lẽ đó là họa lục bình . 1 lòai hoa ưa sông nuwocs ưa đồng nội bình dị thân th ương . Thi nhân xuă thường nói đến màu xuân với những loài hoa tiêu biểu kiêu saquí hiếm như hoa đào mai lan nhưng ở đây mùa xuân trong thơ thanh hại lại được báo hiêu băng 1 bông hoa lục binh tím biêc .Cái màu tím đặc trunưg của xứ huếy ngươi huế . Cách đảo ngữ đưa từ mọc lên đầu câu thơ . Mọc giữa dòng sông xanh gây ấn tuợng về sự vương lên đầy sức sống của bông hoa . 1 sức sống tràn trề tuơi trẻ Chỉ với 2 câu thơ mở đầu nhà thơ đa miêu tả đựoc cả 1 sắc xuân đằm thắm dịu dàng mà xao xuyến lòng người Thanh hải còn cảm nhận thêm 1 nét đẹp nữa của thiên nhiên xứ huế đó là tiếng xuân rộn rã reo vui qua âm thanh thánh thó của chim chiền chienẹ . 1 lòai chim sơn ca sống rất nhiều ở Huế Tiếng chim hót thánh thóe véo von vang vọng cả đâtd trờ Cã không gian cao rộng nghe tiếng chim hót nàh thơ thoế lên lời gọi của chim thậ thiết tha say đăm
Ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trờ
Hô ngữ Ơi kết hiưpự với cụm từ hót chi mà nghe sao mà dịu ngọt êm ái thân thương . 1 lần nữa qua cách thể hiện của TH ta bắt gạp các chât thơ ngọ ngào của xứ Huế qua tiếng thơ nhẹn nhang thân thương tràn đầy cảm xúc lẫn chất huế ấy đã thể hiện tình yêu tha thiêt của nàh thơ đối với quê hương ruột thịt của mình
Thế ta mùa xuân đang đên ở xứ huế rất đẹp của hoa tím sông xanh ở sức sông của bông hoa và ở niềm vui trong tiếng chim chiền chiện hót. Tâm hồn nhà thơ rộng mỡ để đón nhận nâng niu trân trọng vẻ đẹp sứuc sống và niềm vui ấy
Từng giọt long lanh rờ
Tôi đưa tay tôi hứng
Nhưng dòng thơ đã thể hiện cảm xúc của hôn thơ TH . bàk ca xứa huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von thánh thót của chim chiền chiện . Âm thanh đó được kết tinh lại đọng lại thanh từng giọt long lanh lấp lánh Và nhà thơ muốn đuă tay đón nhận từn ggiọt âm thẩ ấy . Rất sáng tạo và đầy gợi cảm . TH đã dùng hiện tượng chuyển đổi cảm giác để thể hiện cảm xúc của mình . Từ cái có tính thính giác chỉ có thê4r nghe được là âm thành của tiếng chim nhà thơ tưởng tnhư thấy được và có thể hứng đựoc cả tiếng chim trong tay . Cảm nhận nó bằng xúc giác nêu xuân diệu ddax có lần say sưa trược vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân . Thàng giêng ngon như 1 cặp 1 gần để ròi hào hứng thốt lên
Hơi hồng ta muốn căn vào ngươi thì thanh hải cũng ngất ngây tưởng chứng hưng được cả tiếng xuân . giọt xuana trong tay. Hiện tưởng chueyen đổi cảm giác ấy hoàn toàn màng tính chủ quan có lẽ phi lí ko thực tết .Nhưng đã trở thành nghệ thật trong thơ ca bởi nó đã thể hiện được cái cảm xúc nồng nàn say đăm của nhà thơ . Cací đất trờ xứ huế vào xuân và nhà thơ khương tư dung cũng đã có lần thể hienẹ cảm xúc của mình trong âm thanh của tiếng chim bằng 1 câu thơ có hiện tuơng chuyển đổng cảm giác tương tự
Một tiếng chim kêu sống cả rừng
Rồi tờ đó nàh thơ tiếp túc trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người
Mùa xuân người cẩm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Ở đay chún gtả đã thây thanh hỉa đề cập đên 2 hình ảnh đó là người cầm súng và người ra đông . Vì sao vậy có pảhi cahưng học chinh alf nhưng người đã chiến đấu bào vệ tổ quốc họl à những người đổ mồ hôi cong sức để góp phần xây dunựg đất nược đocọ lập hạnh phúc cho mọi người . Như vây jchín hhọc là nhưng nguơiừ mang lại mùa xuân cho nguơiừ khác .Bên cạnh 2 hình ản hnày là lộc Nói đến Lộc là nói đến sự đama chồi của cây là . Nhưng trong văn cảnh này lộc mang hàm ý là mùa xuân là sự may mắn là hạnh phúc đến với người khác Và lộc của người cầm sùng đó là cành lá nguyện trang . Và lộc của người ra đồng là nương mạ xanh tốt . Như vaỵa lộc đã theo họ ra chiến trường ra ruộng đồng hay là chín họ đã mang lộc về cho đất nước cho mọi người
Từ hình ảnh con người tác giả đề cập đến hình ảnh đất nước
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đất nước tả kể từ buổi đầu dựng nước là quá trình giữ nước hết cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác . Cha ông ta sẵn sàng đổ xương máu để bảo vệ nền văn hiến cha ông. Đây là 1 quy trình đầy gian lao vất vả nhưng cũng đầy tự hào Niềm tự hảo đó đã được tác giả so sánh bằng hình ảnh rất đẹp " như vì sao " Nói đến vì sao là nói đến các tinh tú lấpl ánh trên bầo trời . Vì sao cứ ngàn năm mãi vình hằng đối với cuộc sống con người và đối với đất nước như vì sao có nghĩa là đất nước ta rất đẹp đất nước ta từ 4000 năm đã đặc xây dựng và phát triển "cứ đi lên phía trước "Chính vì thế mà trước vẻ đẹp đó trước niềm tự hào Con người khi cảm nhận về đó như cảm thấy hối hả . Ở 2 câu này vuằ có điệp từ " tất cả " Lạp lại cùng với những hình ảnh đầy hình tượng như âm thanh >Nó gợi tả đươcọ không khi và khí thế rộn ràng vui vẻ cảnh đất nước vào xuân
Mở đầu bài thơ . Nó đã giớ thiệu cảnh sắc mùa xuana thiên nhiên đẹp tươi ddang đến trên quê hương xứ huế thân thương . Nhưng khổ thơ của thanh hải là cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân đất nước . dân tộc . Và cũng từ mạch cảm xúc đó nhà thơ đã quay về với lòng mình . Suy nghĩ thật chân thành và lắng động
 
T

thuyan9i

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng cuả con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mủa thu của dân tộc 1 cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuôc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vẩn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" đc ông sáng tác cuối năm 1977.
Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trườc cảnh đất trời đanmg chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu wa sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay wa tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với 1 hương vị khác: hương ổi.
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
"Bỗng nhận ra" là 1 trạng thái chưa đc chuẩn bị trứơc, như là vô tình, sững sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là 1 động từ mang ý tác động được dùng như 1 cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong ko gian: "hương ổi", một mùi hương ko dễ nhận ra, bởi hương ổi ko fải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là 1 mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân.:37:
"Sương chùng chình wa ngõ
Hình như thu đã về"
Từ láy tương hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy 1 sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự quãng ngắt nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của ko gian mùa thu. "Hình như" là 1 từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thản thốt. Ko fải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là 1 chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người VN, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào 1 cách hết sức tự nhiên.
Rồi mùa thu được quan sát ở những ko gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn.
"Sông được lúc dềnh dàng
.....sang thu"
Nếu ở khổ 1, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể Dòng sông ko còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng.
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cảm giác giao mùa đc Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là 1 phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như 1 dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa ko còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm.
" Vẫn còn .....
.....đứng tuổi"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào ko còn nhìu nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhìu suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
"Sấm ....
.....đứng tuổi"
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ ko đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như 1 loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chính chắn, điềm tĩnh của hàng cây trc sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chính chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra 1 mùa mới, 1 ko gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn.Ở tuổi "sang thu", con người ko còn bất ngờ trc những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... VÀ ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy nới chính là đặ điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của HT,người đọc chợt nhận ra 1 làn hương ổi, một màn sương, 1 dòng sông, 1 đám mây, 1 tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu VN và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
Bài thơ kết câu theo 1 trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung 1 bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Câu thơ của HT như có 1 chút gì đó thăng trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Bài thơ ngắn với thể thơ 5 chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. HT đã phát họa 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhìu cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ HT ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
 
C

congchualolem_b

Mình có chút ý kiến thế này, các bài viết này hoặc do các bạn viết hoặc đã được đưa đi nhiều nơi trên mạng, nếu có đưa lên thì cũng không thể chép được mà chỉ có thể đọc thôi, đọc thì ai cũng được rồi, chỉ có điều dàn ý chi tiết thì chưa có, đó mới là cơ sở và tài liệu cần thiết cho làm văn. Sao các bạn không post dàn ý chi tiết lên cho các bạn học yếu học tập, sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
 
T

thuyan9i

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nc đc thống nhất, công trình xây dựng lăng Hồ Chủ tịch cũng đc hoàn thành. Nhà thơ VP ra thăm miền Bắc và viếng lăng Bác Hồ. Xúc động trc hình ảnh của Bác, nhà thơ đã viết bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ là tiếng nói xúc cảm chân thành ca ngợi Bác, bày tỏ tấm lòng tiếc thương vô hạn, niềm thủy chung son sắt của dân tộc đối với Bác.(mở bài hơi ẹ):045:
Đối với tác giả cũng như tất cả mọi con người VN, ngay từ phút đầu đến thăm lăng, trong lòng ông đã trào lên niềm xúc động, nghẹn ngào

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

Giọng thơ là lời thưa của người con miền Nam đã trải wa 1 cuộc chiến tranh ác liệt và đã giành thắng lợi trở về tìm đến bên lăng cha. "Con ở miền Nam"- mấy tiếng ấy cũng đủ gợi lên bao nỗi tang thương từ 1 miền đất bị vùi dập trong khói lửa của chiến tranh, nhưng cũng rất tự hào vì đã đứng vững để làm nên chiến công vĩ đại.... Nhớ lúc sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam, đến đất nước, mong miền Nam được giải phóng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha" (Bác ơi!)

Thế mà miền Nam ko đón đc Bác vào thăm trong ngày vui đại thắng. Nay Bác đã ra đi, nỗi đau mất mát ấy lấy gì bù đắp? Vì thế, ngay từ đầu, giọng thơ của VP có gì đó xót tủi.
Đến với Bác, dù ngay giữa lòng HN, mà cảnh vật sao giản dị, thân quen:

"Đã thấy trong sương...
....thẳng hàng"

Không phải đền đài tráng lệ, uy nghi mà chỉ là hàng tre giản dị, "hàng tre bát ngát". Bát ngát của tre và bát ngát của sương, là những nét vẽ mờ tỏ, đậm nhạt, tạo nên nét đẹp lung linh như tranh thủy mạc. Từ hình ảnh tả thực ấy, tác giả liên tương, khái quát, nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ "hàng tre xanh xanh VN"-một biểu tượng của dân tộc. Hai tiếng "xanh xanh" ko chỉ gợi ý niệm về màu sắc mà còn gợi lên sức sống bất diệt của dân tộc. HÀng tre ấy mang bao phẩm chất cuả con người VN: nhũn nhặn, thanh cao, thẳng thắn, dẻo dai, kiên cường, bất khuất... dù "bão táp mưa sa" vẫn luôn đứng sát bên nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau mà "đứng thẳng hàng". Dấu hiệu đầu tiên nơi Bác là 1 dấu hiệu VN vì Bác là con người VN đẹp nhất.
Nhà thơ hòa vào dòng người, chầm chậm bước đi. Trong giây phút đó, cảm hứng của VP đã thăng hoa, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và tấm lòng nhân hậu của nhân dân đối với Bác.

"Ngày ngày mặt trời...
....rất đỏ"

Câu thơ kéo dài 1 nhịp theo dòng suy tưởng của tác giả. Mặt trời trên cao kia là mặt trời của tự nhiên, nó đem đến ánh sáng và nguồn sống cho vạn vật. Nhưng mặt trời ấy còn "thấy" một và nhận ra "một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh nhân hóa ấy chứa đựng bao niềm tôn kính, ngưỡng mộ đối với Bác. "Mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ biểu hiện sự kỳ vĩ về phẩm chất, tài năng, đạo đức, về sự hi sinh và to lớn của Người đối với đất nước và dân tộc. Bác là một mặt trời đỏ rực màu cách mạng, mặt trời đó vẫn mãi mãi rực sáng đem lại sự sống và hạnh phúc cho muôn dân, mặt trời cách mạng đó soi đường dẫn lối cho mọi thế hệ vững chắc đi lên. Và cũng như mặt trời trên cao kia, Bác mãi sống trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước. ( đoạn này có lủng củng ko nhỉ, hay là lẩm cẩm wá:11
Ko fải chỉ một trái tim tác giả biết cảm nhận vẻ đẹp vĩ đại ở Bácmà còn hàng triệu trái tim, hàng triệu con người ngày ngày đến viếng lăng.
"Ngày ngày dòng người...
...mùa xuân"

Không khí thưong nhớ bao trùm theo nhịp thơ chầm chậm, âm điệu trầm trầm như bước chân của người đ trong cuộc tưởng niệm. Nhưng ko fải là cuộc tưởng niệm bình thường mà là cuộc tưởng niệm ca ngợi vinh quang của Bác, và tràng hoa tưởng niệm là một tràng hoa hết sức đặc biệt, nó được kết bằng hàng triệu tấm lòng để dâng lên Người, dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân". Một hình ành hoán dụ kết hợp với ẩn dụ độc đáo, lấy 1 nét trong cuộc đời Bác (79 tuổi) để chỉ Người. Con người ấy đã sống 1 cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân trường cửu cho đất nước, cho dân tộc. Quả thật, VP đã rất khéo trong việc chọn lửa giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để diễn tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác.
Trong khuôn khổ cảu 4 câu thơ trên, VP đã 2 lần sử dụng điệp từ "ngày ngày": "Ngày ngày mặt trời đi wa trên lăng","Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ". Hai câu thơ chỉ 2 hiện tượng khác nhau: 1 về thiên nhiên, 1 về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dan ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ. Khô thơ thật hàm súc và giàu sức khái quát.

Vào lăng viếng Bác, trong lòng nhà thơ nhói lên nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn vì mất mát, dù bản thân nhà thơ cũng như bao thế hệ vẫn cảm nhận là Bác ko hề mất mà chỉ "nằm trong giấc ngủ bình yên" sau 1 chặng đường 79 năm chưa hề nghỉ ngơi.
"Bác nằm trong...
....trong tim".
Giấc ngủ của Bác bình yên giữa 1 vúng ánh sáng nhè nhẹ "diẹu hiền" như 1 "vầng trăng". Con người tha thiết yêu trăng như vậy, thế mà chưa bao h đc bình yên ngắm trăng. Và bây h thì con người ấy cũng đã đc yên nghỉ cùng người bạn tri kỉ này.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật (the truth is always the only one:70. Bác mất thật rồi! Cảm xúc VP dâng trào và bật thành lời.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi....
...trong tim"

Ở đây có sự hòa quyện giữa 2 cảm xúc: cảm xúc về sự bất tử, trường tồn cuả Bác, cảm xúc về nỗi đau nhớ Bác khôn nguôi". Bác mãi mãi là "trời xanh" bất diệt, vĩnh viễn ở trên đầu và ở trong tâm tưởng mỗi người, với non sông đất nước. Nhưng Bác mất thật rồi, Bác ko còn trên cõi đời này nữa. Cái thiếu vắng ấy lấy gì bù đắp được? Một từ "nhói" vút cao lên nói hộ ta bao nĩô đau đớn, xót xa. Đó là niềm rung cảm rất chân thật của bất kỳ con người VN nào vào lăng viếng Bác.

Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với "giấc ngủ bình yên", còn cháu rời Bác rồi.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ có z nuối tiếc, nghẹn ngào. Một tiếng "thương", một hình ảnh "trào nước mắt" là trọn vẹn tình cảm của VP với Người . Đó là niềm kính yêu, là lòng quý trọng,, biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại đã dành trọn cuộc đời mình cho dân tộc. Đó là nỗi xót xa đau đến lặng người vì sẽ ko còn đc thấy Bác nữa.
Chân bước đi mà lòng đầy lưu luyến. Nỗi niềm đó đc bộc lộ trong mấy câu thơ cuối bài giàu hình ảnh:

"Muốn làm con chim....
....chốn này"

Nhịp điệu câu trở nên dồn dệp với điệp ngữ "muốn làm" nhắc lại đến 3 lần đã nhấn mạnh ước ngyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt hình ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: "con chim" dâng tiếng hót, "bông hoa" dâng hương thơm, "cây tretrung hiếu" canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. (hình ảnh cây tre đoạn này, em làm biếng wa':74. Tất cả đều ở bên lăng, quanh lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là cảu nhân dân đối với Bác.
với lời thơ trang nghiêm thầm kính,giọng điệu bài thơ chân thành mà tha thiết,nhà thơ viễn phương đã rất thành công trong việc diễn tả niềm cảm xúc thiêng liêng mà sâu sắc với vị cha già kính yo của dân tộc.bài thơ đã kết thúc
mà tiếng lòng ta còn ngân vang như thoi thúc động viên ta cùng ra sức thi đua học tập tốt lao động tốtvaf nôi gương theo tấm gương đạo đức HCM.
 
T

thuyan9i

ropài
em dồng ý với chị lọ lem
em sẽ ko post bài nữa mà em post dàn ý
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Ý mình không phải là không post bài nữa, những bài này mình thấy phân tích rất hay và chính xác, nhưng bạn không hiểu ý mình, ý mình là song song với bài viết sẵn nếu được bạn có thể cung cấp cả dàn ý thì sẽ rất tốt.
 
P

phantuong

:eek:
các bạn ơi !giúp minh Bài Viết SỐ 7 :Cảm nhận của em qua khổ thơ đầu của bài thơ "Nói với con"của Y Phương
 
T

trong313

anh tuyan cứ tiếp tục post như vậy đi ạ. chúng em không cần dàn bài đâu. cố gắng phát huy.
 
Top Bottom