[Văn 9] Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa

Q

quangbaobg

Last edited by a moderator:
C

cactaceous

Đê`:Suy nghĩ về ng` phụ nữ xưa qua thân phận VŨ NƯƠNG.
Trước hết: VN là ng` phụ nữ đẹp ng`, đẹp nết, luôn khao khát cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng lại có số phận hết sức bi thương => điểm chung của phụ nữ trong XhPk
a) Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm CNCGNX
b) VN là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, khao khát cuộc sống hạnh phúc:
- Khi chồng ở nhà => dẫn chứng đoạn đầu tiên của tp
- Khi chia tay chồng => cho thấy tình cảm vợ chồng thắm thiết (lời căn dặn chồng)...
- Khi chồng đi vắng => thủ tiết thờ chồng, lo ma chay cho mẹ chồng ko khác gì mẹ ruột
c) VN có số phận bi thảm:
- Là người có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh... lẽ ra nàng phải có đc hạnh phúc, nhưng nàng đã ko có đc điều đó.
- Khi chồng trở về, ghen tuông => ko giải bày đc, nàng đã tự vẫn
- Bi kịch lớn của cuộc đời nàng: là vợ hết mực chung thủy, sắt son nhưng lại bị chính chồng mình ngờ vực nàng thất tiết
- Nàng tự vẫn => coi như là 1 cách để giải thoát
d) Liên hệ đến thân phận ng` phụ nữ trong XhPK:
- Liên hệ với Kiều.
- NDu đã từng nói :"Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" hay "Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?"
=> có thể nói, nguyên nhân của những tấn bi kịch này đến từ chế độ trọng nam khinh nữ bất bình đẳng của XH cũ (Nhất nam viết một, thập nữ viết vô)
e) Liên hệ một chút đến Xh ngày nay:
- Mặc dù đang sống trong 1 thời đại văn minh, nhưng đâu đó vẫn còn có những định kiến lỗi thời này
=> Đây là những suy nghĩ của mình, chúc bạn làm bài tốt ;)
 
S

subon

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kí song được tôn vinh " thiên cổ kì bút " thì cho đến này chỉ có 1 Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ . Và Trong đó đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất : đã khắc họa thành công số phận của người phụ nữ dưới chế độ xưa
Truyền Kì Mạn Lục là lọai văn chuyên gi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền . Cho nên trước đó Chuyện người con gái Nam Xương cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong chốn dân gian . Hẳn không mấy ai không biết đến 2 bài thơ viếng thăm nàng vũ thị trong hồng đức quốc âm thi tập . 2 bài thơ đó chứng tỏ rằng câu chuyện bi thảm về người đàn bà họ Vũ vợ chàng Trương là có thật . Đã được dân gian lưu truyền . Nhưng không phải Nguyễn Dữ chỉ có làm công việc đơn giản : biển chép lại cho đúng 1 chuyện kể đã có sẵn từ những năm tháng trước đó mà còn phải nhào nặn lại câu chuyện làm cho nó gần gũi với người đọc , mang dấu ấn của thời đại mình
Truyện mở đầu bằng dòng chữ " Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương ..." Tên tuổi , quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng như thế Chứ không giống như những nhân vật khác : Chàng họ Trương , ông họ Phan . Thật lạ! . Vũ Thị Thiết là người duy nhất trong truyện được nêu đầy đủ họ tên , danh tính để lưu truyền cho hậu thế . Nhưng Vũ Thị Thiết chỉ là 1 người đàn bà bình thường , thuộc giới nghèo hèn " vốn con kẻ khó " , dung mạo thì không có gì đặc biệt . Vậy mà nàng đã là 1 nhân vật lưu truyền nơi hậu thế . Có lẽ Nguyễn Dữ đã có những nhận thức tiến bộ về xã hội . Những ràng buộc khuôn pháp đã không còn vững chắc trong tâm trí ông . Ông quan tâm đến đời sống của mọi người chứ không còn mải mê tìm cảm hứng văn chương trong đội ngữ những người quý phái hay tuyệt sắc giai nhân nữa
Phải Chính từ quan niệm đó Nguyễn Dữ đã cho ra đời 1 mẫu người phụ nữ lí tưởng , tuy không phải là giai nhân những lại hội tụ những đức tính phẩm chất tốt đẹp cần có ở người phụ nữ Vũ Thị Thiết! " tính tình thùy mị nết na lại thêm tư Dung tốt đẹp " Tuy tác giả đã nói rằng 2 yếu tố bên trong và bên ngoài của nàng đều vẹn tòan . chẳng khác nào Kiều xưa kia . Thế nhưng càng vào sâu trong tác phẩm ta mới nhận ra rằng . Chữ dung đã thua chữ tài . Sau mấy lời giới thiệu đầu tiên, thì trong toàn truyện sẽ không còn những câu nào miêu tả vẻ đẹp bên ngòai của nàng ta nữa . >>> Vũ Nương đã chiếm được vị trí trong lòng chúng ta không phải là do tư dung mà do phẩm hạnh . Phẩm chất ở đây không như cô gái hái dâu Ỷ Lan hay ả đào nương diệt giặc miền Tiên Lữ . Phẩm chất Vũ Nương là về gia định . Từ khi về nhà chông Vũ Nương luôn tỏ ra là 1 người con dâu hiểu thảo , đảm đang , hay làm , biết tình chồng hay ghen Vũ Nương luôn cố gắng không để cho vợ chồng thất hòa , rồi còn lo lắng thuốc than và ma chay tế lễ đầy đủ cho mẹ chồng nữa Vũ Nương đã làm tất cả để giữ gìn , vun vén cho hạnh phúc của gia đình Thật là 1 con người tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa .
Trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn nhất . Mẹ chồng kiếm con dâu chỉ cốt để đày đọa , hay kiếm đứa cháu nối dõi tông đường . Cho nên mẹ chồng và con dâu thường thất hòa , không dễ hòa thuận .Nhưng trong tác phẩm ta lại thấy Vũ Nương được chính người mẹ chồng này tô đậm phẩm giá của mình . Những lời khen này càng trở nên ý nghĩa hơn , có giá trị hơn gấp bội " Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được . Sau này , trời xét lòng thành , ban cho phúc đức , giống dòng tươi tốt , con cháu đông đàn , xanh kia quyết chẳng phụ con , cũng như con đã chẳng phụ mẹ "
Đúng là như thế . Vũ Nương thật là 1 người con gái tài sắc vẹn tọan . sống trên đời không để phụ ai , luôn đối xử ân cần với mọi người . vậy mà người con gái Nam Xương ấy đã bị phụ . Tai họa bỗng chốc ập đến . Thật đột ngột! Thật nhanh chóng ! Đến khó tin kì lạ . Mới ngày nào người con gái ấy còn thổn thức cùng chồng những lời nói thiết tha đẫm lệ : " Nhìn trăng soi thành cũ , lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa , trông liễu rũ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình thương người đất khách ! . Dù có thư nghìn hàng cũng không sợ cánh hồng bay bổng " Mới ngày nào cuộc tiễn biết đầy vương vấn nhơ nhung" Ngước mắt cảnh vật vẫn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san ! " Những câu viết không vưt khỏi ước lê văn chương 1 thuở nhưng lại có sức lay động lòng người lạ thường ! . Vì những tình cảm ấy rất chân thành . Vậy mà trời đã phụ lòng người chỉ " qua năm sau " thôi tất cả đều tan nát . Thay cho Trang , cho Liễu , cho " cánh hồng bay bổng " và mối tình muôn dặm quan san " chỉ còn là nỗi nghi ngờ , những lời máng nhiếc đánh đập đến thậm tệ . Công lao nuôi con dưỡng mẹ , làm tròn bổn phận con dâu đều đổ xuống sông xuông biển , tới mức " không còn có thế lại lên núi Vọng Phu nữa " Nhưng đáng buồn thay ! Tai họa này chỉ do 1 lí do không đáng nói ! . Do cái bóng ! . Vì nhớ chồng , con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản . Và lòng nàng cũng xem nó là chồng . Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là sự thật . Và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi Mẹ Đản ngôi cũng ngồi . Và khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên đó lại trở thành sự thật . Cái bóng thành người . Hại cho đời người con gái tài sắc
Chắc hẳn trong các tác phẩm văn học , Có được sự sáng tào tài tình tinh sao như chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt này sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay 1 sự song trùng thật kì ảo thật đáng ngạc nhiên Bóng dần biến thành người . Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư , cái giả chập chờn trong cái thật . Không phải là người vô cũng thiết tha với hạnh phúc của 1 gia đình được sum vầy , đoan tụ Vũ Nương không thể nào nghĩ ra trờ chơi này . Nào ngờ chính nó đã làm tan nát đời nàng . Khi trở cái bóng in trên vách chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha . Nhưng hoa ra chính vì thế mà nàng đã mất chông , Đản đã mất mẹ . Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chờ về . Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy . Đã ém ngẹm lại cái chi tiết giật gân ấy . Rồi búng nén ra ở 1 vị trí thích hợp đã gây ra bão giông , khuấy lên sóng gió . Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh khỏi nổ bùng. " Thú vui nghi gia nghi thật, hạnh phúc duy nhất , niềm mong ước duy nhất của 1 đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ .Bình đã rơi , trâm đã gãy , liễu đã tàn trước gió , sen đã rũ trong ao , người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình
Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn . Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1 tấm bi kịch về số phận người phụ nữ . Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà kyhắc dung túng cho sự độc ác hủ bại . Nàng đã gặp 1 người chồng tuy là con nha hào phú m song ít học lại đa nghi đến mức ghen tuông mù quáng nên không thể nhận ra sự hoàn hảo trong phẩm hạnh của nàng . Rõ ràng sự khiếm khuyết trong tính cách của nhân vật Trương Sinh đã dồn nàng đến bước đường cùng . Giá như Trương Sinh bình tĩnh tìm hiểu 1 chút thôi thì tấm bi kịch chết người kia sẽ không thể xảy ra . Nhưng đó chỉ là giá như thôi vì Nguyễn Dũ đã đặt dấu chấm than cho mọi sự đã rồi
 
S

subon

Nhà thơ Huy Cận từng viết :



" Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "



Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

" Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ.



Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương ( " Chuyện người con gái Nam Xương " ).



Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàg còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.



Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều



Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:



" Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài "



Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn . Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng " , hay các quan niệm lạc hậu như " nữ nhân ngoại tộc "… Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn ngơi ngớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.


Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói " Hồng nhan thì bạc phận " nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình dẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.



Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòg người dọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt- đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.



Viết " Chuyện người con gái Nam Xương " và " Truyện Kiều ", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.
Bạn có thể tham khảo dàn bài trên để viết bài cho mình ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ thân phận người phụ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiên qua các bài thơ như Tự Tình của Hồ Xuân Hương , Thương Vợ của Trần Tế Xương , Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ...hoặc các tác phẩm văn học mà bạn đã học qua rồi. Bạn vào thêm link này tham khảo về phụ nữ Việt Nam xưa
 
L

lamnun_98

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung​
Nguyễn Du nghĩ gì khi viết nên những câu thơ nay? Phải chăng ông đã thấy được sự đau khổ, bất lực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà biết bao thế lực cả hữu hình lẫn siêu hình tác động lên cuộc đời họ. Mỗi người đều có một nỗi đau riêng và nếu không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào thì tất cả đều là những người đàn bà đầy bạc mệnh. Đó là nàng Kiều của Nguyễn Du,là người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, xa hơn một chút là Anna Karenia của Lev Tolstoi, Madam Borrory của G. Flaubert và còn có Vũ Thị Thiết của Nguyễn Dữ nữa.
Bình dị và nhỏ nhoi, đó là tất cả những gì mà ta có thể nói về ước mơ của người con gái Nam xương. “Nghi gia nghi thất”, lấy chông sinh con và được chung sống trong một gia đình yên bình hoà thuận , ước mơ đó dường như cũng là ước mơ chung của bao cô gái khác trên thế gian này.Nhưng đối với Vũ Thị Thiết ước mơ đó lại càng dễ thành hiện thực hơn khi nàng là con nhà gia giáo, “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Có lẽ cũng vì vậy mà cuộc kết hôn với Trương Sinh cũng là một điều dễ hiểu dù Trương Sinh có tính cả ghen đi chăng nữa. Nàng cùng với sự khôn khéo của mình lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để khi nào vợ chồng phải dẫn đến bất hoà”. Và vào chính lúc này hạnh phúc đã đến với nàng.
Thế nhưng, cuộc đời nào có bằng phẳng giống như ước nguyện của nhân sinh, thứ hạnh phúc mà Vũ Thị Thiết có được lại vô cùng mong manh và ngắn ngủi. Mong manh như sương khói và ngắn ngủi tựa kiếp sống của đoá phù dung sớm nở tối tàn.Hạnh phúc của nàng là hạnh phúc của Kiều khi gặo Kim Trọng, là hạnh phuc nhỏ nhoi của bao người con gái khác. Thế nhưng hạnh phúc chỉ là sự im lặng của nỗi đau và khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc cũng không tồn tại nữa. Cuộc sống đang yên ả thì đột nhiên dòng đời rẻ sang một hướng khác. Chàng phải đi lính- một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ “ngôi đền hạnh phúc” của họ. Đây là khởi đầu của biết bao biến cố sau này.
Nhưng dù sao đi nữa thì chiến tranh vẫn là một nguyên nhân mang tính chất ngoại tại, nó cũng chỉ góp phần vào sự sụp đổ của gia đình Vũ Nương mà thôi. Ở đây ta nói đến một nguyên nhân khác đó chính là lời nói dối của nàng với con, lời nói dối tưởng chừng như vô hại nhưng sau này lại giữ một vai trò quyết định chi phối toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Có lẽ trong thâm tâm mình khi nói đùa với con trẻ như thế nàng chỉ muốn cho con được hưởng thụ cái cảm giác có đầy đủ cả cha lẫn mẹ và cũng là đủ để thể hiện lòng trung thành của mình với chồng, thế nhưng ý nghĩa cao đẹp ấy lại giống như dòng nước đẩy nàng ra khơi xa đầy giông tố. Sự hiểu lầm ấy bắt đầu bằng sự ngây thơ của trẻ con nhưng đó lại là một sự ngây thơ có khả năng tàn phá một gia đình.
Emerson từng nói: “ Hạnh phúc là một mùi thơm mà người ta không thể toả sang cho người khác nếu không rưới vài giọt lên chính mình”. Có lẽ Trương Sinh chính là loại người có hạnh phúc mà không biết còn Vũ Thị Thiết là người đi tìm hạnh phúc mà không thấy. Phải chăng đó là nghịch lí tồn tại ở đây? Trương Sinh với sự cả ghen của mình lại tự đánh mất đi hạnh phúc không những vậy còn đẩy Vũ Nương vào bờ tuyệt vọng, khiến nàng phải tìm đến cái chết từ trong chính những bi kịch của hạnh phúc. Trương Sinh chính là biểu tượng của biết baonhững người đàn ông mang nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa. “ Hắn” là bộ mặt của tất cả những ai mang theo bên mình thói ghen tuông vô cớ, sống không có niềm tin lại vũ phu tàn nhẫn. Trở lại với Vũ Nương, nànglà bản sao của biết bao số kiếp hồng nhan bạc mệnh, của biết bao con người phụ nữ phải chôn vùi đời mình vào những con người như Trương Sinh. Họ trơ trọi, cô độc, bị đày đoạ và dường như là không thể có hạnh phúc. Vũ Nương mang trong mình tâm hồn nhiều khát vọng là thế, sâu sắc chân thành là thế nhưng vẫn dễ bị tổn thương. Không tổn thương sao được khi mặc cho nàng giải thích hay phân trần ra sao thì chàng vẫn không tin. Đến đây nàng xót xa, cay đắng tột cùng. Thầm trách xã hội kia sao lại ác độc, chế độ phong kiến kai sao lại bất công tàn nhẫn, để nàng giờđây lại không có chốn nương thân trong chính cái xã hội của mình. Và thế là nàng quyết địnhquyên sinh. Chết để thể hiện sự trong sạch ngay thẳng của mình và chết cũng là để tố cáo cái xã hội tàn ác kia. Nàng chết mà để lại cho mình một lời nguyền: “Kẻ bạc mệnh này …. xin làm cơm cho diều quạ”
Đến đây ta chợt nhớ về hai câu thơ trong bài “ Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Rõ ràng đời Vũ nương “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”. Nhưng sống cũng như chết, nàng vẫn “ giữ tấm lòng son”: nàng chung thuỷ với chồng, hiếu thảo với mẹ chông, đời nàng sáng trong như ngọc. Thế nhưng dù là ở thế giới khác thì nàng vẫn nặng lòng với quê hương, vẫn nặng tình đời và khao khát được phục hồi danh dự. Ở đây Nguyễn Dữ muốn cho ta thấy được rằng cuộc đời luôn công bằng, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng cungz sẽ được đền trả xứng đáng.
Dòng sông ngăn cách con người trước kia va hiện nay của Vũ Nương. Nàng không hoá thành ngọc thành cỏ, nàng vẫn là người-nhưng đã khác trước. Vật tin nàng gửi tới Trương Sinh cũng thật cụ thể và nên thơ nhưng cũng rất “người”: một chiếc hoa vàng- ý niệm về nàng và cũng là ýa niệm về sự cô đơn, phân ly.Cũng phải thôi vì tên nàng là Vũ Thị. Là hạt mưa sa, nàng trở về vớidòng sông. Cũng như Trương Chi, người lái đò gieo mình xuống dòng sông trước khi nhập vào cây gỗ bạch đàn. Và họ đều mượn mặt nước để thể hiện như một ảo ảnh lần cuối cùng trước người tình xưa.
Thật không ngoa khi nói rằng “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một áng “thiên cổ kì bút” . Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm dẫm cảm hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng- về quan hệ giữa người với người. Cũng qua đó tác phẩm giúp người đọc nhận thấy được nhiều mặt của cuộc sống đương thời rằng vẫn còn nhiều Trương Sinh vơi đầu óc nam quyền độc đoán được sinh ra từu xã hội phong kiến suy tàn và những Vũ Nương đẹp cả về hình dáng, phẩm giá lẫn tâm hồn nhưng lại không bảo vệ được mình bởi những thế lực tàn ác. Có lẽ cũng vì vậy mà Nguyễn Du đã viết nên “lời chung” cho bao người phụ nữ đương thời, rằng:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung​
 
L

lamnun_98

- Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết có "tư dung tốt đẹp".

Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở từng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình.

Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm:

+ khi chồng ở nhà,
+ khi chia tay,
+ khi xa chồng
+ và khi chồng trở về.

Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá.

Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương.

- Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

Chỉ âu lo với niềm bất hạnh của chính mình, nàng chẳng hề muốn gieo tai họa cho ai khác.Câu chuyện về cái bóng của mình mà Vũ Nương kể cho con nàng nghe để dỗ con , cũng như thể đang tâm sự với chính mình ,để an ủi ngóc ngách nào đó trong tâm hồn nàng :chồng nàng đang ở một nơi nào đó ,và hình bóng người chồng không lúc nào xa rời nàng .

Bao nhiêu công sức, tâm sức chắt chiu để vun đắp gìn giữ cái gia đình bé nhỏ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, nàng đã trắng tay, bơ vơ, không lối thoát, nên tìm đến cái chết ...

Thực chất là Vũ Nương đã bị bức tử, nhưng nàng đi đến cái chết thật bình tĩnh : tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng ...

Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm.

-->Chiếc bóng có phải là một thế lực vô hình ngăn cản con người ,đặc biệt là người phụ nữ đến với hạnh phúc ...

=>Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn.

Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ : Chuyện người con gái Nam Xương..
Nguồn:net
 
L

lamnun_98

Tham khảo:

Vũ Nương là 1 người phụ nữ đáng thương, phải sống trong 1 xã hội với quan niệm "trọng nam khinh nữ", "nam viết hữu, nữ viết vô ", người phụ nữ không có chỗ đứng, không có địa vị và tiếng nói trong xã hội ( vì vậy khi bị người chồng vu oan, Vũ Nương đã không thể lên tiếng minh oan cho chính mình được, chĩ biết âm thầm chịu đựng cho số phận hẩm hiu của mình, và để chứng minh cho sự trong sạch cuả mình, Vũ Nương đã nháy xuống sông tự vẫn. Chi tiết này cho ta thấy được sự bất công, sự chà đạp của người đời, đặc biệt là người đàn ông lên số phận của người phụ nữ trong 1 xã hội thối nát, mục rữa, với sụ cai trị cùa đồng tiền, bọn tham quan, tú bà, nhà chứa với những quan niệm cổ hủ, lạc hậu << nếu có thể nên dẫn chứng thêm về số phận cùa Thúy Kiều_Nguyễn Du + Bánh trôi nước hoặc Tự tình của Hồ Xuân Hương. Cả 3 bài này đều nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến>>. Từ đó liên hệ đến hình ành " con cò " trong bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương " Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ 5 con với 1 chồng ...">>
Qua hình ảnh Vũ Nương trong tác phẩm " Người con gái Nam Xương" <<tên tác giả của tác phẩm này>> muốn phản ánh sự thối nát, mục rữa của xã hội phong kiến với những quan niệm cổ hũ, lạc hậu " trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, khiến cho họ không thể bày tỏ thái độ và cất tiếng nói của riêng mình lên được. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: chịu thương, chịu khó "Một duyên 2 nợ âu đành phận. Năm nắng mười mưa dám quảng công", thủy chung, son sắt, dù trong bất kì hoàn cảnh nào "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" thì "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"



___________________________________________________
Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng.
+ Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
- Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư". Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
Nói chung, số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.
 
C

congtuvip1280

Trước hết: VN là ng` phụ nữ đẹp ng`, đẹp nết, luôn khao khát cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng lại có số phận hết sức bi thương => điểm chung của phụ nữ trong XhPk
a) Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm CNCGNX
b) VN là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, khao khát cuộc sống hạnh phúc:
- Khi chồng ở nhà => dẫn chứng đoạn đầu tiên của tp
- Khi chia tay chồng => cho thấy tình cảm vợ chồng thắm thiết (lời căn dặn chồng)...
- Khi chồng đi vắng => thủ tiết thờ chồng, lo ma chay cho mẹ chồng ko khác gì mẹ ruột
c) VN có số phận bi thảm:
- Là người có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh... lẽ ra nàng phải có đc hạnh phúc, nhưng nàng đã ko có đc điều đó.
- Khi chồng trở về, ghen tuông => ko giải bày đc, nàng đã tự vẫn
- Bi kịch lớn của cuộc đời nàng: là vợ hết mực chung thủy, sắt son nhưng lại bị chính chồng mình ngờ vực nàng thất tiết
- Nàng tự vẫn => coi như là 1 cách để giải thoát
d) Liên hệ đến thân phận ng` phụ nữ trong XhPK:
- Liên hệ với Kiều.
- NDu đã từng nói :"Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" hay "Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?"
=> có thể nói, nguyên nhân của những tấn bi kịch này đến từ chế độ trọng nam khinh nữ bất bình đẳng của XH cũ (Nhất nam viết một, thập nữ viết vô)
e) Liên hệ một chút đến Xh ngày nay:
- Mặc dù đang sống trong 1 thời đại văn minh, nhưng đâu đó vẫn còn có những định kiến lỗi thời này
=> Đây là những suy nghĩ của mình, chúc bạn làm bài tốt ;)

làm c~ sai đề nữa chứ!!!! người ta về bài hoặc dàn ý mà đi làm cái tóm tắt gì thế!!! mà c~ đâu liên quan đến Kiều!!! Bó tay
 
Top Bottom