[Văn 9] Suy nghĩ của em về tình bạn của những đứa trẻ trong đoạn trích Những đứa trẻ

A

alone_star2909

Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

1. Tình bạn tuổi thơ trong sáng giữa những đứa trẻ.
-Bọn trẻ: Bố không cho nuôi chim,mẹ đã mất,hay bị đánh đòn.
-A-li-ô-sa: Kểchuyện cổ tích, động viên bạn,bắt chim cho bạn,tức giận khi bạn bị đánh.
=>Sống thiếu tình thương=>Bọn trẻ yêu quý,hết lòng vì nhau.
-Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, cổ tích xen đời thường ,so sánh....
=>Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và cùng xây dựng tình bạn trong sáng, yêu thương nhau.
2.Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán.
Ngưòi cha thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn ngăn cản tình bạn của những đứa trẻ vì chúng có thành phần xã hội khác nhau.
3.Tình bạn tiếp diễn.
-Bọn trẻ:
+ khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt để ngồi xổm hoặc quỳ để nói chuyện về cuộc sống buồn tẻ.
+ Kể chuyện cổ tích cho nhau nghe.
+Một đứa đứng canh ông đại tá.
=>Vượt qua mọi cản trở bọn trẻ gặp lại nhau vì muốn được tin yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
->Tình bạn vượt mọi rào cản,có sự cảm thông,tin yêu,chia sẻ.

*Đoạn trích ca ngợi tình bạn trong sáng, thân thiết, nảy nở, vượt qua mọi rào cản trong xã hội thời thơ ấu của tác giả .
 
D

duong.trang31

DÀN Ý CŨNG ĐƯỢC NHA
I. Mở bài:
Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ri Nô-vơ-gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.
M. Go-rơ-ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân. Và "thời thơ ấu" chính là câu chuyện đời của nhà văn. Đặc biệt đoạn trích 'những đứa trẻ' đã nói lên tình bạn đáng quý giữa cậu bé A-li-ô-sa( nhà văn) và những đứa trẻ quý tộc.
II. Thân bài:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:

Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
- A-li-ô-sa : Sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
- Qua trò chuyện chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì (mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn…). Hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
=> Sự đồng cảm trong cảnh ngộ thiếu tình thương với ba đứa trẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
Luận điểm 2: Những quan sát và nhận xét tinh tế:

A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau…”
Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. Chi tiết đó thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh của những người bạn mới.
Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ cảm thông với những người bạn của mình.
=> Quan sát và nhận xét tinh tế, cảm nhận được chiều sâu nội tâm của nhân vật, hiểu được suy nghĩ, tình cảm của các bạn mình, cảm thông chia sẻ với những người bạn cùng cảnh ngộ.
Luận điểm 3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:

- Chi tiết về mụ dì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
- Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại…”.
- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt…” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.
- Những đứa trẻ không có tên: Có thể nhà văn đã quên hoặc vẫn nhớ nhưng cố tình không đề ra, để câu chuyện về những đứa trẻ sống thiếu tình thương có sức khái quát lớn hơn và đậm màu sắc cổ tích hơn.
III. Kết bài:

Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác - xim Go - rơ - ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
 
Top Bottom