N
nlht20081997
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mình làm thử một bài văn để thử xem sức mình thi TS sẽ ra sao, mong các bạn giup đỡ , sữa lỗi tận tình
Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
- Bài làm -
I/MỞ BÀI:
Lời của con hay tiếng song thầm thì
Hay tiếng của long cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tân
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con
Đây là những lời thơ da diết của Hoàng Trung Thông trong bài thơ những cánh buồm mang nghĩa triết lí sâu sắc, thể hiện tình cảm cha thương con sâu nặng, làm xúc động long người. Cùng đề tài đó bài thơ Nói với con của Y Phương – một nhà thơ dân tộc Tày lại mang một âm hưởng riêng, một giọng điệu riêng và cũng làm xúc động long người không kém. Bài thơ là sự gắn bó niềm tự hào của người cha về quê hương, đạo l sống của dân tộc, cùng với lời Y Phương của người cha dành cho con, cũng như là thế hệ trẻ.
II/THÂN BÀI:
Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, chở che của người đồng mình, quê hương. Bài thơ mở ra một khung cảnh gia đình ấm áp, đầy ắp giọng nói, tiếng cười:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Cách nói thật đơn giản, cụ thể “chân phải,chân trài”, “một bước, hai bước”. Lời thơ mở ra một hình ảnh thật đẹp, đó là một em bé ngây thơ đang lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong tình yêu thương , sự chở che, chăm sóc, trong vòng tay êm ấm của cho mẹ. Những bước đi, những tiếng nói đầu đời ấy vô cùng y nghĩa. Đến với cha “chân phải bước tới cha” tức là con đi đến với lí trí, nắm bắt lấy tri thức.Thật vậy cha là người dạy cho con đạo li làm người, người cha trong gia đình luôn là một người nghiêm khắc nhưng có ai biết được đằng sau cái sự nghiêm khắc ấy là cả một tình yêu thương vô bờ bến Mẹ cũng vậy, đến với mẹ, con đến với tình cảm, trái tim yêu thương, đến với long mẹ bao la. Điệp ngữ bước tới , ở đây là bước đi, bước ngoặt, hoặc có thể là bước đời, cùng với “một bước, hai bước” cha muốn con biết cha mẹ luôn song hành cùng con, dù ở nơi đâu tâm hồn cha , mẹ sẽ luôn hướng về con, hãy vững vàng, tự tin bước tiếp một bước rồi hai bước,…, và mai sau trên đường đời cũng vậy,hãy biết sống một cách tự lập, bước đi trên đường đời bằng chính đôi chân của mình mà không cần sự bao bọc, chở che. Gia đình chính là cái nôi êm , là cái tổ ấm để con lớn khôn và trưởng thành, bên cha bên mẹ, cha chờ, mẹ đón, cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái thì còn gì hạnh phúc bằng. Nhìn đứa con trưởng thành, người cha không khỏi sung sướng, tự hào.
Con không chỉ lớn lên trong gia đình mà còn trưởng thành trong quê hương sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Cách gọi thật mộc mạc, giản dị, mang đậm bản sắc người dân tộc Tày : người đồng mình - cách gọi những người cùng dân tộc, cùng sống trên một mảnh đất quê hương, bản làng, cùng với ngữ điệu cảm than yêu lắm con ơi đã thể hiện sự gắn bó giữa người cha với con người quê hương. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được Y Phương diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh, đó là những công việc thường ngày của người đồng mình. Trước hết là đan lờ bắt cá, dưới bàn tay khéo léo, người đồng mình đã biến những nan trúc nan tre thành những nan hoa, đó là tấm long cam đẹp của họ. Vách nhà không chỉ được ken bằng gỗ mà còn được ken bằng câu hát. Ba động từ” đan cài ken” không chỉ để miêu tả hoạt động con người mà còn thể hi65 sự đoàn kết, gắn bó trong lao động giữa người đồng mình.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm long
Điệp từ cho đã nhấn mạnh tấm long bao dung của người đồng mình, một lần nữa lại cho hoa: tức là cho những gì đẹp nhất , tinh túy nhất của họ mà không so đo tính toán. Con đường không chỉ để đi mà còn cho những tấm long, con đường in dấu những bước chân nược xuôi ra vào buôn làng làm ăn kiếm sống, con đường có nghĩa vô cùng to lớn cho sự trưởng thành của con. Trong giây phút con trưởng thành, lớn dần, cha nhớ về tình nghĩa bản làng và cội nguồn hạnh phúc
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Không chỉ gợi cho con về cội nguồn sinh dưỡng, cha còn nói cho con biết những truyền thống tốt đẹp của người động mình, đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Cách gọi mộc mạc được lặp đi lặp lại như một điệp khúc trong bài thơ đã diễn tả rật rõ, thật sâu sắc tình cảm gắn bó , ấm áp giữa những người đồng mình, chính tình yêu thương đó đã trở thành nguồn động lực vô cùng to lớn giúp ọ vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Hai câu thơ ngắn gọn, đối xứng nhau, sử dụng các từ đo khoảng cách cao và xa đã diễn tả that mạnh mẽ chí khí của người đồng mình.Cuộc sống nghèo đói, cực khổ cứ dai dẳng bám theo những kiếp người bất hạnh.từ năm này sang năm khác.Nỗi buồn này không thể nào cân, đong, đo , đếm được, có mênh mông sâu thẳm, chất cao như mây như núi.Nhưng đặc biệt có khó khăn đến đâu, họ vẫn không bao giờ khuất phục, đầu hang, vẫn luôn tin tưởng, hi vọng hướng lòng mình về phía trước, sẵn sàng vượt qua mọi thách thức, khó khăn của cuộc đời Để từ đó người cha muốn con tiếp nối truyền thống cuả quê hương:
Sống trên đá không chê đá gập ghệnh
Sống trong thung không chế thung nghèo đói
Y Phương đã lặp lại”sống…không chê” nhằm muốn con dù đất nước còn đói nghèo, lam lũ, còn quê mùa đơn sơ nhỏ bé nhưng con đừng bao giờ từ bỏ,phản bội quê hương, quay lưng với những truyền thống dân tộc, hãy luôn ghi nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về nơi chon nhau cắt rốn, nơi con sinh ra và lớn lên.
Sống như song như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Bằng biện pháp so sánh cùng với thành ngữ lên thác xuống ghềnh, một lần nữa là niềm tự hào của người cha về con người quê hương với sức sống bền bỉ, không sợ hiểm nguy cực nhọc, không sợ khó khắn, không sợ hãi mà tự mình đối mặt với chông gai thử thách.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Chi tiết thơ lại mang bản sac người miệng núi « thô sơ da thịt” thật giản dị quá.Người đồng mình làm lung vất vả, lao động cực nhọc cả ngày để sinh sống, không có điều kiện trau chuốt về hình thức, ăn mặc vô cùng giản dị khăn phêu áo chàm nhưng về tâm hồn thì khác, họ có một tâm hồn bao la ,rộng lớn, sống giàu nghị lực, tình cảm.Đặc biệt họ còn có y chí xây dựng quê hương vô cùng to lớn:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
hAI CÂU THƠ VỪA MANG NGHĨA THỰC , VỪA MANG NGHĨA ẨN DỤ.“Tự đục đá kê cao quê hương” một công việc rất quen thuộc của người đồng mình. Họ sống giữa mây ngàn và núi đá phải làm lụng khó khăn lắm mới có được chỗ ăn, chỗ ở. Họ xây dựng quê hương bằng chính nghị lực và sự bền bỉ của mình . Đồng thời bằng trí tuệ, sự sang tạo họ đã làm nên những phong tục tốt đẹp của quê hương để lưu truyền cho đời sau
Kết thúc bài thơ từ cảm xúc chung rộng lớn, Y Phương trở về với tình cảm rất riêng – tình cha con:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Lại một lần nữa “thô sơ da thịt”, người cha muốn con đừng tự ti vì vẻ bề ngoài cuả mình, vì mình là người dân tộc,ngược lại hãy sống một cách có ích, không được sống một cuộc đời nhỏ bé tầm thường. Cha muốn con cần tự tin, vững vàng bước đi trên con đường đời lắm chông gai. Hai tiếng nghe con khép lại bài thơ, đó là lời dặn dò nhỏ nhẹ mà nghiêm khắc của Y Phương dành cho con, hai tiếng thôi mà chứa không biết bao nhiêu là tình cảm, là hy vọng, là niềm tin của người cha.
Với ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể, vừa gợi cảm, gợi nghĩa sâu xa,bài thơ là niềm tự hào của Y Phương về quê hương, dân tộc, là lời dặn dò cho đứa con. Cao hơn cả đó là lời gửi trao niềm tin cho thế hệ trẻ hãy sống xứng đáng với gia đình, quê hương, dân tộc.
Cách nói thật lạ và độc đáo của dân tộc Tày đã tạo nên một sự khác biệt cho bài thơ Nói với con. Nếu bcon cò của CLV là khúc hát về tình mẹ thì NVC là khúc hát về tình cha tất cả đều là những khúc hát về tỉnh cảm gia đình , về tình người cao đẹp- điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Last edited by a moderator: