Văn bản: Mã Giám Sinh mua Kiều.
1. Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh:
* Ngoại hình, hành động:
" Quá niên trạc
ngoại tứ tuần
Mày râu
nhẵn nhụi, áo quần
bảnh bao"
Đã vào tuổi trung niên nhưg MGS vẫn cạo râu nhẵn nhụi và ăn mặc 1 cách "bảnh bao" như 1 cậu thanh niên. 2 câu thơ cho thấy sự đối chọi giữa tuổi tác và cách ăn mặc của hắn; trau chuốt vẻ trai tơ, làm đỏm đến mức lố bịch. (Kiểu cưa sừng làm nghé ấy bạn ^^!)
* Hành động:
" Hỏi tên, rằng: '
Mã Giám Sinh'
Hỏi quê, rằng: '
Huyện Thanh Lâm cũng gần' "
Cách trả lời cộc lốc, bất lịch sự ko thể có ở một Nho sinh trường Quốc Tử Giám thời bấy giờ. Ở đây, Nguyễn Du đã đặt 1 dấu hỏi, khiến người đọc nghi ngờ về xuất thân "Nho sinh" của con người này.
" Trước
thầy sau
tớ lao xao"
Cách xưng hô không thống nhất. Điều này càng làm tăng nỗi nghi ngờ về MSG. Chẳng 1 Nho sinh nào lại nói năng "lao xao", đánh mất vẻ nhã nhặn của mình 1 cách dễ dàng đến vậy.
"Ghế trên ngồi
tót sỗ sàng"
Vào trong nhà, MGS ko biết đến chủ khách, trên dưới mà đã nhanh nhảu chọn ngay chỗ tốt nhất cho mình. Điều này 1 phần thể hiện đc bản chất tham lam, tính toán của hắn. Tác giả đã khéo léo trong cách dùng từ như "tót" và "sỗ sàng". Sự vô văn hóa đã được bộc lộ đến đỉnh điểm. Đến đây, hẳn ai cũng đã chắc chắn đc rằng màn "Nho sinh" của MGS chỉ là giả tạo. Nguyễn Du tiếp tục đặt thêm nghi vấn cho ng` đọc: Thực chất, MGS là ai?
Khi gặp Kiều, MGS đã lộ vẻ "đắn đo cân sắc cân tài". Sự đắn đo mang tính vụ lợi, động từ "cân" lại thêm lột trần bản chất buôn người của MGS. Hắn chỉ quan tâm đến mặt "sắc" và "tài"_ 2 yếu tố quan trọng của gái lầu xanh giúp hắn kiếm nhiều tiền_ mà lơ đi chữ công, ngôn và chữ hạnh của người phụ nữ. Lại thêm "Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ" thể hiện sự sành sỏi trong việc lựa "hàng" của tên buôn người. Hắn muồn chắc chắn rằng cô gái mình mua toàn vẹn cả sắc cả tài nên ko tiếc những từ "ép", "thử". Chì qua hai câu thơ mà ND đã lột tả được sự đê tiện của con người MGS.
"Rằng: 'Mua ngọc đến Lam Kiều.
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường' "
Câu nói tưởng chừng như rất nhã nhặn, lịch sự, có áp dụng cả điển tích "ngọc Lam Kiều" của MGS lại ẩn chứa điều đáng chê ghét: Hắn đang hỏi cái giá để mua Kiều.
"Cò kè bớt một thêm hai"
Từ "Cò kè", "thêm", "bớt" cuối cùng đã giúp ng` đọc nhìn thấu đc toàn bộ con ng` MGS: 1 tên buôn ng` tham lam, ti tiện, vụ lợi, bủn xỉn; coi thân người như món hàng vô tri để mua bán. Giằng co từng đồng một, chứng tỏ MGS rất có kinh nghiệm trong ngành nghề này. Hắn ko quản đến thời gian, sẵn sàng tốn "giờ lâu" để có thể "ngã giá vâng ngoài bốn trăm". Thật sành sỏi là vậy!
Tóm lại, bằng bút pháp tả thực, Nguễyn Duđã lột trần bản chất "buôn người bán thịt" xảo quyệt, đê tiện của MGS. Nhân vật này được coi là đại diện cho thế lực lưu manh, thế lực đồng tiền trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của thi hào Nguyễn Du.
Ôi trời ơi, mệt quá @-)@-)@-). Thôi bạn tự làm câu hai vậy. Cần chú ý đến hình ảnh ước lệ tượng trưng "thềm hoa" "lệ hoa" "buồn như cúc" "gầy như mai" của Kiều nè. Định nghĩa sự "ngại ngùng" của Kiều nè (ko phải ngại của cô dâu ra xem mặt lang quân đâu nhá). Phải hiểu rằng Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời", lại nhạy cảm nên rất dễ nhận ra mình đang sắp sửa gặp ai. Rồi nhấn mạnh sự im lặng của Kiều trong suốt cuộc mua bán, từ đó thể hiện sự "tột cùng đau khổ và lo lắng của Kiều khi nhận ra thân thể và nhân phẩm mình đang là món hàng được trao đổi". Là vậy thôi.
Đúng thì thank nha
