[văn 9] so sánh người lính trong đồng chí và BTVTDXKK

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Xuất thân của những người lính:
- Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu.
- Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
*Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất.
- Trong bài “Đồng chí”, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù. - Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.
* Phẩm chất của những người lính:
- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời:
+ Người lính trong bài “Đồng chí” ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở - nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ.
- Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách:
+ Trong bài “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác…
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không kính.
+ Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới…
- Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau:
+ Đây là chủ đề xuyên suốt bài thơ “Đồng chí”.
+ Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn.
- Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ.
nguồn: facebook.com/hocvanlop9
 
X

xt2000

Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. Đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người lính mỗi thời kì lại có những nét tương đồng và khác biệt, nên những bài thơ trong mỗi thời kì cũng khắc hoạ hình ảnh hai người lính khác nhau, mà tiêu biểu là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.





Sự khác biệt đầu tiên của họ là hoàn cảnh chiến đấu và xuất thân. Những vần thơ của bài “Đồng chí” được Chính Hữu dùng ngòi bút của mình viết nên vào tháng 5.1948. Đây là những năm tháng đầu tiên giặc Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau cách mạng tháng 8, nên cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, nhất là đối với hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Hiểu được nỗi đau của dân tộc, những người nông dân nghèo ở mọi nẻo đường đất nước đã bỏ lại sau lưng ruộng đồng, “bến nước gốc đa” để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Khác với Chính Hữu, Phạm Tiến Duật - một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho ra đời “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ “yêu nước”.

Và vì hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nên dẫn đến lí tưởng chiến đấu và ý thức giác ngộ cũng không tránh khỏi khác nhau. Trong bài “đồng chí", nhận thức về chiến tranh của người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc. Họ chỉ biết chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, giành lại tự do, giành lại quyền làm người mà thôi. Trong tim họ, tình đồng chí đồng đội là món quà thiêng liêng, quý giá nhất mà họ nhận được trong suốt quãng thời gian dài cầm súng.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Còn trong thời chống Mĩ, khái niệm về tinh thần yêu nước, thống nhất nước nhà đã khắc sâu vào tâm trí mỗi con người nơi chiến khu. Họ hiểu được điều ấy là vì giai đoạn này, khi miền Bắc đã đi vào công cuộc xây dựng CNXH thì miền Nam lại tiếp tục chịu đựng khó khăn bởi sự xâm lược của đế quốc Mĩ. Và “thống nhất” trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của dân tộc ta. Trong trái tim chảy dòng máu đỏ của người Việt Nam, những người lính Trường Sơn mang trong mình tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền Nam cùng tình đồng chí đã hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp.

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Thật thiếu sót nếu như so sánh hai bài thơ mà không nói về vẻ đẹp của chúng. “Đồng chí” là hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hoà huyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt và chia sẻ giữa những người bạn với nhau. Còn “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là sự khắc hoạ nổi bật của nét trẻ trung, tinh thần lạc quan, dũng cảm với tinh thần yêu thần yêu nước rừng rực cháy trong tim. Khát vọng và niềm tin của họ được gửi vào những chiếc xe không kính, thứ đưa họ vượt dãy Trường Sơn thẳng tiến vì miền Nam yêu dấu.

Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kì nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân bỗng quặng thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Người lính chống Mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vươn nơi mái trường, là sự nuốc tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.

“Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

Bàn về nghệ thuật của hai bài thơ, ta không khó để thấy rằng chúng có nét khác biệt tương đối rõ ràng. Chính Hữu dùng bút pháp lãng mạn, xây dựng trong thơ của mình biểu tượng nên thơ của tình đồng chí: “đầu súng trăng treo”. Cảm hứng dâng trào lên rồi lại lắng đọng trong tâm hồn, hoá thành hình ảnh của chiến đấu và hoà bình, mang đến cho đời một bài thơ đầy chất trữ tình nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ngược lại, Phạm Tiến Duật xây dựng hình ảnh người lính bằng những gì có thực trong cuộc sống chiến đấu gần gũi nhất: “xe không kính”. Hình ảnh thơ này thật sự quá độc đáo, khiến người đọc nhiều lần ngỡ ngàng vì sự phá cách và nét đơn giản nhưng cũng ngập tràn chất thơ của “bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Nhưng dù khác nhau từ hoàn cảnh, xuất thân cho đến lí tưởng chiến đấu, họ vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: chiến đấu vì hoà bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở để vững bước đến tương lai được dựng nên bởi tình đồng chí. Dù biết rằng trong cuộc chiến một sống một còn ấy, đã có không ít những người phải hi sinh, nhưng đó lại là động lực lớn hơn chắp cánh cho ước mơ của những người chiến sĩ bay xa, bay cao. Hình tượng người lính ở hai thời kì đều chất chứa những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu quý.

Nói tóm lại, người lính mãi mãi là biểu tượng tươi đẹp và sinh động nhất của chiến tranh, dù là thời kì chống Pháp hay chống Mĩ. Họ hiện lên quá đỗi gần gũi và thân thương, với nghĩa tình đồng đội ấm áp đã, đang và sẽ mãi mãi ấp ủ trong trái tim. Họ là những cây xương rồng rắn rỏi, cố gắng vươn lên giữa xa mạc mênh mông khô cằn. Họ là ngọn đèn thắp sáng con đường của quê hương chúng ta, đưa đất nước đi đến hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.
 
X

xt2000

:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss@};-@};-@};-@};-@};-:):):):):):):):)




thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. Và có lẽ vì thế nên mỗi bài thơ đều mang đến sự đồng điệu giữa cảm xúc của người đọc, người nghe và tâm hồn thi sĩ của tác giả. đặc biệt, những bài thơ gắn liền với hình ảnh người lính trong hai thời kì kháng chiến chống pháp và chống mĩ lại càng khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống chiến đấu gian khổ của dân tộc hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người lính mỗi thời kì lại có những nét tương đồng và khác biệt, nên những bài thơ trong mỗi thời kì cũng khắc hoạ hình ảnh hai người lính khác nhau, mà tiêu biểu là bài thơ “đồng chí” của chính hữu và “bài thơ tiểu đội xe không kính” của phạm tiến duật.





Sự khác biệt đầu tiên của họ là hoàn cảnh chiến đấu và xuất thân. Những vần thơ của bài “đồng chí” được chính hữu dùng ngòi bút của mình viết nên vào tháng 5.1948. đây là những năm tháng đầu tiên giặc pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau cách mạng tháng 8, nên cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả, nhất là đối với hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Hiểu được nỗi đau của dân tộc, những người nông dân nghèo ở mọi nẻo đường đất nước đã bỏ lại sau lưng ruộng đồng, “bến nước gốc đa” để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.

“quê hương anh nước mặn đồng chua

làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

khác với chính hữu, phạm tiến duật - một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước cho ra đời “bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào tháng 5.1969. Thời gian này là cột mốc đánh dấu cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang trong thời khốc liệt nhất. Anh giải phóng quân bước vào chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ ra đi khi vai còn vươn cánh phượng hồng, lòng còn phơi phới tuổi thanh xuân. Những anh hùng “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước” ấy chẳng màng đến tương lai đang rộng mở đón chào, đôi chân họ bị níu chặt nơi mặt trận vì hai từ “yêu nước”.

Và vì hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nên dẫn đến lí tưởng chiến đấu và ý thức giác ngộ cũng không tránh khỏi khác nhau. Trong bài “đồng chí", nhận thức về chiến tranh của người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc. Họ chỉ biết chiến đấu để thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của thực dân pháp, giành lại tự do, giành lại quyền làm người mà thôi. Trong tim họ, tình đồng chí đồng đội là món quà thiêng liêng, quý giá nhất mà họ nhận được trong suốt quãng thời gian dài cầm súng.

“súng bên súng, đầu sát bên đầu,

đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

đồng chí!”

còn trong thời chống mĩ, khái niệm về tinh thần yêu nước, thống nhất nước nhà đã khắc sâu vào tâm trí mỗi con người nơi chiến khu. Họ hiểu được điều ấy là vì giai đoạn này, khi miền bắc đã đi vào công cuộc xây dựng cnxh thì miền nam lại tiếp tục chịu đựng khó khăn bởi sự xâm lược của đế quốc mĩ. Và “thống nhất” trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của dân tộc ta. Trong trái tim chảy dòng máu đỏ của người việt nam, những người lính trường sơn mang trong mình tinh thần lạc quan, ý chí quyết thắng giải phóng miền nam cùng tình đồng chí đã hình thành từ thời kháng chiến chống pháp.

“xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

thật thiếu sót nếu như so sánh hai bài thơ mà không nói về vẻ đẹp của chúng. “đồng chí” là hiện thân của vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí được thể hiện thật tự nhiên hoà huyện trong tinh thần yêu nước mãnh liệt và chia sẻ giữa những người bạn với nhau. Còn “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là sự khắc hoạ nổi bật của nét trẻ trung, tinh thần lạc quan, dũng cảm với tinh thần yêu thần yêu nước rừng rực cháy trong tim. Khát vọng và niềm tin của họ được gửi vào những chiếc xe không kính, thứ đưa họ vượt dãy trường sơn thẳng tiến vì miền nam yêu dấu.

Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kì nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân bỗng quặng thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. Họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.

“ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,

giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

người lính chống mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vươn nơi mái trường, là sự nuốc tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.

“bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,

chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

bàn về nghệ thuật của hai bài thơ, ta không khó để thấy rằng chúng có nét khác biệt tương đối rõ ràng. Chính hữu dùng bút pháp lãng mạn, xây dựng trong thơ của mình biểu tượng nên thơ của tình đồng chí: “đầu súng trăng treo”. Cảm hứng dâng trào lên rồi lại lắng đọng trong tâm hồn, hoá thành hình ảnh của chiến đấu và hoà bình, mang đến cho đời một bài thơ đầy chất trữ tình nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ngược lại, phạm tiến duật xây dựng hình ảnh người lính bằng những gì có thực trong cuộc sống chiến đấu gần gũi nhất: “xe không kính”. Hình ảnh thơ này thật sự quá độc đáo, khiến người đọc nhiều lần ngỡ ngàng vì sự phá cách và nét đơn giản nhưng cũng ngập tràn chất thơ của “bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Nhưng dù khác nhau từ hoàn cảnh, xuất thân cho đến lí tưởng chiến đấu, họ vẫn cùng chung một mục tiêu duy nhất: Chiến đấu vì hoà bình, độc lập, tự do của tổ quốc. Họ lấy quyết tâm làm nền tảng, tinh thần làm cơ sở để vững bước đến tương lai được dựng nên bởi tình đồng chí. Dù biết rằng trong cuộc chiến một sống một còn ấy, đã có không ít những người phải hi sinh, nhưng đó lại là động lực lớn hơn chắp cánh cho ước mơ của những người chiến sĩ bay xa, bay cao. Hình tượng người lính ở hai thời kì đều chất chứa những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ hồ mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu quý.

Nói tóm lại, người lính mãi mãi là biểu tượng tươi đẹp và sinh động nhất của chiến tranh, dù là thời kì chống pháp hay chống mĩ. Họ hiện lên quá đỗi gần gũi và thân thương, với nghĩa tình đồng đội ấm áp đã, đang và sẽ mãi mãi ấp ủ trong trái tim. Họ là những cây xương rồng rắn rỏi, cố gắng vươn lên giữa xa mạc mênh mông khô cằn. Họ là ngọn đèn thắp sáng con đường của quê hương chúng ta, đưa đất nước đi đến hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.
 
Top Bottom