(Văn 9)Sang Thu-Nguyễn Hữu Thỉnh.

V

vanquyen99nd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về cảm xúc của nhà thơ trong ài thơ Sang Thu Hữu Tỉnh :confused::confused::confused::confused:

-Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt phổ thông, nghiêm cấm dùng các ngôn từ trái với thuần phong mỹ tục.
-Phải đặt tiêu đề đúng với nội dunng bài viết:[Môn/lớp]Tiêu đề.

Thân,leo345. :p
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA MẠCH CẢM XUC
TRONG BÀI THƠ “SANG THU” (Hữu Thỉnh)

Lê Đức Thịnh
Mùa thu đã bước vào thơ ca với nhiều thi phẩm để đời như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Thu vịnh - Nguyễn Khuyến, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu… Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài thơ thu một bài thơ giản dị mà để lại nhiều lắng đọng trong lòng người.

Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ :
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. ”
Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ những chi tiết rất bình dị quen thuộc: ngọn gió se lạnh đầu thu mang theo hương ổi phả vào không gian lúc buổi sớm.
Động từ “phả” gợi cảm giác về sự thơm nồng của hương ổi không chỉ lan toả trong đất trời mà còn thấm vào hồn người.
Hữu Thỉnh lại cảm nhận trời thu qua chi tiết “hương ổi”, hình ảnh đó vừa gần gũi, mang đậm chất đồng quê, đi vào bài thơ một cách tự nhiên, lại mới mẻ, bất ngờ có cái riêng nên không lẫn vào các bài thơ thu khác.
Từ những cảm nhận ban đầu bằng khướu giác, nhà thơ chuyển sang những cảm nhận bằng thị giác qua hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ ”.
Chùng chình là một từ láy diễn tả sương thu chưa tan, sương chuyển động chầm chậm, sương giăng mắc nơi đầu thôn, ngõ xóm lúc buổi sớm. Sương được nhân hoá một cách sinh động, có hồn, mang đầy tâm trạng như con người .
Nhà thơ đã khéo dùng từ “bỗng” ,“hình như” để diễn tả cảm giác ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người. Có điều gì chợt đến khiến con người giật mình. Đất trời sang thu hãy còn mơ hồ lắm, con người phải thật tinh tế thì mới cảm nhận được qui luật vận động của tự nhiên .

Cảm giác ngỡ ngàng ban đầu đã tan biến đi nhường chỗ cho những cảm nhận mới về đất trời sang thu :
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu. ”
Dòng sông chảy một cách thanh thản, bình lặng êm đềm. Những cánh chim vội vã, cho một mùa mới. Sự vội vã đó cũng không làm mất đi sự bình lặng êm đềm của thiên nhiên lúc vào thu.
Trên trời cao, mây mùa hạ cũng đang dần chuyển mình sang thu.
Nhà thơ đã chọn nhiều hình ảnh quen thuộc để làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ, trong sáng, gần gũi, mang đậm cảnh sắc làng quê. Những từ láy“dềnh dàng”,“vội vã” vừa gợi tả được nét đặc trưng, vừa nhân hoá các hình ảnh sự vật làm cho chúng trở nên sinh động, hữu tình, có hồn. Bức tranh mùa thu đã hiện ra khá rõ nét.
Hình ảnh đám mây mùa hạ được miêu tả khá độc đáo:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Mây trôi lững lờ, bồng bềnh, vắt ngang trên bầu trời. Hình như trong mây còn lại chút nắng hè nên mới “vắt nửa mình”.
Câu thơ tả đám mây khá độc đáo, thú vị và có sức gợi cảm. Với cách diễn đạt này, hình ảnh của sự vật không chỉ hiện lên ở thực tại mà còn gợi liên tưởng đến quá khứ. Mùa hạ chưa qua hẳn mà thu đã sang, lòng người dường như có sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc giao mùa.
Thời gian vẫn tiếp tục vận động để cho vạn vật chuyển mình sang thu.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi. ”
Nắng cuối hạ vấn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt. Tiếng sấm cũng bớt dữ dội và bất ngờ. Dấu hiệu mùa thu dường như đã trở nên rõ nét hơn .
Nắng, mưa, sấm là những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa được nhà thơ gợi tả rất hay cảm giác về sự hiện hữu của sự vật trong thời gian và không gian ấy.
Từ những cảm nhận về thiên nhiên, nhà thơ đã chuyển sang những suy ngẫm về con người và cuộc đời. “Sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho những con người từng trải, được tôi luyện trong gian khổ.
Với hình ảnh này, nhà thơ Hữu Thỉnh muốn gởi gắm những suy ngẫm của mình về mùa thu của đời người. Khi con người đã từng trải thì họ cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường từ bên ngoài.
Cái hay của bài thơ không chỉ ở ngôn ngữ, hình ảnh giản dị mà còn ở sự vận động tinh tế của mạch thơ.
Cảm nhận của nhà thơ mở theo chiều rộng của không gian từ gần đến xa, không chỉ là những hình ảnh thiên nhiên nơi đầu thôn ngõ xóm mà giờ đây, thu đã lan toả trong cả đất trời.
Thời gian cũng chuyển động khiến cho đất trời sang thu từ mơ hồ đến mỗi lúc một rõ nét hơn. Cảm giác con người từ ngỡ ngàng bâng khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời.
Từ những cảm nhận về thiên nhiên, nhà thơ đã chuyển sang những suy ngẫm về con người và cuộc đời. Từ hướng ngoại, tứ thơ đã chuyển sang hướng nội.
Bài thơ “Sang thu ” đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người qua ngòi bút tả cảnh thu tài hoa của nhà thơ Hữu Thỉnh. Nó không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn gợi lên tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương trong lòng mọi người.

Nguồn Bài: tuthienbao
 
Last edited by a moderator:
I

ilove9aclass99

cũng dc nè bạn

Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :

« Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu. »
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:

“Sương chùng chình qua ngõ”

Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:

“Hình như thu đã về”

Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!

Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:

“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.

Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.

Trong làng thơ dân tọc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!

Nguồn :Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

sưu tầm bài khác

Mùa thu là mùa đẹp nhát trong năm là nguôn khơi gợi bao nhiêu nguòn cảm hứng trong thơ ca Cho nên trong kho tang thơ ca VN có rất nhiều bài viết về thu trong đó sang thu của Hữu Thĩnh đã khắc hoạ thật bình dị mà rõ nét giây phút chuyên trời ấy\

Đây là thể thơ ngũ ngôn 3 khổ thơ
Cảm nhận giây phút lúc giao mùa
Với thể thơ ngũ ngôn tạo nên giọng điệu rõ rang liền mạch sau lắng với 3 khổ thơ thôi đã tạo cảm nhận tinh tế về giây phút giao mùa
Phân tích
Sang Thu Thờ điểm trời vùă chớm thu có thể vẫn còn hè Giao mùa cảm nhận được sự khác biệt của nhà thơ phải thật tinh tế mới thấy rõ
Mở đâu bài thơ là tín hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa Trong giây phút giao mùa này Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu bằng hình ảnh
Cồn trúc lơ phơ gió hắt hiu
Lưu trọng Lưu thì lại\
Lá thu đi xao xạc
Sen tàn cúc lai nở hoa
Còn Xuân diệu thì độc đáo hơn nữa cảm nhận bằg hình ảnh
Rặng Liễu Điều Hiều
Thế nhưng ko lạ bằng Hữu Thỉnh của ta cảm nhận bằng hương ổi với trúc cúc làhình ảnh biểu trượng cho sự cao quý của thiên nhiên . Nhưng hương Ổi là 1 hình ảnh mang đậm tính chất quê kiểng rất ư là bình dị không cao quý như cúc trúc khác biệt nhưng đâm đà vẻ riêng của nó
Nói đến ổi ko ai ko biết nhưng biết được hoa ổi nở vao đầu thu để cảm nhận mùa hương của nó thi ko phải ai cũng nhận ra Mà đặc biệt gió đuă hương ổi đến thật kì lạ hương ổi đa bay cùng gió lan toả đến cho con người Nhưng dặc biệt hơn nữa đây ko phải là gió eo may mà là gió se Trời vào thu đã trở gió se lạnh gây cho ta cảm giác thích thú xua tan cái nóng bực của mùa Hè
Không chỉ tận dụng khả năng thính giác cảu minh Hữu Thỉnh còn vânụ dung tối đa thị giác Nên đã nhận ra rằng sương vẫn còn đọng trên lá cây Và đã vận dụng hết cảm nhận của mình để thể hiện những hình ảnh nhân hoá
Sương chùng chình qua ngõ
Chính hình ảnh nhâ nhoá người làm cho mùa thu sống động hẳn lên Làm ta phải thừa nhận rằng nhà tho HT là 1 người hết sức yêu thiên nhiên cso đc nghững cảm nhận tính tế đến như vậy
Nhưng cảm nhân jlạ kỳ ko phải được biết trứơc mà bỗng nhận ra tất cả rất bất ngờ nhất rất rõ rang để viết được 1 câu cuối
Hình như thu đã về
Hình như này ko phải là sự do dự khi nhận xét 1 vấn đề nào đó mà nhận ra nó thể hiện 1 cảm xúc bang khuâng 1 cản xýc xao xuyến của thi nhân khi nhận ra thu đã về
Sau giây phút ngỡ ngànbg đó tác giã bắt đầu cảm nhận mói chuyển động của cành vật khi sang thu
Trứơc hết là 2 cầu đầu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông dềng dàng có nghĩa là dòng song trôi rất chậm chạp Nếu như HT đã cảm nhận sưoơg chùn gchình qua ngõ thì thật tinh tế lắm rồi vậy mà qua đây TG cố ý làm chậm lại nổi bật lên HA tuyệt đẹp của dòng song và thu Và lc này từng đàn chim bắt đầu tìm đường trúc đông Cảnnh vật đều có sự chuyển động nhưng mà tất cả vẫn tĩnh lặng từ đó nhà thơ lại có 1 cảm nhận khác độc đáo hơn về nhưữn giây phút chuyển mùa “ có đám mây mùa hạ vắt nủă mình sang thu “ Biện pháp miêu tả nhân hoá thật độc đáo làm cho bức tranh trở nên sinh động hẳng > chúng ta có thể hình dung ra trên mầu trờ những đám mây mùa thu vẫn còn vương nắng mùa hạ để diễn tả điều đó tác giả đã nói lên bằng hình ảnh cắt nùă mình sang thu biểu hiện rõ nét cái khoản gkhác giao mùa Mà khi đất trờ sang thu tuy nắng hạ nhưng vẫn còn mùa dông của mùă hè đã vắng bớt
Vẫn còn bao nhiều nắng
Đã vơi dần cơn mùă
Như vậy mọi cảnh vật của đất nước đều có sự chuyển biến dòng song ko đục ngầy chày xiết như vào mùa đông ko cạn khô như mùa hè dòng song trong trẻo êm đeê lững lờ trôi Cảnh vào thu rất là nên thơ bực tranh có sự xao động cảu đàn chim Thế mà âm thanh vânt ĩnh lặng để nhà thơ đaơcj cảm nhận hêt sọi sự chuyển động của ko gian ào thu Đám mây mùa thu được lien tưởng như 1 dãi lùa mềm vắt ngang giữa bầu trời thể hiện cái khẩonh khcắ giao mùa Như vậy cảnh vùă nên thơ vùa gợi cảm vùă tạo ra những sức liên tưởng bất ngoằ khác giúp cho người đọc cảm nhận bức tranh mùa thu của HT rất riêng ko giống bất cứ ai
Từ nhưng cảm nhận tinh tế đo nhà thơ suy nghẫm đến 1 vấn đề khác con người
Sấm cũng bớt bật ngờ
Trên hang cây đứng tuổi
Nhưng cơn mùa going thường có sấm sét Sấm nổ to tưởng chừng muốn vỡ tung cả trái đất Từ chuyển động của thiên nhiên tác giả muốn nói đến nhưng chuyển biến trong cuộc sống con người Hàng cây đứng tuổi là muốn nói đên con người đã từng trải Đã vật lốn nhiều với những sống gió của cuộc đời Thì rõ ít bất người truóc nhưng biến cố bất thường của cuọc sống Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự thay đổi của thiên nhiên để rồi cảm nhận những suy nghĩ chin chắn trong cuộc sống con người . Bài thơ tả cảnh cảnh đẹp nên thơ tĩnh lặng cảnh lay động đến tâm hồn con người để từ đó con ngường trải nghiệm cuộc sống
 
Top Bottom