[văn 9] Phân tích nhân vật Phương Định.

N

ngocphuong_dk96

Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Em tham khảo: :)
Mb:- giới thiệu truyện. các nhan vật
- giới thiệu nhân vật chính
TB:
1. nêu hoàn cảnh, công việc của nhân vật.
Phương Định, Nho và Thao - những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn huỷ diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ thinh sáy mặt đường là"đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom". để bào vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. công việc đầy vinh quang nhưng cũng đầy gian khổ. Nhưng chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy này đã làm sáng lên những phẩm chất đáng quý của chị và đồng đội.
2. Trước hết đó là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy.
a) Chạy trên cao điểm bị bom cày nátconf ẩn giấu ngững quả bom chưa nổ- cũng co nghĩa là bom sẽ nổ bất cứ lúc nào là đối mặt với thần chết. Nhưng chị vẫn bình thản, thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình vết thương chưa lành miệng.
b)tư thế đàng hoàng thái độ bình tĩnhthao tác thành thạo khi phá bom
c) Có những lúc nghĩ đến cái chết nhưng chỉ "mờ nhạt"còn ý nghĩ cháy bỏng là "liệu mìn có nổ bom có nổ không? Không thì làm thế nào để phá mìn lần thư hai?" . Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được phương định đặt lên trên hết .
3) trong chị luôn thường trực 1 tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm
a) Tấm lòng vị tha luôn quan tâm đến mọi người xung quanh
- lo lắng sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về
- luôn trìu mến yêu thương bạn bè(cách P Đ nhận xét về Nho phát hiện vẻ dễ thương "nhẹ mát như 1 que kem trắng " của bạn và việc rất hiểu sở thich, tâm trạng của chị thao)
- Chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương
b) Ngược lại chị cũng rất cần sự cổ vũ động viên của đồng đội
thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
4. Nét nổi bật cũng là điểm hấp dẫn nhất của người đọc đối với nhân vật này là tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên như trẻ thơ.
- P Đ là con gái HN vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư lự. Giữa bomm đạn chết chóc chị vẫn nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên mẹ trong căn gác nhỏ nhớ về thành phố tuổi thơ
- Chị hay hát hay cười một mình hay ngắm mình trong gương. Chij tự đánh giá mình là 1" cô gái khá " có "2 bím tóc dày tương đối mềm , 1 cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa lao kèn ". Mắt "dài màu nâu hay nheo lại như chói nắng" và được các anh chiến sĩ nhận xét là " có cái nhìn sao mà xa xăm ". Cô có cái điệu đà của 1 cô gái HN nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực . Nó vừa làm đẹp làm dịu khói lửa chiến tranh vừa tăng tinh khốc liệt của nó
KB:Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động tinh tế LMK đã làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của P Đ, cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường TS trong những năm kháng chiến chống Mĩ Qua P Đ chúng ta hiểu hơn về thế hệ trẻ VN trong những năm tháng hào hùng ấy, Đó là những con người:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cưu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)
 
H

hungzeio

Bà chị nên phân tích thêm chỗ này :
PĐ là một cô gái rất nữ tính nhưng vì chiến tranh nên cái đó bị che khuất sau sự dũng cảm tình đồng chí đồng đội vẻ đẹp đó được đưa ra trong nhiều chi tiết : nói một cánh khiêm tốn....., môi mím chặt....., trong suy nghĩ của tôi ,.....cũng là tuổi trẻ nhưng ở đây là sự nữ tính hồn nhiên của PĐ khác với các chàng thanh niên trong tiểu đội xe không kính thì vẻ đẹp tuổi trẻ sinh viên lại thể hiện qua sự tinh nghịch, sống với chiến tranh kề cận với tử thần những kí ức tuổi thơ ở khu phố của PĐ nơi có gia đình bạn bè những đứa trẻ với những trái banh vô tội vạ , bỗng trở về sau một cơn mưa đá . Có thể nói đó là một trong những kí ức về một xứ sở thần tiên với PĐ và cũng vì những kí ức đó PĐ mới chiến đấu làm công việc gian khổ nguy hiểm đó là lý tưởng của cô , của các nữ sinh viên chống Mĩ . Chiến đấu bảo vệ một đất nước bình yên, bảo vệ xứ xở thần tiên của mình.
 
V

votinhkk

Phân tích nv Phương Định

Đây chỉ là phân tích nv thui còn phân tích đặc điểm của nv Phương Định là j` ai bjk chỉ mình nhé. Có j` pmmm nick: vo_tinh0217. Vì trong 3 môn chính Văn là mình kém nhất nên cần a e chỉ nhìu thêm nhé!!!!:):):)
Ai bjk càng sớm càng tốt!!!!tHUI pp a e nhá
Thank các bạn nhìu
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai_

"Những ngôi sao xa xôi" là một tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Truyện sáng tác vào năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở giai đoạn gay go, ác liệt. Tác phẩm thể hiện được hình ảnh 3 cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên, yêu đời , dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, đồng thời đó cũng chính là hình tượng tiêu biểu của các thanh niên xung phong trên tuyến đường TS huyền thoại thời kì đánh Mĩ. Trong tác phẩm nổi bật nên hình ảnh của PĐ.
TB: - Giới thiệu hoàn cảnh sống, công việc
+ PĐ là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện. Cô , chị Thao và Nho có hoàn cảnh sống rất khó khăn nguy hiểm. ĐÓ là một cái hang ngay dưới chân cao điểm, nơi địch bắn phá rất ác liệt. Nơi đây"đường thì lở loét......bị tước khô cháy"
+ PĐ cùng đồng đội của mình có nhiệm vụ cũng thật đặc biệt, các cô phải chạy trên cao điểm suốt ban ngày. sau mỗi lần địch ném bom, cô phải chạy lên cao điểm để đo khối lượng đất đã cần lấp vào hố bom, đánh giấu những quả bom chưa nổ, khi cần thì phá bom. công v
- Những t/c, p/c của PĐ
+ PĐ là một cô gái HN khá xinh, cô tự nhận xét"nói một cách khiêm.....sao mà xa xăm thể?"
+ PĐ là một cô gái hồn nhiên, yêu đời: Cô có một tuổi thơ êm đềm bên mẹ....tuy đã vào chiến trường 3 năm đối mặt với bao nguy hiểm nhưng những kỉ niệm xưa vẫn hiện hữu trong cô. cô thích hát.......(Dẫn chứng). tiếng hát của cô vang lên giữa chiến trường nguy hiểm,làm mát tâm hồn cô gái trẻ. Đúng là 'tiếng súng át tiếng bom' của các cô gái anh hùng, tiếng hát đã giúp các cô có thêm sức mạnh, .....
+ PĐ là một cô gái dũng cảm, năng động trong chiến đấu, chủ động
......................PĐ kể về công việc của mình với giọng kể hóm hỉnh, có chút bông đùa thể hiện sự dũng cảm, ....
từ hình ảnh PĐ giúp ta nhớ tới những cô gái thanh niên xung phong trong thơ PTD,Lâm Thị Mĩ Dạ. ĐÓ đúng là những cô gái anh hùng, là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống mĩ.
+ PĐ có tình thần đồng chí đồng đội gắn bó


- Đánh giá nghệ thuật
+ Xây dựng tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo
+ ngôi kể theo ngôi thứ nhất

.........................
Mong các bạn bổ sung góp ý
 
Last edited by a moderator:
M

moon.bga

Đây là dàn ý nè:
A - MB : " Trường Sơn Đông nắng Tây mưa / Ai chưa đến đó như chưa rõ mình " . Đã có 1 thời TS là thế. Chẳng ai ngờ con đg` TS nhừ nát vì mưa bom bão đạn lại trở thành điểm hẹn cho rất nhiều văn nghệ sĩ. LMK đã đến với TS và mảnh đất huyền thoại này đã để lại có bà những văn phẩm cực kỳ đẹp đẽ. Nổi bật trong số đó là NSSXX, ở đó bà đã xây dựng thành công vẻ đẹp của con ng` trong Ctranh, tiêu biểu là PĐịnh.
B - TB
I - Sự xhiện
- Là nv chính - NNSXX....
- Là thành viên của tổ nữ......................( nói rõ hoàn cảnh sống ở cao điểm )
=> Ctranh là 1 dạng sống bất thường. Nó là thứ lửa giúp ta fân biệt rõ vàng hay là thau, cao cả hay thấp hèn. Trong Ctranh kô có chỗ cho sắc màu trung tính. Đặt nv PĐ vào bối cảnh lịch sử đầy khắc nghiệt này, LMK đã để nv tỏa sáng pc anh hùng.
II - Phân tích
1. Ngoại hình
......................................…
2. Phẩm chất
a) Anh hùng
- Cũng như bao thanh niên thời đó, sớm xđịnh lý tưởng cho mình
- Sống ở cao điểm
- Cảnh phá bom
=> LMk đã tập trung miêu tả diễn biến tâm lý của Định lúc fá bom. Tâm lý ấy ko fức tạp, nó đơn giản xuôi chiều bở NV đã chấp nhận hi sinh tất cả, miễn thông xe thông đwòng cho các đoàn quân kịp giờ ra mặt trận. Trên cao điểm Định jống như 1 ngôi sao xa xôi
b) Hồn nhiên mơ mộng giàu cảm xúc
- Ctranh đưa PĐ trở thành anh hùng nhưng không làm mất đi ở cô gái HNội nét hồn nhiên lạc quan
+ Trong tiếng máy bay nạo vét sự yen lặng của rừng núi, cô vẫn để mình ngân nga trong tiếng hát......
+ Ý thức vẻ đẹp của mình : soi gương......................
+ Yêu thương gắn bó vs đồng đội..............................
- Tâm hồn tinh tế mơ mộng. Chỉ 1 trận mưa đá cũng nhớ mẹ, nhớ Hnội, nhớ ô cửa sổ nhìn ra con fố nhỏ trồng nhiều cây xanh.......................Đó kô fải sự yếu mềm mà là những rung động rất người, cho DỊnh thêm SMạnh để cđấu, CThắng trở về
C - KB
- LMk đã đặt PĐ vào bối cảnh ctranh với tình huống thử thách giữa sống và chết, Kthác diễn biến tâm lý nvật trong cảnh phá bom để làm rõ cái vĩ đại xem lẫn cái bình dị đời thường của nvật. PĐ là con ng` lý tưởng, đc XDựng = ngòi bút lý tưởng hóa vs cảm hứng lãng mạn CMạng
- PĐ là đại diện tiêu biểu cho hàng vạn nữ TNXP ở TS. Qua nvật này tác giả kô chỉ ngợi ca hào khí lãng mạn của tuổi trẻ VNam trên đg` TS mà còn khơi gợi ý thức trách nhiệm với tổ quốc ở mỗi ng`
 
M

moon.bga

Còn đây là bài viết:
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống . Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sống dậy một thời bom đạn ác liệt trên con đường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước . Đây là một tác phẩm hay viết về những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm hiên ngang . Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà tiêu biểu nhất là nhân vật Phương Định

Trước khi vào chiến trường , Phương Định có một cuộc sống bình yên hạnh phúc với người mẹ trên 1 con đường nhỏ ở Hà Nội . Về ngoại hình đây là 1 cô gái đẹp . Cô gái có bím tóc dày mềm , cổ cao kiêu hãnh như đài hoa la kèn . Đôi mắt cô có cái nhìn xa xăm . Đã vậy Phương Định còn có một sở thích rất đáng yêu . Cô hay hát , hát bất kể ngày đêm . Một Phương Định đầy nữ tính hồn nhiên lạc quan

Như bao thanh niên khác khi chiến trường miền Nam vẫy gọi , cô từ giã gia đình quê hương vào Trường Sơn trở thành cô gái thanh niên xung phong . Công việc của cô quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá cần phải san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom . Từ một cô gái đời thường Phương Định đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm , sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ quê hương , sống có lý tưởng cô đã ý thức việc đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ của mọi người trong đó có cô . Cô đã hiểu hiện lòng yêu nước của một thanh niên thời chiến . Khi vào chiến trường , tiếng hát của cô lại ngân vang khi tiếng súng đã lặng yên . Hình như ở nơi Trường Sơn hiểm nguy Phương Định cùng đồng đội đã được rèn luyện ý chí và nghị lực để tô luyện sức mình . Cô đã tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình là cống hiến sức mình cho Tổ quốc . Phương Định kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam :" Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh "." Còn cái lai quần cũng đánh "

Chẳng những thế khí phách của Phương Định còn được thể hiện rất rõ trong 1 lần phá bom . Lúc khởi đầu công việc , Phương Định đã thể hiện một bản năng rất tự nhiên . Phá bom là đối mặt với cái chết , ai mà chẳng sợ . Phương Định cũng thế . Nhưng đằng sau tâm trạng đó cô lại có một niềm tin . Vì cô nghĩ rằng sau lưng mình có ánh mắt của đồng đội đang dội theo :" Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy các ánh mắt chiến sĩ dội theo mình , tôi không sợ nữa tôi không đi khom". Một Phương Định bản lĩnh , hiên nganh dáng khâm phục.Khi bắt tay vào công việc , với từng thao tác thành thạo chuẩn mực của mình cô dùng xẻng đào đất , cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào , châm ngòi , quả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình . Tất cả việc làm này chứng tỏ việc phá bom đối với Phương Định đã trở thành công việc thường ngày . Cô rất bình tĩnh , chủ động đầy khí phách

Trông khi chờ đợi kết quả việc phá bom , cô có nghĩ đến cái chết . Đây cũng là truyện tất yếu đối với người lính . Đối với việc phá bom thì sự sống và cái chết luôn gần kề trong gan tất làm sao biết được . Biết thế mà cô vẫn làm nhiều . Cô có sợ gì sau những suy nghĩ mà cô nghĩ đến kết quả công việc mình làm " Liệu mìn có nổ bom có nổ không . Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai ?" . Phương Định đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao rất đáng quý , cô sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ . Bom nổ , công việc của cô đã hoàn thành nhưng Nho bị thương . Cô khẩn cấp cứu thương cho bạn . Phương Định như 1 cô y tá lành nghề có tình yêu thương đồng đội thắm thiết

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ , cô trở về cuộc sống bình thường . Cô cũng biết buồn vui trước những tác động của khách quan khi phát hiện cơn mưa đá . Cô cuốn cuồn lên " Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá ! " Cô trở về bản chất hồn nhiên ngay thơ . Sau đó là một chuỗi hồi ức sống dậy , cô nhớ về nhà , mẹ , quê hương , những vì sao trên bầu trời thành phố . Cô giành cho tình cảm đó thật nồng ấm . Cái quý nhất của cô là đặt tình nước lên trên tình nhà .

Với bút pháp miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật,đã làm nên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái đẹp, trong sáng, cao thượng. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ cứu nước , dũng cảm kiên cường bất khuất cũng đầy mơ mộng , hồn nhiên . Cô và đồng đội là những con người " sẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lại
 
M

moon.bga

Đây là dàn ý mìnk ms làm nè. Đọk tkam khảo nké ^^!
a)Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác pkẩm, nkân vật Pkương Địnk
- Khái quát ckung về nkân vật Pkương Địnk
b)Tkân bài:
*Đặc điểm của nkân vật Pkương Địnk:
- Là con gái HN vào ckiến trường, có 1 tkời học sink hồn nkiên, vô tư lự bên người mẹ, 1 căn nkà nkỏ ở 1 đường pkố yên tĩnk trong nkững nkày tkank bìnk trước ckiến trank ở tkànk pkố tkân yêu của mìnk. KỈ niệm ếk luôn sống dậy trong cô ngay giữa ckiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khát khao, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnk căng thẳng, khốc liệt của ckiến trường.
+ Pkương Địnk - 1 cô gái nkạy cảm hồn nkiên, hay mơ mộng và tkíck hát
+ NKạy cảm và quan tâm đến hìnk tkức của mìnk, vui và tự hào khi biết mìnk được nkiều người, nkất là các anh línk để ý và có tkiện cảm.
+ Mê hát, bịa lời ra mak hát........tkíck hátnkiều bài, tkíck dân ca quan họ, tkíck Ca-ckiu-sa của Hồng quân Liên Xô và ngồi bó gối mơ màng.
+ Tìnk cảm yêu mến nkưngc người đồng đội của mìnk, đặc biệt là dànk tìnk yêu và niềm cảm pkục cko tất cả nkững ckiến sĩ mak cô gặp hằng đêm trên cao điểm ở 1 vùng trọng yếu của con đường vào mặt trận.
*Pkương Địnk có tink tkần dũng cảm, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng hi sink được tkể hiện trong 1 lần pká bom.
- Miêu tả khung cảnk không khí ckứa đầy căng tkẳng.
- Vắng lạng đến pkát sợ
- Cảm giác các anh cao xạ ở trên kia đang tkeo dõi từng động tác, cử ckỉ nên đến gần quả bom mak không đi khom. Rõ lòng dũng cảm của cô bị kíck tkíck bởi lòng tự trọng. Ckínk điều đó đã khiến cô hoàn tkànk nkiệm vụ, tạo nên nkững ckiến công tkầm lặng, dựng nên 1 tượng đài khí pkáck anh hùng của tổ trink sát mặt đường mak nổi bật ckínk là Pkương Địnk.
*Vẻ đẹp tâm òn trong trận mưa đá trên cao điểm:
- Niềm vui nở tung ra, say sưa tràn đầy
- Nuối tiếc khi trận mưa đá tạnk quá nkank
- NKững kỉ niệm về con đường, góc phố tkân quen trở lại
=> Tìnk cảm gia đìnk, quê hương xoáy mạnk nkư sóng vào lòng cô gái 1 tkời bom đạn
c)Kết bài:
- Với bút pkáp miêu tả sink động ckân tkực tâm lí nkân vật làm nên 1 tkế giới nội tâm pkong pkú nkưng trong sáng, không pkức tập. Cáck nkìn và tkể hiện con người tkiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao tkượng. Pkương Địnk xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cko tkế hệ trẻ VN trong nkững năm ckống Mỹ cứu nước.
Hết rùi!!!!!!!!!!!
Mọi người đọk tkam khảo rùi ủng hộ nká
 
L

lead_rainbow

Phương Định

*Tinh thần chiến đấu dũng cảm
- Mình nghĩ nên phân tích thêm hoàn cảnh sống và chiến đấu:Cô sống trong 1 cái hang dưới chân cao điểm.Nơi đây,tưởng như sự sống đã bị hủy diệt, khi mà đường đất thì bị bom đánh lở loét trắng đỏ lẫn lộn,cây cối bị tước cháy khô, thì lại là nơi tràn trề sinh khí từ những cô gái trẻ.Công việc của các cô chính là đo khối lượng đất đá để lấp vào những hố boom,nếu cần thiết,các cô sẽ phá bom.Rõ ràng đó là những công việc nguy hiểm , luôn luôn cận kề cái chết.Phương Định kể rằng có những ngày các cô phá tới 5 quả bom,trong đó thì"thần chết là 1 tay không thích đùa",có lúc thì"thần kinh căng như chão,tim đập bất chấp cả nhịp điệu".Nhưng cô vẫn thấy đc sự thú vị.
=>> sự dũng cảm , phân tích thêm
-Có 1 vết thương chưa lành miệng nhưng k muốn về quân y chữa trị bởi vì về quân y là phải bỏ lại nhiệm vụ,bỏ lại công việc và đồng đội=>tinh thần trách nhiệm cao
- tư thế không đi khom => tư thế tuổi trẻ dũng cảm =>tư thế dân tộc
- Phân tích lần phá bom: + Cô có những thao tác chuẩn xác=>sự thuần thục do đc tôi luyện , rèn luyện theo thời gian đã đi vào trong tiềm thức
+ Có cảm nhận rõ rệt về trái bom khi quả bom nóng lên,suy nghĩ cảm thấy mình làm còn chậm = > sự thúc giục bản thân hoàn thành công việc => tinh thần tự giác cùng đó là tinh thần trách nhiệm
+ Có nghĩ đến cái chết=>1 cảm giác bình thường.Đặc biệt phân tích cái chết mờ nhạt=>1cái chết không rõ ràng,mờ mờ.Nhưng quan trọng là bom có nổ k?nếu k nổ thì làm sao để châm lại=>những suy nghĩ về công việc lấn át đi suy nghĩ về cái chết=>tinh thần trách nhiệm cao hơn cái chết,cao hơn bản thân
+ Câu nói : "quen rồi" , "một ngày chúng tôi phá bom tới 5 lần"=>>sự bản lĩnh đc tôi luyện.Đối mặt với tử thần 1 lần đã thật là khó khăn những các cô đã làm điều đó tróng 1 thời gian dài để " quen rồi".
+ Cô nghĩ phải đứng cẩn thận,không để cho mảnh bom ghim vào tay vì nếu như thế,cô sẽ không thể phá bom và phải về quân y nghỉ dưỡng.=>xa rời đồng đội và nhiệm vụ
 
H

hieupro9x1203

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.
Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.

Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.
Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.

Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chồng Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy.
 
F

flytoyourdream99

nhân vật phương định

Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê.



nguồn: net
 
T

tumasieu

Phân tích nhân vật Phương Định.

Phân tích nhân vật Phương Định.

Ý1: Phương Định hiện lên trong tác phẩm với hoàn cảnh và ngoại hình rất riêng
- Hoàn cảnh: Trước khi vào chiến trường,PĐ là một nữ sinh hà thành ở với mẹ trong căn nhà nhỏ của một phố nhỏ yên tĩnh.Nơi ấy là "xứ sở thần tiên"có hàng cây bốn mùa thay lá,cái vòm tròn nhà hát như bước ra từ thế giới cổ tích,....Nơi ấy có người mẹ....cuộc sống rất êm đềm -cái êm đềm của vùng đất ngàn năm văn hiến vừa đi qua chiến tranh.
=>kỉ niệm xưa ùa về làm dịu mát tâm hồn giữa chiến trường khốc liệt
- Ngoại hình: Chị có ngoại hình khá....bằng ko nhiều chi tiết miêu tả LMK vẫn làm hiện lên trước mắt ta vẻ xinh xắn đáng yêu của PĐ
=>PĐ là cô gái hà nội xinh đẹp vào chiến trường vẫn giữ những kỉ niệm quê nhà
Ý2:bên cạnh đó PĐ cũng mang những nét chung điển hình của các cô gái TNXP
*Làm nhiệm vụ trinh sát sống cuộc sống hiểm nguy
*Phẩm giá đáng quý
-lý tưởng sông đẹp
-dũng cảm, gan dạ
-đời sống tinh thần phong phú
+lạc quan
+hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn
+yêu quê
+tình đồng đội

 
Top Bottom