[Văn 9] Phân tích khổ 3 bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương.

  • Thread starter hongtuan96
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 67,530

H

hongtuan96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hm.... em làm thử trước 1 bài anh em góp ý và làm mý bài cho e đọc tham khảo nhaz..

Viễn Phương thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc k/cc Mỹ , có nhiều đóng góp cho văn học ở phía Nam . Sự liên tưởng và sáng tạo nghệ thuật trong thơ của ông thường bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc . Điều đó càng đc thể hiện rõ trong tác phẩm Viếng Lăng Bác ông viết vào 4-1976 . Bài thơ là đỉnh điểm của niềm xúc động vô biên khi nhà thơ đc ra Hà Nội viếng lăng Bác . Khoẳnh khắc viếng lăng đã để lại những dư âm trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ để từ đó có một tiếng vọng tha thiết vào thơ . Qua t/yêu thương , niềm tự hào và thái độ t/kính của t/giả . H/ả bác hiện lên thật thiêng liêng , cao đẹp . Trong đó có đoạn :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Khổ thơ miêu tả cảnh trong lăng vs rất nhiều h/ảnh có giá trị nghệ thuật cao và đc chia làm 2 phần rất rõ ràng . Hai cầu đầu miêu tả cảm nhận của nhà thơ về cái chết của Bác.Với hai câu sau tâm trạng của nhà thơ đã thay đổi hẳn thể nỗi đau đớn của tác giả trước sự thật Bác đã ra đi mãi mãi . Giọng điệu bài thơ lắng lại , nghẹn ngào . Được tận mắt chiêm ngưỡng Bác kính yêu nhà thơ như quên đi sự thật – Bác đã qua đời – mà ông tưởng như người đang ngon giấc trog giấc ngủ bình yên sau những bộn bề bận rộn của công việc . Ánh sang xanh nhạt của những ngọn đèn neon tỏa dịu dàng trong trẻo khiến nhà thơ ngỡ như Bác đang yên giấc dưới ánh sang của vầng trăng . Dùng hình ảnh này và kết hợp vs phép tu từ ẩn dụ , phép nói giảm đã làm cho những cảm xúc của câu thơ càng trân trọng thiêng liêng . Sự liên tưởng sang tạo nghệ thuật trong thơ thường xuất hiện bắt đầu từ tình yêu và cảm xúc . Đọc những câu thơ này ta có lien tưởng như mình đc vào lăng viếng Bác để được chiêm ngưỡng giấc ngủ thanh thản của Bác như một thánh nhân sau khi đã làm cho đời biết bao việc ý nghĩa .
Hai câu sau là cảm xúc mãnh liệt , dâng tràn trong trái tim của nhà thơ ngay khi đc tận mắt ngắm nhìn Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Hai câu thơ dung cấu trúc khá độc đáo : “ vẫn biết “ – “ mà sao “ diễn tả một nghịch lý đau đớn - giữa khát vọng và thực tế , giữa ước mơ và hiện thực . Nhà thơ tự an ủi mình bằng những luận thuyết - trời xanh là mãi mãi – Bác vĩ đại thiên liêng nên người trường tồn , bất diệt như trời xanh . Nhưng đó là sự bất diệt của một vĩ nhân đã khuất - sự thật này kg thể kg nhìn thấy , kg thừa nhận : Bác đã vĩnh viễn ra đi . Vì thế nên ông mới nhận ra nỗi đau đớn đột ngột đang nhói lên trong trái tim của mình . Chữ “ nhói “ diễn ta sắc thái đau đớn tột đỉnh của tâm trạng diễn ra quặng thắt khó tả . Điều đó cho ta thấy t/yêu thương của nhà thơ dành cho Bác sâu nặng đến mức nào .
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn ngủi , ta đã thấy đc tình cảm chân thành , mãnh liệt của tác giả đối với Bác kính yêu , thể hiện niềm yêu kính , biết ơn thương tiếc , đối vs con người đẹp nhất Việt Nam...Qua cảm xúc ấy hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp , thật thiêng liêng . Người là biểu tượng của ánh sáng , của sự sống , của sự bất tử . Nhờ những cảm xúc , những hình ảnh ấy ta mới thấy được hình ảnh Hồ Chí Minh khắc sâu trong lòng những con người Nam Bộ , những con người Việt Nam như thế nào .
 
T

thuyhoa17


Một số các ý kiến nữa của tớ ^^ => bổ sung thôi ^^

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

\Rightarrow
Trong đoạn này có hình ảnh của Trăng - trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ Bác - là hình ảnh thiên nhiên đẹp mà Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt, trăng là bạn, là tri kỉ, là nơi gửi gắm tâm hồn của Bác. Và giờ đây, khi Bác đã yên giấc ngủ, thì trăng vẫn đó, vẫn mãi theo Bác - bởi trăng luôn là người bạn hiền bên cạnh Bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

\Rightarrow Hai câu này là 2 câu theo tớ là đặc sắc ở trong bài thơ này.
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi" - Viễn Phương biết, trời xanh - hình ảnh Bác rộng lớn, tấm lòng Bác như trời xanh, ông cố gắng nghĩ đến sự thật đó để có thể kìm nén nỗi đau khi nhìn thấy hình ảnh Bác. Nhưng sao vẫn thấy "mà sao nghe nhói ở trong tim" - có nỗi đau tột cùng nào dễ dàng che dấu, vẫn biết là thế nhưng mà đâu có dễ dàng mà nén được - nỗi dâu vẫn cứ thế dâng trào, "nhói" ở trong tim.
*2 câu này đặc tả 1 cách sâu sắc tâm trạng của nhà thơ miền Nam khi được ra thăm Bác.


 
Last edited by a moderator:
H

hongtuan96

cảm ơn bạn nhiều ! Phần bổ sung của bạn rất hay và rất có ích ^^!
 
C

congchuateen258

Nhà thơ hòa vào dòng người, chầm chậm bước đi. Trong giây phút đó, cảm hứng của VP đã thăng hoa, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và tấm lòng nhân hậu của nhân dân đối với Bác.

"Ngày ngày mặt trời...
....rất đỏ"

Câu thơ kéo dài 1 nhịp theo dòng suy tưởng của tác giả. Mặt trời trên cao kia là mặt trời của tự nhiên, nó đem đến ánh sáng và nguồn sống cho vạn vật. Nhưng mặt trời ấy còn "thấy" một và nhận ra "một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh nhân hóa ấy chứa đựng bao niềm tôn kính, ngưỡng mộ đối với Bác. "Mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ biểu hiện sự kỳ vĩ về phẩm chất, tài năng, đạo đức, về sự hi sinh và to lớn của Người đối với đất nước và dân tộc. Bác là một mặt trời đỏ rực màu cách mạng, mặt trời đó vẫn mãi mãi rực sáng đem lại sự sống và hạnh phúc cho muôn dân, mặt trời cách mạng đó soi đường dẫn lối cho mọi thế hệ vững chắc đi lên. Và cũng như mặt trời trên cao kia, Bác mãi sống trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước. ( đoạn này có lủng củng ko nhỉ, hay là lẩm cẩm wá:11
Ko fải chỉ một trái tim tác giả biết cảm nhận vẻ đẹp vĩ đại ở Bácmà còn hàng triệu trái tim, hàng triệu con người ngày ngày đến viếng lăng.
"Ngày ngày dòng người...
...mùa xuân"

Không khí thưong nhớ bao trùm theo nhịp thơ chầm chậm, âm điệu trầm trầm như bước chân của người đ trong cuộc tưởng niệm. Nhưng ko fải là cuộc tưởng niệm bình thường mà là cuộc tưởng niệm ca ngợi vinh quang của Bác, và tràng hoa tưởng niệm là một tràng hoa hết sức đặc biệt, nó được kết bằng hàng triệu tấm lòng để dâng lên Người, dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân". Một hình ành hoán dụ kết hợp với ẩn dụ độc đáo, lấy 1 nét trong cuộc đời Bác (79 tuổi) để chỉ Người. Con người ấy đã sống 1 cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân trường cửu cho đất nước, cho dân tộc. Quả thật, VP đã rất khéo trong việc chọn lửa giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để diễn tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác.
Trong khuôn khổ cảu 4 câu thơ trên, VP đã 2 lần sử dụng điệp từ "ngày ngày": "Ngày ngày mặt trời đi wa trên lăng","Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ". Hai câu thơ chỉ 2 hiện tượng khác nhau: 1 về thiên nhiên, 1 về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dan ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ. Khô thơ thật hàm súc và giàu sức khái quát.






khổ 2 đó bạn
 
H

hongtuan96

=> Bổ xung nha : Chỉ là phần thân bài thôi
Hai câu đầu dùng hình ảnh mặt trời rất sáng tạo nhưng ở cụ thể mỗi câu thơ vẻ đẹp nghệ thuật của hình ảnh ( mặt trời ) rất khác nhau . " Mặt trời trên lăng " là mặt trời của thiên nhiên của vũ trụ , đem lại ánh sáng , sự sống cho muôn loài . Mặ trời trường tồn , mãi mãi kì vĩ và rực rỡ cùng tháng năm . Từ những đặc tính này mà tác giả đã dùng hình ảnh mặt trời để chỉ Bác kính yêu . " Mặt trời trong lăng rất đỏ " là một cách biển hiện nghệ thuật để diễn tả lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung vs Bác . Người đã thực sự đem đến ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Viêt Nam .Người đã thực sự đem đến ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam để đất
nước Việt Nam mãi mãi được đi trong hạnh phúc của nguồn sang thiêng liêng ấy . Hình
ảnh thơ cho ta thấy thái độ trân trọng , thành kính , niềm tự hào sâu sắc của tác giả về
Bác kính yêu đến mức nào .Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sang
Lòa , đất nước không còn cảnh:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
( Tố Hữu )
Người dân biết ơn Bác , đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca , ý thơ đẹp đẽ
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng
( Tố Hữu )
Hay Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng
Bác ra đi để ánh sang cho đời
( Phạm Tiến Duật )
Cảm động sao những tấm lòng thầm kính . Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân
Là cảnh tượng diễn ra thường ngày trước lăng Bác . Những đoàn người với sắc màu trang
phục kháng nhau vô tình kết thành kính dâng lên người những tình cảm biết ơn và yêu thương nhất . Câu thơ dung hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ đã khiến cho sắc thái ý nghĩa của nó trở nên trang trọng thiêng liêng khi đoàn người “đi trong thương nhớ “ – nghĩa là đang sống lại trong những hồi ức thiêng liêng về Bác kính yêu để dâng lên cho người những gì kính yêu nhất , trân trọng nhất . Hình ảnh “ bảy mươi chin mùa xuân “ là cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời rất đẹp . Bác đã dành trọn , dâng hiến , làm đẹp cho đất nước thắm mãi trong mùa xuân .Như thế được mượn hình ảnh và nhịp điệu trường tồn vĩnh hằng nơi thiên nhiên ứng cùn con người và sự việc chân thực nơi cuộc sống khổ thơ đã biểu hiện được niềm suy tưởng sâu sắc tự hào của nhà thơ khi bước vào lăng Bác
 
H

hungzeio

Bổ sung thêm cho các bạn luôn theo ý kiến của mình thì nên phân tích chỗ hình ảnh "Kết tràng hoa" nữa :
___Chữ kết trong kết tràng hoa cũng là một hình ảnh vô cùng đẹp, kết có nghĩa là gắn lại với nhau mật thiết chạt chẽ bằng tất cả tài nghệ, hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ thể hiện tình cảm của mọi người gắn kết với nhau để tưởng nhớ dâng tặng Bác, người lãnh tụ đáng kính trong lòng của mỗi con người VN.
 
H

hongtuan96

cảm ơn bạn nhiều , mình thậm chí còn chưa nghĩ đến cái từ " kết " =.=''
 
N

n2t9a1

phân tích bài thơ" mùa xuân nho nhỏ" của Thanh hải

1) Tác giả: Thanh hải là nhà thơ, thơ ông thường ngợi ca t/y quê hương, đất nước; ngợi ca sự hi sinh của đồng bào miền Nam và khẳng định niềm tin vào thắng lợi của CM
2)Gía trị nội dung:
a) Bài thơ ngợi ca thiên nhiên, mùa xuân đất nước:
- Vẻ đẹp của mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
+ Sức sống: mọc
+ Niềm vui: Ôi con chim.... , hót chi...
+ Tác giả bộc lộ cảm xúc say sưa, ngây ngất trc' cảnh vật của mùa xuân. Bằng cách sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Mùa xuân người cầm súng : không quên nhiệm vụ của m`khj mùa xuân đến, nhiệm vụ bảo vệ đất nước
+ Mùa xuân người ra đồng: sản xuất, xây dựng
+ Tất cả như hối hả, xôn xao: giục giã, khẩn trương.
từ nhữg điều tren ta suy ra: hìh ảnh đối xứg, bổ sung; khí thế khẩn trương, hào hùg, giục giã, nhộn nhịp, tưng bừng.
_ Tác giả tiếp tục ngợi ca lịch sử của dân tộc có bề dày 4000 năm với biết bao thử thách chồng chất chưa bao giờ hết gian lao, vất vả nhưng không bao giờ chùn bước .
b) Khát vọng dâng hiến của mỗi con ng`, 1 tâm nguyện đág trân trọg
ta: làm con chim, một càh hoa, một nốt trầm
+ Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâg cho đời thể hiện một cáh khiêm tốn.
Từ đó ta thấy đc sự cống hiến suốt cả cuộc đời khôg ngừg nghỉ từ tuổi thah xuân cho đến lúc bạc đầu.
_ Tiếng hát mùa xuân- khúc ca xuân trườg tồn, bất diệt. Đó là khúc hát, là làn điệu dân ca của xứ Huế- wê hươg ông . Khúc Nam ai, Nam bìh- 1 khúc ca dìu dặt, tha thiết, lắg đọg và khúc hát của wê hươg đất nc': Nc' non ngàn dặm m`, nc' non ngàn dặm tìh đc coi như là 1 điệp khúc của khúc hát ngợi ca vẻ đệp của non sôg, đất nc'.
4) Bạn nen nêu ra gt nghệ thuật của no' nữa nha:)>-
CHÚC BẠN THÀNH CÔNGhhjhjhjj
 
N

nhoc_nhoc_kuti

có bạn nào sửa zùm thành đoạn văn hoàn chỉnh hơn đj cho kả nhà kùng chep.hix
 
Q

qunhlinh1997

phân tích bài thơ viếng lăng bác của viễn phương
Đăng ngày: 15:50 20-03-2010 Thư mục: Tổng hợp
Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhấ là bài “viếng lăng bác”. Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng bác” và được in trong tập thơ”Như mây mùa xuân”.

ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh vật ngoải lăng bác.

“ Con ở miền nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn” Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bác qua từ” con” và địa danh nơi t/g sinh sống”niềm nam”lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ. Miền Nam-nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, t/g- người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha giả kính yêu. t/g đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình”thăm lăng bác”, trong lòng nhà thơ vẫn luôn sống mãi với cuộc đời và với công lao của Người dành cho đất nước và dân chúng. Khi t/g bước vào trong khuôn viên lăng, cảnh đầu tiên t/g thấy chính là cây tre”đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Tre nhiều và bạt ngàn khiến cho t/g phải ngạc nhiên mà cất tiếng kêu “Ôi!”. Hàng tre thẳng tắp, xanh bóng lại uy nghiêm và nghiêm trang, ko lung lay khi bão táp mưa sa:. Tre tượng trưng cho DT , đất nước VN kiên trì, bất khuất, bền bỉ và dũng cảm. Hàng tre bao quanh lăng bác như đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Chỉ trong vòng 4 câu thơ thôi mà t/g đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của mình qua những từ ngữ thật giàu tính biểu cảm và sử dụng những nghệ thuật thật đặc sắc như tượng trưng, ẩn dụ.

Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của t/g trước dòng người vào lăng viếng bác.

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Nhà thơ dùng hình ảnh” mặt trời đi qua trên lăng” để mở đầu cho cảm xúc của mình. “ mặt trời” dường như đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng hình ảnh này được nhắc đến trong thơ của Viễn Phương lại sinh động hơn nhiều qua động tác “đi, thấy”. T/g đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “ mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp chỉ Bác.Ở câu thơ này nhà thơ đã ca ngợi công lao của bác và bày tỏ niềm tự hào, sự tôn kính đối với Bác. “ngày ngày dóng người đi trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày”, chỉ sự liên hoàn , từ ngày này sang ngày khác, thời gian nối tiếp trôi, “dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”

Là một hình ảnh tả thực, dòng người đến viếng Bác đông, trông như những tràng hoa. Không những vậy, nhà thơ còn kết hợp với hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân VN nói chung và nhân dân TG nói riêng.”bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ về tuổi thọ của bác. Hai cặp câu cuối đã thể hiện thật rõ ràng sự tôn kính của nhân dân VN đối với Bác qua điệp ngữ liên hoàn, hình ảnh ẩn dụ và tả thực xen với hình ảnh nhân hóa thật độc đáo của Viễn Phương.

Khổ ba thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của t/g khi vào lăng viếng bác.

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Khi t/g bước vào lăng t/g đã thấy” bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, ông tưởng như Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. nhà thơ đã liên tưởng ánh đèn quanh BÁc là ánh sáng của trăng. Dường như nhà thơ rất am hiểu về Bác thì phải, vì lúc sinh thời Bác đã từng xem trăng là người bạn tri kỉ, vui buồn có nhau và Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Cho nên, khi nhìn thấy ánh sáng đèn thì t/g liền nghĩ ngay đến ánh trăng. Nhà thơ đã giúp cho trăng và bác lại trở thành bạn tri kỉ. lí trí của t/g bây giờ rất rõ là bác đã mất thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng”Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”



“trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác hồ, nhà thơ luôn cho rằng Bác ko bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi truồng tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân VN và nhất là t/g. nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho dù đó là diều quá đau lòng. Bác đã mãi mai đi xa, bác đang ngủ một giấc ngủ thiên thu và t/g thậ sự qua đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau nhói ở trong tim. Khổ thơ đã diễn tả sự đau đớn của t/g khi thấy Bác đã qua đời qua những nghệ thuật đặc sắc.

Khổ bốn thể hiện tâm trạng của t/g khi sắp phải rời xa lăng bác.

“Mai về miền nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Đang ở trong lăng viếng bác mà t/g đã nghĩ đến “ mai về miền nam”, tâm trạng luyền tiếc, ngậm ngùi, ko muốn rời xa lăng bác. Lòng ông đau như cắt, nước mắt trào ra khi nhà thơ nghĩ đến điều đó. Nên t/g có một ước nguyện là làm con chim để hót cho Bác nghe. Nhưng t/g sợ con chim rồi cũng sẽ bay đi mất, nên t/g lại muốn làm đóa hoa để tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho lăng.Nhưng bông hoa rồi cũng sẽ tàn, nên t/g đã ước muốn mình làm cây tre bên lăng Bác, để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình- người con hiếu thảo- cho người cha già kính yêu và càng được làm rõ qua diệp từ “muốn làm”, nhà thơ khao khát được bên bác, những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa lại bổ sung thêm nghĩa trung hiếu của t/g đối với Bác Hồ.

Tóm lại, bài thơ là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương, ko những thành công trong việc kết hợp thật độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, mà cô đúc, mà ko phải ai cũng có thể sáng tạo như thế được, và đó chỉ có thề là Viễn Phương.
 
Top Bottom