[Văn 9] ÔN VÀO CẤP 3 VÀ LUYỆN ĐỀ {KIẾM ĐIỂM}

N

naniliti

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vì thời gian onl của mình có hạn nên 1 tuần mình chỉ đăng được một chuyên đề hoặc 1/4 chuyên đề(tùy độ ngắn dài) kèm bài tập. Học đến đâu, nhớ đến đó. Các bạn làm đề như thế này:
+Với các bài yêu cầu viết đoạn: các bạn chỉ cần viết đầy đủ câu chủ đề (nếu yêu cầu là đoạn quy nạp hoặc diễn dịch), câu tổng và câu hợp (nếu là đoạn Tổng Phân Hợp).
Phần thân đoạn chỉ cần viết ý.
+ Với các bài viết bài: Chỉ cần lập dàn bài chi tiết là được. Nếu có thể viết đầy đủ MB và KB càng tốt
+ Với các bài Tiếng Việt: Chỉ cần trả lời theo ý
+ Trắc nghiệm: Chỉ cần trả lời A,B,C,...

(*) Mình lập ra pic này là vì lợi ích các bạn. Thế nên mình mong các bạn tham gia với mục đích vui vẻ và nghiêm túc. Nếu bí có thể search GG để hoàn chỉnh ý của mình. Nhưng đừng sao chép bài trên mạng. Những bài như vậy mình sẽ xác nhận sai. Mong các bạn thông cảm :)

Mình sẽ cố gắng tóm gọn kiến thức một cách súc tích nhưng đầy đủ nhất.

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

I. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG


1379582633_news.jpg


1. TÁC GIẢ: Nguyễn Dữ

- Là nhà văn tiêu biểu của VHVN nửa đầu thế kỷ XVI - thời kì XHPK VN nhiều biến động và khủng hoảng
- Là người học rộng, tài cao, có nhân cách cao khiết.

2. TÁC PHẨM:

- CNCGNX rút trong tập Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ


- Nội Dung:
a, Hiện thực:

+ Xh bất công, ngang trái, không bảo đảm quyền sống của người phụ nữ
+ Số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới XHPK

b, Nhân Đạo:

+ Niềm cảm thương với số phận ... của người phụ nữ
+ Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ
+ Mơ ước về 1 Xh công bằng
- Nghệ thuật


a. Xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào các TH khác nhau => Nổi bật tính cách
- Ngôn ngữ đối thoại => Tâm lý, tính cách nhân vật

b. XD các Chi tiết NT đặc sắc: Chiếc bóng

c. XD Tình Huống bất ngờ

d. Ngôn ngữ kể chuyện: sinh động

e. Bút pháp truyền kỳ và lối văn biền ngẫu

3. NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG:

- Ngoại Hình: Bình dị, vẻ đẹp hài hòa( "tư dung tốt đẹp")

- Tâm Hồn:

%%- Đảm đang, tháo vát

%%- Người mẹ yêu con

%%- Người con dâu hiếu thảo

%%- Người vợ yêu chồng

%%- Trọng danh dự, giàu vị tha

4. DẠNG ĐỀ CỤ THỂ:

1. Lập dàn bài chi tiết cho đề: Phân tích nhân vật Vũ Nương
( Gợi ý phần thân bài:
+ Vẻ đẹp nhân vật
+ Số Phận nhân Vật)

 
Last edited by a moderator:
P

phamducanhday

MB : Giới thiệu tác giả , tác phẩm
rồi giới hiệu về nhân vật chính -> Vũ Nương
TB : phẩn tích theo luận điểm chính
luận điểm 1 : Vũ Nương - nv điểm hình cho bi kịch của người phụ nữ dưới thời pk loạn lạc.
a) Bi kịch của số phận tình duyên
- Nhà nghèo lấy Trương Sinh ít học
Vũ nương = nết na, thùy mị,xinh đẹp
Trương sinh = thô tục, cục cằn, ích kỷ
- Thay chồng chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

b) Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa
- Nếu chiến tranh không xảy ra -> Trương Sinh không bị bắt đi lính -> Cảnh gia đìng êm ấm.
- Hiện thực : Trương Sinh đi lính
-> ,mẹ xa con, con xa b,vợ xa chồng tình duyên xa cách -> gánh nặng gia đìng
=>- vất vả, gian truân, cực nhọc
- nhớ chồng
- mẹ già, ốm yếu
c) Nạn nhân của thói xấu xa, ích kỷ, ghen tuông, nhỏ nhen
- Do xa cách : con không biết mặt cha, cha không biết mặt con
-> bi kịch gđ do không hiểu biết => chồng nghi oan cho vợ
*pt hình ảnh cái bóng
cái bóng "cha" <- hai mẹ con hiểu với nhau
Trương Sinh về : -không hiểu sinh hoạt, chi tiết cái bóng
- không hiểu ý nghĩa cái bóng
-> nghe trẻ con : "cái bóng" = cha Đản
=>nghi ngờ vợ, không nghe vợ lí giải, không kể rõ nguyên nhân, không nghe hàng xóm giải thích,..
=> định kiến -> kết luận vợ ngoại tình
* tóm lại có 2 nguyen nhân:
+ KHách quan : Chiến tranh pk đã chia rẽ ra đình khiến vợ chồng xa cách -> hiểu lầm ngiêm trọng.
Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình ->tự vấn
+ Chủ quan : Do Trương Sinh ít học nên không hiểu biết -> lúc nào cũng cho mình đúng -> xô đẩy, chèn ép Vũ Nương.
Do con nhỏ : vô tình, ngây thơ, hồn nhiên không hiểu rõ chuyện.
2 : Vũ Nương điển hình cho phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ.
a) Trước khi làm vợ Trương Sinh
Vũ Thị Khiết : là 1 cô gái bình dân, có nhan sắc, phẩm chất thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. -> Là hiện thân cho cái đpẹ lý tưởng về người phụ nữ Việt Nam
b) Một ngưòi con dâu hiếu thảo
- Thay chồng nuôi dưỡng mẹ chồng, chăm sóc tận tình,..
- lo chữa chạy
- Lo mai táng như mẹ đẻ
=> Kiểu mẫu của ngưòi con dâu với những đức tính, phẩm hạnh đẹp đẽ, đáng trân trọng
c) Một người mẹ hết lòng vì con
- Nuôi dạy con -> vất vả, cực nhọc
- Vì con gánh vác thêm việc của chồng
+ H/a cái bóng : Thực chát là có 2 mẹ con nhưng VN đã " tưởng tượng" ra bóng của mình là cha Đản(tình yêu và ước mơ)
-> Để đứa con được sống trong tình yêu thương bao bọc của cả cha và mẹ.
d) 1 người vợ đảm đang, linh hoạt, tháo vác, hết mực chung thủy.
+ Người vợ đảm đang
- Thay chồng nuôi dạy con
- Thay chồng phụ dưỡng mẹ già
+ Bị mắc oan
- Bị chồng kết tội ->Sự mỉa mai chua xót cay đắng phũ phàng
=> Trãm mình xuống sông để tựu minh oạn.
* Pt lời thề trước khi chết.
"..." -> Ý thức bảo vệ phẩm giá của mình
+ Trở thành mĩ nữ dưới thủy cung, sống sung sướng, nhưng luon nhiws về chồng con, gia đình
* pt lời nói cuối cùng khi được gải oan
"..." -> Đức hạnh, sau nặng tình nghĩa
Tấm lòng bao dung, vị tha, độ lượng.
3 : Nghệ thuật xây dựng nv
...
KB : Khẳng định lại vẻ đẹp của VN
Liên hệ bản thân ( thân phận ng` phụ nữ hiện nay )
 
N

naniliti

Luyện Đề:

Bấm "lời giải hay hơn" nhé. có thể làm 1 hoặc 2 câu tuỳ sức
Câu 2 và 3 thân viết ý, và viết đầy đủ phần mở với kết nhé

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

…(1).Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. (2)Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. (3)Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. (4)Chúng tôi bị bom vùi luôn. (5)Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. (6)Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. (7)Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".

( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114)

a. Đoạn văn trên trích ở văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
c. Câu văn nào có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác?
d. Tìm các từ láy trong đoạn văn?
Câu 2: ( 3,0 điểm)

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)

Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)
 
Last edited by a moderator:
P

phamducanhday

c1
b) phương thức tự sự chính của đoạn văn trên là tự sự thì phải ( vì nó kể truyện mà ) .
 
L

lamnun_98

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)

Qua tác phẩm " truyện người con gái Nam Xương " chúng ta có thể thấy rõ được số phận của phụ nữ trong xã hội cũ. Nguyễn Dữ đã xây dựng lên một hình tượng nhân vật Vũ Nương "người phụ nữ thuỳ mị nết na lại tư dung tốt đẹp"chỉ có mong ước nhỏ nhoi là "yên bề gia thất".Khi sum vầy,tuy không được bao lâu nhưng nàng đã thể hiện mình là người phụ nữ vô cùng tháo vát, đã biết cách làm yên bề mặc dù Trương Sinh là một con người đa nghi.Trương Sinh đi lính phẩm chất của nàng như được nâng cao hơn, đẹp đẽ hơn khi trở thành một người vợ thuỷ chung một người con hiếu thảo. Một lòng mong Sinh trở về với hai chữ "bình an" chăm lo tận tình cho mẹ già khi đau ốm không màng đến bản thân.Câu nói của mẹ chồng nàng trước khi ra đi "...non kia sẽ chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ" càng khẳng định hơn nữa vẻ đẹp sâu trong con người Vũ Nương "đẹp mà không thô ".Người con gái xuws Nam Xương này không những nghĩa tử là nghĩa tận mà còn là một con người bao dung độ lượng, dù bị TSinh ép tới phải tử tự nhưng vẫn không một tiếng oán than mà chỉ mong Sinh lập đàn giải oan cho mình.Thật vậy, Vũ Nương quả thực là một con người với vẻ đẹp vô cùng kì diệu

p/s: lâu lâu không học k biết có thiết gì không nữa bài này viét bài văn thì hay hơn ;))

 
N

naniliti

Qua tác phẩm " truyện người con gái Nam Xương " chúng ta có thể thấy rõ được số phận của phụ nữ trong xã hội cũ. Nguyễn Dữ đã xây dựng lên một hình tượng nhân vật Vũ Nương "người phụ nữ thuỳ mị nết na lại tư dung tốt đẹp"chỉ có mong ước nhỏ nhoi là "yên bề gia thất".Khi sum vầy,tuy không được bao lâu nhưng nàng đã thể hiện mình là người phụ nữ vô cùng tháo vát, đã biết cách làm yên bề mặc dù Trương Sinh là một con người đa nghi.Trương Sinh đi lính phẩm chất của nàng như được nâng cao hơn, đẹp đẽ hơn khi trở thành một người vợ thuỷ chung một người con hiếu thảo. Một lòng mong Sinh trở về với hai chữ "bình an" chăm lo tận tình cho mẹ già khi đau ốm không màng đến bản thân.Câu nói của mẹ chồng nàng trước khi ra đi "...non kia sẽ chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ" càng khẳng định hơn nữa vẻ đẹp sâu trong con người Vũ Nương "đẹp mà không thô ".Người con gái xuws Nam Xương này không những nghĩa tử là nghĩa tận mà còn là một con người bao dung độ lượng, dù bị TSinh ép tới phải tử tự nhưng vẫn không một tiếng oán than mà chỉ mong Sinh lập đàn giải oan cho mình.Thật vậy, Vũ Nương quả thực là một con người với vẻ đẹp vô cùng kì diệu

p/s: lâu lâu không học k biết có thiết gì không nữa bài này viét bài văn thì hay hơn ;))


Cám ơn chị nấm đã tham gia giải đề cùng tụi em! Đề này nếu viết đoạn thì bài chị vừa đủ ý vừa xếp câu hợp lý. Mọi người tham khảo nhaa!!!
ai có thể viết dàn bài thì xung phong kiếm điểm học tập luôn nghenn !!!! Bài 3 mình đã định hướng ý ở phần kiến thức ôn tập.
Còn bài 2 gợi ý là một dạng NLXH ko phải NLVH đâu nha ^^
 
F

flytoyourdream99

Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em năm trên lưng.
a. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đây có phải là hiện tượng phát triển nghĩa để làn cho từ trở thành từ nhiều nghĩa hay không? Vì sao?
b. Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Phân tích cái hay của việc sử dụng phép tu từ đó?

rất vui được tham gia học nhóm cùng các bạn
.......................................................................
 
N

naniliti

a) Mặt trời của mẹ là nghĩa chuyển
Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa để làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa này chỉ là nghĩa tạm thời ở trong câu thơ, ko mang nghĩa lâu dài để thành 1 nghĩa thực sự trong từ điển.

b) phép tu từ ẩn dụ để chỉ hình ảnh đứa con. đứa con như mặt trời, mang lại niềm vui và niềm tin cho người mẹ
 
N

naniliti

Bấm lời giải hay hơn nhé

Câu 1: (1,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi

“Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)

a, Cảnh được miêu tả trong đoạn văn trên là ở đâu? Trong thời điểm nào?

b, Qua đoạn trích, em hiểu được tính chất gì của công việc mà tổ trinh sát mặt đường thực hiện hàng ngày?

Câu 2: (1,0 điểm)

Xác định câu có hàm ý trong đoạn văn sau. Cho biết hàm ý của câu ấy.

“… Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa Yên Sơn của nhà anh.”

(Nguyễn Thành Long – Lẵng lẹ Sa Pa)

Câu 3: (3,0 điểm)

Gian lận trong thi cử là một hiện tượng không thể chấp nhận được.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiệ tượng này.

Câu 4: (5,0 điểm)

Nói với con

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”

Y Phương

Viết bài văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.



 
N

naniliti


CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

II. Truyện Kiều

1. TÁC GIẢ: Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là TỐ NHƯ, hiệu là Thanh Hiên

- Một thiên tài văn học.
- Một nhà nhân đạo lớn, có trái tim chan chứa yêu thương, cảm thương sâu sắc với những con người mang trong mình số phận bất hạnh
- Là người học rộng, tài cao, kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu sắc văn hoá dân tộck

2. TÁC PHẨM: Truyện Kiều

- Là tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống cho con người trong XHPK suy tàn
- Là tiếng nói tố cáo, vạch trần chế độ PK thối nát, bất công, tàn bạo


1. ĐOẠN TRÍCH "CHỊ EM THUÝ KIỀU"
Vị Trí:
Phần đầu tác phẩm : Gặp gỡ và đính ước


Nội dung:
\infty Khắc hoạ chân dung 2 nv => Ngợi ca vẻ đẹp nhân vật
\infty Dự cảm số phận nv

Nghệ Thuật :
\infty Miêu tả chân dung nv đặc sắc
\infty Tâm lý hoá, thân phận hoá ngoại hình \Rightarrow vẻ đẹp tâm hồn và dự cảm số phận
\infty Bút pháp ước lệ tg trưng, điển tích, điển cố
\infty Nghệ thuật đòn bẩy


2. ĐOẠN TRÍCH " CẢNH NGÀY XUÂN "
Vị Trí:
Phần đầu tác phẩm : Gặp gỡ và đính ước


Nội dung:
\infty Vẻ đẹp bức tranh xuân trong tiết thanh minh
\infty Không khí lễ hội rộn ràng, náo nức trong tiết thanh minh
\infty Khung cảnh trở về và tâm trạng con người

Nghệ Thuật :
\infty Kết cấu theo trình tự chuyến du xuân : ra đi, dự lễ và trở về
\Rightarrow + Bao quát từng nét cảnh cụ thể ở mỗi thời điểm khác nhau
+ Gưi gắm tâm trạng con người
\infty Ngôn ngữ giản dị, có giá trị tạo hình, có tính cá thể hoá cao
+ Từ láy, từ ghép,động từ, Danh từ
+ Biện Pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...

 
Last edited by a moderator:
F

firekem

ra đề đi, mình làm với.....................................................................................................
 
N

naniliti

Cho khổ thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:
Chỉ cần trong xe, có một trái tim.
a. Nêu xuất xứ của khổ thơ trên và xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ?
b. Cụm từ “ không có đèn” trong câu thơ: Không có kính rồi xe không có đèn, thuộc cụm từ gì?
c. Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ “ trái tim” trong câu thơ cuối của khổ thơ.

 
S

shinobi.hacker.vn@gmail.com

M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"
Dựa vào văn bản " Bàn về đọc sách" và bằng sự hiểu biết của mình hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề trên
 
F

firekem

Cho khổ thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:
Chỉ cần trong xe, có một trái tim.
a. Nêu xuất xứ của khổ thơ trên và xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ?
b. Cụm từ “ không có đèn” trong câu thơ: Không có kính rồi xe không có đèn, thuộc cụm từ gì?
c. Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ “ trái tim” trong câu thơ cuối của khổ thơ.


a. Xuất xứ: Bài thơ ve tiểu đội xe không kính - phạm tiến duật
PTBD: Biểu cảm
b. Chịu thôi, tui ko biết
c. Trái tim chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Chỉ người lính.
 
F

firekem

M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"
Dựa vào văn bản " Bàn về đọc sách" và bằng sự hiểu biết của mình hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề trên

Bàn về đọc sách ko thi c3 mà bạn ..................................................................................................................................................
 
Top Bottom