[Văn 9]Ôn thi

6

654321sss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người có thể giúp mình viết mở bài cho các đề bài liên quan tới những bài sau được không ạ, giúp mình với
[FONT=&quot]+ Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ[/FONT]
[FONT=&quot]+ Làng - Kim Lân [/FONT]
[FONT=&quot]+ Truyện Kiều của Nguyễn Du và các đoạn trích: Chị em Thuý Kiều ; Cảnh ngày xuân ; Kiều ở lầu Ngưng Bích [/FONT]
[FONT=&quot]+ Đồng chí - Chính Hữu [/FONT]
[FONT=&quot]+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật [/FONT]
[FONT=&quot]+ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận [/FONT]
[FONT=&quot]+ Ánh trăng - Nguyễn Duy [/FONT]
[FONT=&quot]+ Bếp lửa - Bằng Việt [/FONT]
[FONT=&quot]+ Viếng lăng Bác - Viễn Phương [/FONT]
[FONT=&quot]+ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải [/FONT]
[FONT=&quot]+ Sang thu - Hữu Thỉnh [/FONT]
[FONT=&quot]+ Nói với con - Y Phương

Chú ý tiêu đề
Đã sửa
~Thân~



Cám ơn!!
[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

-Nói với con:

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày , Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi ."Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức .Với Y Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới ,một phong cách mới "( Từ điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam )


Bếp lửa
Bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm . Chỉ là 1 tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trương , chỉ là 1 bếp luẳ chờn vờn sương sớm ... mà sao tha thiết nghĩa tình thế , mà sao lắng sâu đến thế Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi , giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình , chắt đọng những điều thiêng liêng , lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha , chân thành không thể nao quên . Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta nhưng dư vị ngọt ngào





Làng:

Khi nói về công việc sáng tác, nhà văn Kim Lân th­­ường thổ lộ rằng ông muốn thể hiện con ng­ười mình qua trang viết. Có lẽ, ở tưr­­ờng hợp như­ Kim Lân, sự tự thể hiện thành ra một nhu cầu, và chính nó tạo ra hơi thở, sức sống cho tác phẩm của ông. Những gì nhà văn chứng kiến, trải nghiệm trong những thời điểm quan trọng của lịch sử đất n­­ước trở thành nguồn nguyên liệu trực tiếp để ông sáng tạo nên những hình t­­ượng đặc sắc. Truyện ngắn Làng, với nhân vật ông Hai, chứng tỏ cho chúng ta về điều này. Kim Lân từng nói:

"Cái không khí ngày đầu kháng chiến ở nông thôn, tôi đã vào Làng. Lúc ấy Tây còn đóng tại cầu Đuống, tôi về làng chơi mấy lần, chứng kiến tận mắt thế nào là "làng chiến đấu". Trong không khí ấy, cùng với dư­­ luận bán tín bán nghi về làng chợ Dầu theo Tây làm Việt gian đã khiến tôi viết truyện ngắn này. Ông lão Hai chính là tôi".


Viếng lăng Bác:


"Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh"
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.



_Sưu tầm_
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Kiều ở lầu Ngưng Bích
Với Truyện Kiều chắc hẳn ai ai cũng không khỏi một lần xót thương cho số phận "nổi chìm kiếp sống lênh đênh" của Thúy Kiều - một cánh hồng bị cuộc đời vùi dập. Không biết bao nhiêu lần, ta bắt gặp nỗi cô đơn, buồn tủi vây lấy nàng; gặm nhấm tâm cang nàng. Nhưng da diết nhất, xúc động nhất phải kể đến đoạn: "..."
Trong thời kì kháng chiến chống pháp đã có biết bao người lính ngã xuống, giọt máu anh rơi đổi lại hòa bình cho dân tộc; hình ảnh các anh đã trở thành trung tâm của mọi sự chú ý, mọi sự ngưỡng mộ. Nơi các anh ngời sáng lên những phẩm chất cao quý và đẹp đẽ nhất mà đặc biệt là tình đồng chí đồng đội keo sơn. Những vẻ đẹp tâm hồn ấy đã hóa thành trang thơ, ý văn mang đầy khí chất hào hùng của anh lính cụ Hồ. và Chính Hữu - một nhà thơ xuất thân từ áo lính, cũng đã say lòng trong mạch nguồn ấy để cho ra đời một "Đồng chí" ... [tùy đề mà viết tiếp ;)]

Cứ cho mô-típ Những người lính đáng ngưỡng mộ, khâm phục, hào dùng, sôi nổi, trẻ trung là đề tài của các nhà thơ nhà văn rồi viết tiếp...
 
H

huuthuyenrop2

Em có mở bài bài sang thu
Mở bài 1:
Trời đất đã ban tặng cho thiên nhiên có bốn mùa. Bốn mùa với biết bao nhiêu những điều tuyệt đẹp và từ đó cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ. Trước cảnh thu không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ, . Nguyễn Khuyến với ba bài thơ:''thu điếu'', ''thu ẩm'', ''thu vịnh''; ''thu hứng'' của Đỗ Phủ....Và Hữu Thỉnh cũng đã để lại nhiều ấn về tài năng của ông qua bài thơ ''sang thu'', qua sự miêu tả thời điểm khoảnh khắc giao giữa mùa hạ sang mùa thu! Để cảm nhận rõ về bài thơ'' sang thu'', chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu....

Mở bài 2: (sưu tầm)
Mùa thu, mùa mang lại cảm hứng thi ca bất tận nhưng ít ai lại có thể có những cảm nhận tinh tế trong thời khắc giao mùa của vạn vật như nhà thơ Hữu Thỉnh. Điều ấy lại bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm với quê hương. Và tình yêu làng xóm, yêu miền quê sẽ trở nên tình yêu Tổ quốc. Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, dẫu có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên dành những khoảnh khắc để lắng sâu cảm xúc của mình, để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước như nhà thơ Hữu Thỉnh.

MB:Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. ông viết thơ không nhiều và chủ yếu là viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến với một cảm xúc dồn nén và ngôn ngữ cô đúc, chọn lọc. Đồng chí được viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ tiêu biểu về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 
Last edited by a moderator:
H

huy14112

bếp lửa :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nộng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ôi kì là và thiêng liêng bếp lửa !
Bếp lửa _ Bằng Việt
Thơ của bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm . Chỉ là 1 tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trương , chỉ là 1 bếp lửa chờn vờn sương sớm ... mà sao tha thiết nghĩa tình thế , mà sao lắng sâu đến thế Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi , giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình , chắt đọng những điều thiêng liêng , lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha , chân thành không thể nao quên . Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta nhưng dư vị ngọt ngào


đoàn thuyền đánh cá:
Huy Cận là 1 khuôn mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông trước cách mạng tháng 8, nhân vật trữ tình thường cô đơn nhỏ bé, lạc long, bơ vơ trong vũ trụ bao la, huyền bí khôn cùng. Chính cách mạng tháng 8 kì diệu và cuộc sống mới sau cách mạng đã đem tới cho nhà thơ một cái nhìn ấm áp tươi trẻ, tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, vào con người. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của ông là 1 minh chứng về điều đó. Bài thơ ra đời năm 1958, trong nguồn mạch cảm xúc biết bao yêu thương về 1 cuộc sống “ mỗi ngày lại sáng”. Đó vừa là 1 bức tranh đẹp đẽ, vừa là 1 khúc ca hào hung về những người đánh cá trên biển cả bao la của tổ quốc. Mỗi người dân làng chài thật phấn khởi, say mê với công việc của mình trong tư thế thực sự làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời mới


ánh trăng:
Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.
 
Last edited by a moderator:
H

hochoidieuhay

*Nói với con:
Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948; quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội cho đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Sở Văn hóa-Thông tin Cao Bằng.Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.Thơ ông phản ánh tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng cùng cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng và ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao quý của con người Việt Nam bao đời nay. Bài thơ''Nói với con'' của Y Phương cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng ấy nhưng nhà thơ có cách thể hiện riêng qua lời tâm tình, nhắn gửi của người cha đối với con.Vì thế nên bài thơ có giọng điệu thiết tha, trìu mến.
Để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ này, chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về cách suy nghĩ và cách bày tỏ tình cảm của người dân miền núi. Đó là cách diễn tả mộc mạc, hồn nhiên, thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Tác giả Y Phương vận dụng triệt để lối ví von, so sánh thường thấy trong bài thơ của đồng bào dân tộc thiểu số để thể hiện chủ đề của bài thơ ''Nói với con''.
Mượn lời cha tâm tình với con, nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.

-Sưu tầm-
 
P

pink_bunny

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
Phạm Tiến Duật từng là nhà thơ mặc áo lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ cứu nước nên thơ ông hầu như tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến. Có lẽ vậy mà "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã rất ấn tượng và độc đáo khi khắc hoạ đậm nét người lính lái xe gan góc đầy tự tin. Với giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, trẻ trung ta thấy được tinh thần lạc quan cùng ý chí quyết chiến quyết thắng coi thường hiểm nguy của họ.
+ Mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân từ xưa tới nay vẫn luôn khơi gợi cảm hứng nơi tâm hồn thơ của mỗi tác giả. Nó đi vào thơ ca Việt Nam như một cái duyên với những vẻ đẹp riêng thể hiện được tâm tư tình cảm của người viết gửi gắm trong từng câu chữ. Và trước khi trở về với cát bụi Thanh Hải đã kịp tặng lại đời 1 tác phẩm đặc sắc nêu cao khát vọng được sống, được cống hiến thông qua bài "Mùa xuân nho nhỏ".
+ Viếng lăng Bác
"Viếng lăng Bác" là tác phẩm bộc lộ niềm xúc động đầy biết ơn cùng tấm lòng thành kính của nhà thơ Viễn Phương khi được ra thăm thủ đô Hà Nội và vào lăng viếng Bác. Đối với 1 người con Nam Bộ như ông thì có lẽ vị Cha già dân tộc ấy đã khiến tác giả tự hào, cảm xúc đang trào nghẹn ngào trong tim nên ông viết lên những vần thơ thật bình dị mà sâu lắng.
 
Top Bottom