[văn 9]Ôn thi vào 10

P

p3nh0ctapy3u

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình một số bài sau na;
Câu 1:Lám sáng tỏ nhân định của Nguyễn Đình thi :''Truyện Kiều là chiếc roi sắt quất thẳng vào mặt chế độ phong kiến"
Câu 2:So sánh từ ''thoi'' trong Đoàn thuyền đánh cá và trong Cảnh ngày xuân
Câu 3:Cảm nhận cái nắm tay,bắt tay tròng Lặng lẽ sa pa,Đồng chí,Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 4:Giá trị hiện thực xã hội trong Hoàng lê nhất thống trí và Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Câu 5:Qua văn bản phong cách hồ chí minh đã giúp em điều gì trong việc hoàn thiện nhân cách
Câu 6:Vì sao vũ thị thiết trong ''chuyệnk người con gái nam xương''đã có chồng con mà tác giả lại gọi là người con gái
Câu 7:Cảm nhận từ ''làn'',''nét'' để làm rõ nhận định của giáo sư Phan Ngọc :"Thiên tài Nguyễn Du phải múa 1 tay còn tay kia bị cột chặt vào tính quy phạm ước lệ của văn chương trung đại"
 
V

vitconxauxi_vodoi

[văn 9] ôn thi vào lớp 10

Câu 6:Vì sao Vũ Nương đã có chồng con mà tác giả gọi là người con gái?
Tuy Vũ Nương đã có chồng con nhưng nàng vẫn được coi là người con gái.Trước hết là ca ngợi Vũ Nương xinh đẹp,nết na,chung thủy.Nàng đã làm tròn trách nhiệm của một người vợ,người mẹ,người con dâu hiếu thảo.Câu chuyện không chỉ ca ngợi riêng Vũ Nương mà còn ca ngợi tất cả người phụ nữ bấy giờ.Họ quên đi bản thân để làm tròn trách nhiệm của người phụ nữ.Tuy vậy họ vẫn không được báo đáp,không được sống hạnh phúc vui vẻ mà gặp phải những bất hạnh,bất công mà người khác gây ra.Như Vũ Nương,nàng đã bị vu oan,bị trương sinh đẩy đến chỗ chết nhưng nàng không oán hận và nàng trở thành 1 tiên nữ chốn thủy cung.Nàng chết ở độ tuổi còn xuân tuy vậy dù 10 năm,1000 năm nàng vẫn là người con gái.Ngoài ra điều đó còn tăng tính nhân đạo cho câu chuyện.
Câu 5:Qua văn bản ''phong cách hồ chí minh'' giúp em điều gì trong việc hoàn thiện nhân cách?
Đây là bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội.Bài văn được viết dưới dạng 1 bài văn ngắn gồm 3 phần:
a,Mở Bài:
-Giới thiệu tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác trên mọi lĩnh vực
-Cảm nhận của bản thân về 1 phong cách sống phù hợp
b,Thân Bài:
(*)Luận điểm 1: Vẻ đẹp tri thức văn hóa của bác
Bác là con người có tri thức văn hóa uyên thâm,bác có thể đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.Bác am hiểu văn hóa,phong tục tập quán mà các nước bác đặt chân tới.Để có được tri thức văn hóa uyên thâm ấy ,bác là người đi nhiều nơi,đến nơi đâu bác cũng chịu khó học hỏi.bác sống cùng những người lao động nghèo khổ để tìm hiểu tâm tư tình cảm,ước nguyện của họ cũng là hiểu thêm văn hóa của 1 đất nước.Tri thức văn hóa của bác là sự kết tinh văn hóa hiện đại của các quốc gia trên thế giới và là vẻ đẹp của văn hóa phương Đông,văn hóa Việt Nam.
Từ vẻ đẹp tri thức văn hóa của Bác giúp cho mọi người biết được sự lựa chọn cho mình 1 con đường để chiếm lĩnh tri thức văn hóa:
-ước mơ , lí tưởng
-xây dựng con đường chinh phục ước mơ bằng ý chí nghị lực,sự kiên định niềm tin để chinh phục con đường
-xây dựng phương pháp tự học:trong sách vở,trường,thầy cô,bạn bè,....nơi đâu cũng là môi trường học
(*)Luận điểm 2: Lối sống giản dị,thanh cao của bác:
-Ở cương vị chủ tịch nước,bác sống giản dị thanh đạm như nhà hiền triết xưa.Nơi ở của bác vẻn vẹn vài ba phòng.
-Gia tài của bác:chỉ có chiếc vali con đựng vài bộ quần áo,vài kỉ vật của cuộc đời già.
-Trang phục:quần áo bà ba nâu,dép lốp cao su,áo trấn thủ,bộ kaki bạc màu
-Bữa ăn:dưa ghém,rau luộc,cháo hoa,cá kho...giống như người lao động bình thường
Bác sống tiết kiệm,giản dị giống như người dân lao động bình thường khac.Từ sống thanh cao của bác,mỗi học sinh biết rèn luyện cho mình 1 lối sống giản dị,phù hợp với hoàn cảnh xã hội,biết quý trọng công sức của cha mẹ,quý trọng tài sản vật chất của mình đang được hưởng.Biết bồi dưỡng tâm hồn bằng lối trong sáng,đấu tranh với lối sống xa hoa,lãng phí,đua đòi.
(*)Luận điểm 3:Cách nhìn nhận và đánh giá vê cách sống,lối sống thế hệ trẻ hiện nay,bài học của mỗi người
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Mình chỉ làm được mỗi câu 4 thôi, thông cảm nhé!

Câu 4: Giá trị hiện thực xã hội trong Hoàng lê nhất thống trí và Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Bài làm:

:) Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút-Phạm Đình Hổ)
Giá trị hiện thực:
- Phản ánh chân thực lối sống xa hoa, những thói ăn chơi ngông cuồng, thủ đoạn nhũng nhiễu, "cướp ngày" của vua chúa, quan lại phong kiến.
- Thái độ của tác giả: bất bình kín đáo, chán nản trước cuộc sống nhiễu nhương.

:) Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái-Trích Hồi thứ mười bốn)
Giá trị hiện thực:
- Tái hiện một cách chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Miêu tả sự thảm bại của quân xâm lược và số phận bi đát của bọn phản nước hại dân Lê Chiêu Thống.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.

Chúc bạn học tập tốt nhé!
 
N

nk0k_bu0n_nb

[văn 9]ôn thi vào lớp 10

Câu 7:
Tác giả Nguyễn Du dùng từ làn ,nét để đặc tả đôi mắt của Kiều làm rõ chân dung nhân vật: ''Làn thu thủy nét xuân sơn''
''Làn'' là nước mắt trong xanh phẳng lặng như mặt gương,có thể in cả bầu trời,vạn vật dưới đáy nước.''Nét'' là màu sắc ,hình ảnh được nhìn từ xa gợi về sức sống mạnh mẽ của cây cỏ trên núi khi mùa xuân về.Cả câu ý nói Kiều có đôi mắt trong xanh phẳng lặng như nước hồ thu,đôi mày xanh mượt tràn đầy sức sống như cây cối khi xuân đã về.
Giáo sư Phan Ngọc nhận xét như vậy có ý nghĩa ca ngợi tài năng,bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.Các nhân vật hiện ra sinh động,mỗi nhân vật là một nét riêng,độc đáo sáng tạo.Thế giới thực gồm đủ loại người đều có mặt trong văn bản .Tuy nhiên do tính ước lệ tượng trưng các nhân vật vẫn bị ảnh hưởng của lối viết văn trung đại-đó là tính khuôn mẫu.Do tính khuôn mẫu đã làm giảm một phần tính sáng tạo trong bút pháp miêu tả chân dung nhân vật của Nguyễn Du
 
S

superdean

giúp mình giải câu này vs :
Đọc hai câu thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?:khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
:):(:):):):Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa:
cảm ơn
 
P

p3nh0ctapy3u

[văn 9]

Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phương pháp ẩn dụ.
Đây không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ,từ một nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa vì từ "mặt trời" chỉ có nghĩa tạm thời trong văn cảnh chứ không phải là thay đổi nghĩa gốc
 
Top Bottom