1.
-Nguyễn Du: (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
-Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.
-Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề về đời sống xã hội.
-Những thăng trầm trong cuộc đời riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
2.
-Truyện Kiều-Đoạn trường tân thanh(Tiếng than khóc mới về một nỗi đau lòng) được viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát. Tác giả có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (của Trung Quốc). Nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.
-Tác phẩm gồm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước- Gia biến và lưu lạc-Đoàn tụ
-Giá trị của Truyện Kiều:
+Về nội dung:
.Giá trị hiện thực: P/ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
.Giá trị nhân đạo sâu sắc: thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người. Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo. Trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hiện thực,những khát vọng chân chính.
+Về nghệ thuật: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật,biện pháp ước lệ,tả cảnh ngụ tình,…