[văn 9] ôn tập văn học trrung đại

T

tuntun301

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[văn 9] ôn tập văn học trung đại

bạn nào giúp tớ mấy câu này vs àk!!!:x:x

văn bản : cảnh ngày xuân ^^
1: khung cảnh ngày xuân được miêu tả qua những chi tiết nào ?

2: không khí lễ hội đã được miêu tả như thế nào trong đoạn trích ?

3: so sánh cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối của nhà thơ Nguyễn Du ?


văn bản : Kiều ở lầu ngưng bích :D


4: thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều được miêu tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu ?

5 : em biết gì về nhà văn Nguyễn Du?

văn bản : chuyện người con gái Nam Xương :D

6: tìm những chi tiết nói lên phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?

7: theo em những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan ức mà Vũ Nương phải chịu ?

8: sau khi đọc xong tác phẩm người con gái Nam Xương em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ ở thời phong kiến ?

văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:)>-
10 : vì sao Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ?

11: phẩm chất của Lục Vân Tiên ?

thank !!!:-*:-*:-*


huhu ai giúp tớ vs :((​
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Đa phần những câu này đề có trong sgk rồi bạn có thể tự seach lấy, mình chỉ giải những câu theo mình là cần thiết thôi nha!
3: so sánh cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối của nhà thơ Nguyễn Du

TRong khi bốn câu đầu không khí lễ hội thật rộn ràng, một loạt từ hai âm tiết (cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,.. Cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người ngộn nhịp đi chơi xuân như chim én chim oang bay ríu rít

Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh buổi chiều xuân đã hiện lên rõ nét: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tay, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Những từ láy: "tà tà" "thanh thanh" "nao nao" không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ "nao nao" đã nhốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

=> tham khảo những thông tin trên để ss

: thiên nhiên và cảnh ngộ của Thúy Kiều được miêu tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu ?
[FONT=&quot]- Ngưng Bích [FONT=&quot](tên lầu): đọng lại sắc biếc.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Trong trường hợp này, tác giả có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Kiều.[/FONT]
[FONT=&quot]Thuý Kiều ngắm nhìn “vẻ non xa”, “mảnh trăng gần” như ở cùng chung một vòm trời, trong một bức tranh đẹp.[/FONT]
[FONT=&quot]- Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng cuộc sống của con người.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.[/FONT]
[FONT=&quot]- Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.[/FONT]
[FONT=&quot]Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian, không gian.[/FONT]
[FONT=&quot]- Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.

[/FONT]
 
L

lan_phuong_000

(tiếp)

theo em những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan ức mà Vũ Nương phải chịu

Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo mạnh mẽ .Cái chết ấy thực chất là sự bức tử :nàng bị nghi oan mà không thể giãi bày ,phải chấp nhận cái chết uất ức ,song rất đỗi bình tĩnh .Cái chết của nàng là sự đầu hàng số phận ,nhưng cũng là sự đường cùng của kiếp người nhỏ bé trong Xã hội .Đồng thời ,nó còn là bản cáo trạng về thói ghen tuông ích kỉ ,cùng những luật lệ hà khắc phong kiến dung túng cho sự độc ác ,tối tăm của Xã hội


 
T

tunkute123

Em biết gì về nhà văn Nguyễn Du

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24-8-1740) - (27-8-1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).[1] [2]
Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.
Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:
Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.
Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.
Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.
Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.
Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).
Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.
Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.
Năm 1794 Giáp Dần, Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.
Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)
Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).
Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.
Năm 1805 Ất Sửu ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi h\Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.
Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình
Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).
Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.
Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.
Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.[3]
 
T

tunkute123

Lí do oan ức:
Do chiến tranh phi nghĩa
Do xã hội phong kiến hà khắc
Do xã hội phong kiến độc đoán, trọng nam khinh nữ
Do bản tính của Trương Sinh
Do lời nói ngây thơ của con trẻ

........
 
Top Bottom