[Văn 9] ôn tập thi hk 2

N

nlht20081997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Văn 9] CÁC DẰN Ý BÀI TLV VÀ NLXH ÔN THI HK II

fw.gif
ÔN TẬP HK 2 - MÔN NGỮ VĂN
fw.gif


PHẦN :TẬP LÀM VĂN VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

-------------------------------------------------------
images



:khi (187):Các dàn ý bài NLXH:
Đề 1 Viết bài văn nghị luạn ngắn nêu suy nghị về lời tâm sự của Hellar( Tôi đã khóc vì ko có giày để đi đến khi tôi nhìn thấy 1 người không có chân để đi giày)
*Vấn đề nghĩ luận: nghị lực và hoàn cảnh
*Dàn ý:
I.Mở bai: Nêu vấn đề nghị luận
-Trích câu nói -> Cần sông có nghị lực, đừng than khóc, đổ lỗi cho hoàn cảnh.

II.Thân bài
1.Lời tâm sự nói về sự that vọng, buồn bã , những hoàn cảnh bi thuong8 , khó khăn mà con người gặp phải trên đường đời. Tuy nhiên còn có những người khác có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn hơn mình.
->Không được cúi đầu tuyệt vông, than khóc trước nghịch cảnh, chông gai trong cuộc sống, phải có nghị lực, phải lạc quan.

2.Phân tích đúng, sai:
-Hoàn cảnh khó khăn, that bại là nơi thử thách, rèn luyện con người.
-Con người không thể quyết định được hoàn cảnh nhưng can có nghị lực và niềm tin để vượt qua nghịch cảnh, thay đồi số phận.
-Cuộc sống quanh ta có nhiều mảnh đời bất hạnh, còn lớn hơn, khó khăn hơn mà ta chưa gặp.Tương lai mỗi người đều phụ thuộc vào bản than, sự nỗ lực của học.

3.Tấm gương
-Nguyễn Ngọc Ký:………….
-Naboleon: bị coi khinh là con vùng đất thuộc địa luôn bị chê cười đã trở thành hoàng đế nước Pháp và lưu danh hậu thế.
-Những người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn mỉm cười với cuộc sống

4.Phê phán:
-Những kẻ yếu đối hèn nhác, ko có ý chí, dễ bỏ cuộc, phó mặc cho số phận.

III.Kết bài
Cần có nghị lực, niềm tin, lạc quan,….

Đề 2: Viết bài văn nghị luạn ngắn nêu suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên qua tuyện ngắn lặng lẽ Sapa
*Dạng: nghị luận về tư tưởng, đạo lý
*Dàn ý
I.Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
-Liên hệ truyện ngắn -> Thanh niên phải sống có lý tưởng

II.Thân bài
1.Giải thích: là mục đích sống cao đẹp, vì mọi người, sống chan hòa, vị tha, nhân ái, có ích cho xã hội.
2.Biểu hiện:
-Người sống có lý tưởng là luôn hướng đến chân – thiên – mĩ trong cuộc sống.
-Quá khứ: các vị danh nhân, anh hùng, chiến sĩ như Bác Hồ, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn….
-Hiện tại: nhiều thành niên có lý tưởng sống cao đẹp, phục vụ đất nước.
VD: các cuộc thi Olympic quốc tế, các cuộc tranh tài thể thao  Lê Quang Liêm, Hoàng Anh.
3.Phân tích đúng-sai:
-Tại sao phải sống có lý tưởng?
-Nhà văn Pháp Đ.Đi –đơ-rô nói” Nếu ko có ục đích, a ko làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu muc đích bình thường”
-Sống có lý tưởng như người đi đường có chiếc la bàn, người đi biển dõi theo ngọn hải đăng định hướng sống tốt đẹp, thấy yn cuộc sống, dám sống, dám hành động.
4.Lý tưởng của thanh niên ngày nay là gì?
-Chiếm lĩnh tri thức, bắt kịp phát triển KHKT, tiến bộ của thế giới.
-Khẳng định bản than: học vấn, tài năng, tấm long
-Giúp ích cho GĐ, xã hội
5.Phê phán
-Sống hưởng thụ
-Sống ích kỉ,t oan tính, nhỏ nhen.

III.Kết bài:
-Khẳng định vấn đề

Các đề VD khác:
-Bàn về giá trị của việc đọc sách
-Việc sử dụng DTDD
-Ngôn ngữ @
-Game online
-Sự vô cảm của con người
:khi (155):Các bài TLV:
ĐỀ 0: PHÂN TÍCH BÀI THƠ NÓI VỚI CON CỦA Y PHƯƠNG

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT PHƯƠNG ĐỊNH

ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BÀI THƠ SANG THU

ĐỀ 3: PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC

ĐỀ 4: PHÂN TÍCH BÀI THƠ MXNN
:khi (159): :khi (159): :khi (159):​
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Góp ý với chủ pic
Nếu bạn có ý định lập topic này để thảo luận ôn thi thì nên up đề thi lên cho mọi người cùng giải thay vì bày ra lắm nội quy, người \khac nhìn vào sẽ thấy nản mà khi đọc hết từ đầu
phần chép thuộc lòng thơ quá thừa thãi + không cần thiết, nên thay bằng phần tập làm văn hay trắc nghiện cho thiết thực hơn
Thân ái!
 
N

nlht20081997

Góp ý với chủ pic
Nếu bạn có ý định lập topic này để thảo luận ôn thi thì nên up đề thi lên cho mọi người cùng giải thay vì bày ra lắm nội quy, người \khac nhìn vào sẽ thấy nản mà khi đọc hết từ đầu
phần chép thuộc lòng thơ quá thừa thãi + không cần thiết, nên thay bằng phần tập làm văn hay trắc nghiện cho thiết thực hơn
Thân ái!

Cảm ơn bạn đã đóng góp mình đã sửa lại cho thiết thực hơn theo ý kiến của bạn.
Thanks bạn nhiều.
 
N

nlht20081997

:khi (155):Các dàn ý bài TLV:
Đề 1 : Phân tích bài thơ Nói với con
ĐỀ 0: PHÂN TÍCH BÀI THƠ NÓI VỚI CON CỦA Y PHƯƠNG
I.Mở bài.
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của long cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Đây là những lời thơ da diết của Hoàng Trung Thông trog bài thơ Những cánh buồm mang yn triết lí sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm của một người cha thương con sâu nặng làm xúc động long người. Cùng đề tài đó , bài thơ Nói với con cảu YP, một nhà thơ dân tộc Tày lại mang một âm hưởng, một giọng điệu, một nội dung riêng và cũng làm xúc động long người không kém. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền Núi.

II.Thân bài.
Đoạn 1:
Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người động mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cnah3 gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng cười tiếng nói:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Với cách nói bằng hình ảnh cụ thể “chân phải, chân trái” “một bước,hai bước”, đoạn thơ giúp ta hình dung ra hình ảnh một em bé ngây thơ, lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ, hình ảnh cha mẹ chờ noun, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi em, cái tổ ấm để con sống lớn khôn và trưởng thành trogn niềm ước mơ của che mẹ. Bên cha, bên mẹ, cha chờ, mẹ noun, cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong cái gia đình hạnh phúc. Đứa con dần lớn lên trong niềm sung sướng, tự hào của người cha.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động của người đồng mình, trong quê hương sâu nặng, nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nàh ken câu hat
Cách nói that tự nhiên, mộc mạc, mang đậm tính địa phương của người dân tộ Tày “người đồng mình”, đây là cách gọi để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng một dân tộc, quê hương, kết hợp cùng với ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi” đã thể hiện tình cảm gắn bó, gần gũi, than thiết cảu tác giả với mảnh đất và con người quê hương. Hình ảnh “đan lờ”, “vách nhà” hai công việc lao đông gắn liền với đưa qtre3 theo từng lứa tuổi, còn bé thì đan lờ bắt cá, lớn hơn thì dựng nhà, ken vách. Dưới bàn tay của người dân tộc Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành những nan hoa, vách nhà không chỉ được chen bằng gỗ mà còn được chen bằng câu hat. Công việc lao động chẳng những không hề khó nhọc đối với họ mà còn đem lại cho họ niềm vui torng cuộc sống. Ba động từ “Đan,cài,ken” vưa diễn tả động tác lao động, vừa thể hiện sự đoàn kết trogn llao động. Đứa con đã lớn dần, đã gắn bó với quê hương, đất nước:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
“Rừng” nơi người dân tộc miền núi sinh sống, rừng không chỉ cho nhiều gỗ, quý, rừng còn cho hoa, hoa là sản phẩm của thiên nhiên, của núi rừng, hoa còn tượng trưng cho cái đẹp. Con đường là hình bóng than thuộc của quê hương, con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho những tấm long. Con đường in dấu những bước chân xuôi ngược, làm ăn, sinh sống của buôn làng, nên nó có ý nghĩa thieng liêng trong quá trình khôn lớn của con. Chính những tấm long nhân hậu, những tình cảm của bản làng, cảu làng quê đã nâng đỡ con, dìu dắt để con trưởng thành. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nhà thơ suy ngẫm về tình nghĩa bản làng quê hương, về cội nguồn, hạnh phúc:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Đoạn 2
Không chỉ gợi cho con về cội nguồn sinh dưỡng, cha còn nói cho con về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và ước mơ của dcha về con. Đó là long yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm long. Đó là sức sống bean bỉ, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Cách nói mộc mạc nhưng chứa đựng bao ân tình rất cảm động “ người đồng mình” được lặp đi lặp lại như một điệp khcu1 trong bài thơ. Chính tình thương đó là sức mạnh để người đồng mình vượt qua bao gian khổ, nỗi buồn trong cuộc đời. Hai câu thơ rất ngắn, đối xứng với nhau, với hai đơn vị đo khoảng cách: cao, xa da04 diễn tả rất mạnh mẽ ý chí, nghị lực của người động mình. Thông qua đó người cha muốn đứa con:
Sống trân đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Đá núi, rừng cây là nơi ở của những người miên núc nơi đây tuy điều kiện sống có khó khăn, gian khổ nhưng người đồng mình không chê. Điệp ngữ sống…không chê kết hợp với ẩn dụ”sống trên đá”, “sống trong thung” vừa thể hiện phẩm chất của người đồng mình vừa bộc lộ mong muốn của người cha: sống fai biết chấp nhận gian khổ, không chê bai, phản bội quê hương, dù quê hương còn nghèo nàn, cực nhọc, vất vả, phải biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách chính bằng ý chí và niềm tin của mình. Người đồng mình còn có những đặc tính cao đẹp đáng yêu, đáng quý:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Bằng giọng thơ tâm tình, nẹh nhàng, với hình ảnh, so sánh cụ thể “như sông như suối”, thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chúng ta hiểu được tâm hồn của người miền núi hồn nhiên, mộc mạc, giản dị, có sức sống mạnh mẽ, bean bỉ với chí lớn, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương.
Để nhắc nhở, giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng may ai nhỏ bé đâu con
Hình ảnh thơ giản dị, chân thực “thô sơ da thịt” một cách nói rất riêng của người dân miền núi thể hiện được suy nghị mộc mạc, chân thành: tuy hình thức bên ngoài jtho6 sơ, da dẻ đen đủi, xấu xí do suốt ngày làm lugn5 vất vả , lại khogn6 có điều kiện trau chuột về hình thức, cách ăn mặc lại giản dị “khăn phêu áo chàm” nhưng về tâm hồn, về phẩm chất bên trong, người miền núi chẳng hề nhỏ bé, họ luôn sống mở rộng , yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.Đặc biệt người đồng mình luôn có ý chí xây dựng quê hương vô cùng lớn:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
“Tự đực đá kê cao quê hương” một công việc rất quen thuộc của người đồng minh. Người miền núi sống giữa may ngàn và núi đá, vì vậy họ phải lao động vất vả để có nơi sinh sống, làm ăn, bằng chính sức lực của mình họ đã đấu tranh chinh phục thiên nhiên: chống bão lụt, núi lở, rừng động… Với cách nói tả thực kết hợp lối nói ẩn dụ, tác gải giúp ta thấy được bằng sự lao động can cù, nhẫn nại hàng ngày họ đã làm nên quê hương. Sự lao động sáng tạo góp phần xây dựng quê hương, lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp cho dân tộc mình.
Kết thúc bài thơ, tác giả từ cảm xúc chung rộng lớn đối với quê hương tác giả trở về một tình cảm riêng tư: tình cha con:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Với giọng điệu thiết tha, trìu mean, từ gọi than thương con ơi, nghe con chứa đựng tình yêu thương, tấm lòngcủa người cha muốn nhăn nhủ với con, hình ảnh thơ được lập lai” tuy thô sơ da thịt”, “ không bao giờ nhỏ bé” , đoạn cuối bài thơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc cảu cha đối với con: Đừng bao giờ phản bội truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc, đừng bao giờ quay long với các giá trị tinh than cao đẹp của các thế hệ cah ông đi trước. Từ đó cha muốn con can biết sông tự hào về gia đình, quê hương, sống với sức sống maạnh mẽ, ben bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương không vì mình là người dân tộc mà mặc cảm, tự ti. Đồng thời người cha dặn dò con can tự tin, vững bước trên đường đời, không bao giờ được sống một cuộc đời tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ phải biết cố gắng học tập,rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương. Hai tiếng nghe con tuy đơn giản nhưng chứa đựng đầy tình cảm, kì vọng vừa là lời dặn dò nhắc nhở đối vơi đứa con gái than iu.

III.Kết bài:
Với thể thơ tự do, sử dụng cách nói giản dị, cụ thể của người miền núi, giọng thơ thiết tha, trìu mean, bài thơ là một điệp khúc về tình yêu con, tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Qua những suy nghỉ, tâm sự của người cha đối với con ta thấy được tình yêu thương và khát vọng mà người cha dành cho con. Nếu con cò của CLV là khúc hat về tình mẹ thì ngược lại, nói với con của YP là khúc haut về tình cha con. Đó đều là những bài haut về tình cảm gia đình, cao hơn nữa là tình dân tộc, tình quê hương, Nói với con đã góp phần tạo nên bức tranh về tình người cao đẹp – điều thiêng liêng nhất torng cuộc đời mỗi con người
 
Top Bottom