[văn 9] NV Phương Định

T

triminhdo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình với nhé
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Đinh trong truyện Những ngôi sao xa xoi của lê minh khuê

Làm ơn giúp mình cang sớm càng tốt

thanks,very thanks

~ chú ý tiêu đề ~
 
Last edited by a moderator:
T

toi0bix

Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy)... Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời.

2. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.

Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, truyện Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng điều gì làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này, và cũng là đóng góp riêng của tác giả? Theo tôi, đó là nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lý nhân vật.

3. Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm.

Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu ngữ. Ví dụ đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng. Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Chúng ta nhớ đến chi tiết về cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật: Em ở Thạch Kim sao lại đùa anh nói là Thạch Nhọn... Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn.
 
V

vothien14

Lê Minh Khuê là một nhà văn nữ rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm truyện ngắn rất hay, tiêu biểu là tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi".
Tác phẩm "những ngôi sao xa xôi" nói về ba cô gái thanh niên xung phong tình nguyên tham gia làm công việc phá bom nổ, đo khối lượng đất đá. Ở họ có những điểm chung rất đáng quý. Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời chống mỹ mà tuổi đời còn rất trẻ. Họ cùng ở chung một chỗ: một cái hang dưới chân cao điểm - một nơi cực kì nguy hiểm, mọi thứ đều bị tàn phá dưới bom đạn của địch, họ đều có phẩm chất chung của chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường, đó là trách nhiệm cao cả. Cả ba cô gái đều có lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Cứ có lệnh là cả ba lại lên đường bất kể trong tình huống nào họ cũng hoàn thành nhiệm vụ. Khi đồng đội gặp tao nạn thì khẩn trương cứu chữa. C/s và chiến đấu ở chiến trường thật là gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, lạc quan yêu đời. Một điểm chung rất đặc biệt của ba cô gái trẻ - bộc lộ c/s nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc động, nhiều mơ ước hay mở mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp cho mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường.
Trong cả ba cô gái thì Phương Định là cô học sinh TP nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và TP của mình.
Đặc biệt vẻ đẹp của Phương Định được tác giả miêu tả kĩ càng vì đây là nhân vật tiêu biểu cho ba cô gái. Là nhân vật chính đồng thời cũng là người kể chuyện. Cô có một thời là học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ ở một đường phố yên tĩnh trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống trong cô, nó vẫn là kỉ niệm khao khát và làm dịu mát bao tâm hồn trong hoàn cảnh ác liệt của chiến trường. Dù đã vào chiến trường bao nhiêu năm. quen với hiểm nguy nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ đẹp về tương lai. Cô là cô gái nhạy cảm hay mơ mộng và thích hát.
Giữa chiến trường ác liệt ra còn cảm nhận một nét đẹp khác của Phương Định được tác giả miêu tả qua diễn biến một lần phá bom. Trong không khí yên lặng căng thẳng đến phát sợ nhưng lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi lòng tự trọng và cuối cùng cô cũng hoàn thành nhiệm vụ. Đến trận mưa đá lúc ở hang lại thêm một nét đẹp nội tâm của Phương Định. Từ một Phương Định căng thẳng tột độ lúc phá bom giở đây hiện ra một Phương Định trong niềm vui của con trẻ trước trận mưa đá bất ngờ kéo cô về với tuổi thơ ngày nào. Tấm lòng cô gái mở đường thật tha thiết, đằm thắm, chính cái đó đã nâng bước chân cô trên chặng đường đánh mĩ.



( Kết bại mọi người tự làm nhá )
 
Top Bottom