[Văn 9] Nghị luận

I

isoranku

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề hãy nghị luận về bài thơ:
1.Mùa Xuân Nho Nhỏ
2.Viếng Lăng Bác
3.Nói Với Con
4.Sang Thu
Các bác lưu ý giúp em là nghị luận từng đoạn thơ trong bài thơ chứ không phải nghị luận tổng quát cả bài
EM XIN CÁM ƠN TRƯỚC.MONG CÁC BÁC NHIỆT TÌNH GIÚP ĐỠ EM:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
B

bupbehappy326

= NÓI VỚI CON =
Các dạng đề:

ĐỀ 1: Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ mở đầu bài thơ:
“chân phải bước tới cha
Chân trái bước tớ mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Đọc khổ thơ đầu của bài thơ “nói vơi con” của Y Phương ta hiểu tấm lòng và ý nghĩa sâu nặng qua những lời nhắc nhở của cha đối với con. Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, nâng đón, mong chờ của cha mẹ. Bằng các hình ảnh cụ thể về những bước đi chập chững đầu đời của con: “chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ” nhà thơ gợi cho người đọc thấy được sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ đối với đứa con thơ. Con bước tới cha thì cha đỡ, con bước tới mẹ thì mẹ nâng, cha mẹ là chỗ dựa an toàn để con tập đi, tập bước. Con lớn lên trong tình yêu thương an toàn và vô điều kiện của mẹ cha. Đằng sau tình yêu thương ấy ta thấy được niềm vui, hạnh phúc tràn đầy của một gia đình nhỏ bé, ấm áp “một bước …tiếng cười”. Từng bước đi của con, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Cha nói với con những lời nói đầu tiên này để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn – cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành.

ĐỀ 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong khổ thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt … phong tục”

Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương người cha ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình bằng những mình ảnh thơ đầy ấn tượng: Người đồng mình là những con người chân chất, khỏe khoắn, họ mộc mạc như cây rừng, họ hồn nhiên giản dị nhưng không hề đơn giản, không hề nhỏ bé về tâm hồn, lí trí. Họ là những người biết tự chủ trong cuộc sống của mình, đó là những người biết “tự đục đá kê cao quê hương”, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ, biết giữ vững bản sắc dân tộc của mình. Họ yêu quê hương và lấy quê hương làm chỗ dựa về tâm hồn, Quê hương sẽ nâng bước tiếp thêm nghị lực, niềm tin để họ vươn lên. Hình ảnh “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” có 2 lớp nghĩa, lớp nghĩa tả thực đó là việc làm quen thuộc của những người miền núi cong nghĩa ẩn dụ đó là: tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn dân tộc. Bằng sự cần cù nhẫn nại hằng ngày, người đồng mình đã góp phần xây dựng quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp. Từ đó người cha muốn con hãy biết tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc, lấy đó làm hành trang để vững bước trên con đường đời.

ĐỀ 3: Em hãy nhận xét và nêu lên cái hay của câu thơ “đan lờ … câu hát”

Đây là hai câu thơ mà người cha nói với con về nét đẹp của người đồng mình bằng phương thức biểu đạt miêu tả. Cha gợi lên những việc làm giản dị, quen thuộc của người đồng mình và qua đó nói với con về vẻ đẹp bên trong họ. Câu thơ thứ nhất là một cụm động từ với hai động từ “ đan” và “ cài” miêu tả một cách cụ thể việc làm một dụng cụ bắt cá của người miền núi. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người dân tộc tày, những nan nứa nan tre trở thành nan hoa. Câu thơ vừa ca ngợi sự khéo léo vừa thể hiện được tâm hồn yêu cái đẹp của người đồng mình. Câu thơ thứ 2 miêu tả hình ảnh đẹp và độc đáo của vách nhà nó không chỉ được ken bằng gỗ tre mà được ken bằng một vật vô hình là câu hát. Bằng phương pháp chuyển nghĩa ẩn dụ Y phương đã tạo nên một nét nghĩa mới cho câu thơ, trong căn nhà của người đồng mình cuộc sống có thể còn nghèo nàn nhưng những câu hát của tình yêu thương thì luôn đầy ăm ắp, như được ken vào trong vách nhà làm cho căn nhà thêm ấm cúng và hạnh phúc. Tóm lại với hai câu thơ, ta thấy người đồng mình biết làm cho công việc thêm sinh động, đồng thời họ luôn cất cao tiếng hát trong quá trình lao động. tiếng hát ấy phải chăng là những câu hát then, hát lượn trong những lễ hội của người tày – là một trong những sinh hoạt văn hóa mang tính truyền thống của họ. Người cha đã lý giải một cách cụ thể để con biết người đồng mình đáng yêu đến chừng nào. Câu thơ của Y phương thật giản dị nhưng giàu sức khái quát.

Đề 4: chỉ trong phần hai của bài thơ có tới hai hình ảnh thơ, ý thơ được lặp lại. Đó là những hình ảnh thơ nào? Phtich ý nghĩa của việc lặp lại đó

Trong phần hai của bài thơ có một ý thơ được nhắc lại 2 lần, lần thứ nhất : “người đồng mình….. đâu con” và lần thứ 2 “con ơi tuy .. . nghe con” . Sự lặp lại có chủ đích đấy muốn thể hiện bản chất nổi bật của người đồng mình và cha muốn con cũng có được những phẩm chất đấy. Cha tự hào về người đồng mình và muốn con cũng sẽ trở thành một người đồng mình khỏe đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy vậy cách nói với hai đối tượng có cái khác nhau. Khi nói với con thành phần gọi đáp “con ơi” như một lời nhắc nhở một tiếng nói trìu mến với đứa con của mình. Còn thành phần tình thái khép lại như một lời nhắn nhủ: con hãy biết lắng nghe và làm theo những lời cha dạy. Ý thơ được nhấn đi nhấn lại bởi đó là lời tâm huyết nhất mà cha muốn nói với con. Cha tự hào về người đồng mình, tuy mộc mạc thô sơ cuộc sống còn nghèo nàn, nhưng bản chất, cốt cách bên trong không hề nhỏ bé, đó là niềm tự hào kiêu hãnh vô hạn. Nếu không yêu quê hương không yêu những con người sống trên quê hương thì Y phương chẳng thể có niềm tự hào như vậy. Bởi thế nên lời dạy của cha thật trìu mến, thiêng liêng qua hai tiếng “ nghe con”. Mong ước khát vọng của cha là khi con lớn lên sẽ mang những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình

nguồn: http://a5sieunhan.3forum.biz/t180-topic
 
N

nguyenlamquoclinh

các anh bày em cảm nhận khổ thơ đầu bài nói với con vc các anh chị và cảm nhận bài 3 khổ thơ đàu bài mùa xuân nho nhỏ em cảm on moi người trước ngày mai em phải nộp bải rồi
 
Top Bottom