[Văn 9]Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

C

cosy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình đề văn sau:
Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.


Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
Một hôm, Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
- Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng.
Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo:
- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh.

(Theo Cửu Thọ, Một trăm năm gương tốt thiếu nhi Việt Nam,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999)

Thân :D
 
T

thuyhoa17

Nguyễn Hiền là một người rất thông minh và ham học
- Ham học: "Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm."
- Thông minh: "Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm."

Cậu còn là một người luôn muốn biết thử sức với khả năng của mình, biết dùng tài năng đúng chỗ.
"- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu."

Mặc dù còn là một cậu bé nhở <12 tuổi> nhưng cậu đã biết tự trọng cho khả năng của mình, biết đánh lại sự khinh thường người nhỏ của nhà vua, bằng 1 hành động rất sâu sắc "Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo:
- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức."

Thái độ học tập nghiêm túc, luôn tìm tòi mày mò để học và để được học. Biết khả năng của bản thân và biết vận dụng đúng lúc để thử khả năng của mình => biết vận dụng khả năng.


^^
 
B

bengoc5

Gợi ý nhé bạn
NH là 1 trong những tấm gương học tập, phấn đấu vượt qua hoàn cảnh khó khăn
Thái độ học tập
- Hoàn cảnh NH có gì đặc biệt?
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của hine62 ntn?
- Ý thức tự trọng của hiền biểu hiện ra sao ?
Suy nghĩ bản thân:
- Học ở NH những điểm nào?
- Thực tế có những bạn ko có tinh thần và ý thức học tập mặc dù có nhiều đk để học tốt...
Tóm lại NH là tấm gương học tốt và còn là tinh thần hiếu học của người VN
 
E

entei

Nguyễn Hiền (chữ Hán: 阮賢, 1234 - ?) đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông[2]. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu (黎文休) 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La (鄧麻羅) 14 tuổi đỗ Thám hoa[3]. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi, bao gồm trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu dưỡng, sau ra làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lần.

Có lần Nguyễn Hiền đã gỡ bí cho cả triều đình. Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
 
F

f0rest

Cho em hỏi 1 tí. Bác nào có dàn ý về bài nghị luận về 1 tấm gương không ( Hoa Xuân Tứ, Nguyễn Ngọc Ki).
 
Top Bottom