[Văn 9]: Ngắm Trăng, Truyện Kiều

T

touyen_touyen84

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Phân tích nét độc đáo của biện pháp tu từ nghệ thuật trong hai câu sau:
“ Người ngắm trang soi ngòi cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
( trích Ngắm Trăng – Hồ Chí Minh)

Câu 2:
Trải bao gió dập sóng dồi
Tắm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ơi thân ấy biết là mấy thân.
( trích trong “kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu)
Em hãy giải thích và bàn luận bốn câu thơ trên để làm sáng tỏ:
1. Truyện Kiều đã thể hiện thân phận đau đớn của người phụ nữ.
2. Truyện Kiều cũng đã thể hiện tính nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.





Bạn chú ý hơn cách đặt tiêu đề cho topic nhé:[Văn 9]:+tiêu đề
Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
C

congchuacaheo175

bạn học lớp mấy oy
đây là đề thi hsg lớp 9 mà
câu 1...làm mò thôi..thông cảm
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do.
 
K

kute_comaco98

hay đó.....................................
đoạn này

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
1: Số phận:
- Tình yêu tan vỡ .
- Cốt nhục lìa tan=> dấn thân vào kiếp trầm luân => món hàng mua bán cho bọn buôn thịt bán người : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh......
- thân xác bị vùi dập, nhân phẩm bị trà đạp.
+ "Thanh lâu 2 lượt , thanh y 2 lần"
+ Gặp Thúc Sinh, bị Hoạn Thư đày đọa.
+ Gặp Từ Hải, rơi vào tròng của HỒ Tôn Hiến. Từ Hải chết, bị Hồ Tôn Hiến làm nhục rồi gả cho thổ quan.
=> tuyệt vọng, gieo mình xuống sông tự tử.
=> xót thương cho thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh....
https://diendan.hocmai.vn/threads/truyen-kieu.692390/#post-3523469
2:
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Cảm thông sâu sắc.
- Lên án, tố cáo xã hội.
- Đồng tình với những khát vọng sống của con người
.

Chúc bạn học tốt :D
 

Triệu Hồng Phong

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng tám 2018
9
14
6
20
Quảng Ngãi
THCS Đức Chánh
Câu 1 :phép đối cùng nghệ thuật nhân hóa được sử dụng hết sức tài tình . bác và vầng trăng tìm đến giao hòa với nhau bất chấp cả song sắt nhà tù ..một cuộc vượt ngục về tinh thần được thể hiện ở sự tự do nội tại ,bản lĩnh tinh thần thép của Bác
 
Top Bottom