Mình cho cái dàn để viết đoạn này:
- Phân tích việc sử dụng đại từ xưng hô "ta" (so sánh với những đoạn trên là "tôi): cái riêng đã thành cái chung. Dùng tôi để bộc lộ những cảm xúc của riêng mình, còn dùng ta là tác giả muốn truyền các riêng trong những khát vọng, những nguyện ước đến tất cả mọi người
- Khai thác những ước nguyện cống hiến:
+ "làm con chim": cất tiếng hót vui say cho đời
+"làm cành hoa": để tỏa hương khoe sắc làm đẹp cho đời
+ "làm một nốt trầm xao xuyến": hòa vào cuộc đời chung, hoàn thiện cái "bản hòa ca" của cuộc sống.
~> Những ước nguyện rất nhỏ bé, rất giản dị mà chân thành, ý nghĩa. Đầy nhiệt huyết mà rất lặng lẽ, khiêm nhường, không phô trương (nốt trầm). Nhưng vẫn phải cống hiến những gì đẹp nhất, riêng nhất của mình để nó có thể lắng đọng, "xao xuyến"
- Điệp nhượng bộ "Dù là": mong muốn được cống hiến suốt đời từ tuổi 20 để khi "tóc bạc" , dường như không gì ngăn được ước nguyện ấy
* Câu chủ đề
- Câu đầu: Qua khổ thơ thứ 4 và 5 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải, ta thấy được...
- Câu cuối: nên gắn với chủ đề của bài thơ: tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời , ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
* Các yếu tố tiếng việt thì dễ rồi, bạn tự đưa vào
*Câu hỏi phụ: Mình nghĩ là nhân vật Nhĩ trong "Bến quê" của Lê Minh Châu. Điều đáng lưu ý là Nhĩ đang trong tình trạng đặc biệt: bệnh nặng, sắp chết. Là một người đã từng đi rất nhiều nơi, nhưng chỉ đến lúc này anh mới nhận ra vẻ đẹp của quê hương mình: cái bãi bồi phía bên kia sông, nơi mà rất gần ("một chân trời gần gũi) nhưng anh không thể đến được nữa. Vì thế anh có một khát khao mạnh mẽ được tận hưởng vẻ đẹp của quê hương, đó là những gì gần gũi nhất nhưng chỉ đến phút cuối đời anh mới nhận ra