[Văn 9] Một vài nét về văn học trung đại

T

tomcangxanh

Đọc Truyện Kiều, ai cũng biết Kiều đẹp. đẹp hơn Thúy Vân, nhưng đẹp hơn như thế nào thì ko ai rõ. Bởi vs thủ pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du chỉ đem đến cho người đọc 1 hình dung mơ hồ và trừu tượng về nhan sắc của Vân và Kiều.

Sắc đẹp của Vân đc đánh giá là "rõ ràng" hơn Thúy Kiều. Nàng đc miêu tả về khuôn mặt, miệng cười...còn Thúy Kiều thì chỉ cần 2 câu thơ:

Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

là muôn người đều tôn nàng lên bậc mỹ nhân. Thực sự chỉ vs 2 câu thơ này, ngưòi đọc hình dung về Thúy Kiều chỉ có thể là hình ảnh đôi mắt và hàng chân mày. Đó là nét mày đậm và thanh tú như thoảng dáng vẻ, nét núi mùa xuân trong một bức tranh thủy mặc, đó là đôi mắt trong veo, sâu thăm thẳm như mặt nước hồ thu, tĩnh lặng và man mác nỗi sầu...Có lẽ người đẹp chỉ cần đôi mắt? Là cửa sổ tâm hồn? Đôi mắt là phần quan trọng trên khuôn mặt con người, là điểm nhấn và là ấn tượng đầu tiên cho ng` đối diện. Còn làn mi và chân mày, cao và thẳng dài như nét liễu là quy chuẩn của sắc đẹp giai nhân suốt bao nhiêu thế hệ. Chẳng thế mà có câu

" Phù dung như diện, Liễu như mi
Đối thử như hà bất lệ thùy"
(phù dung đó! Mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như!)

Như vậy, chỉ cần 2 nét phác họa thanh thoát và nhẹ nhàng, Nguyễn Du đã làm nổi bật lên nét đẹp sắc sảo của Kiều, vẻ đẹp mà " Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", thiên nhiên cũng phải ghen tị. Những đóa hoa cao sang và đẹp đẽ, chẳng phải loại rêu phong " hèn mọn hơn cỏ nội hoa hèn", mà là những bậc Vĩ nhân, đế vương trong thế giới hoa cỏ, tưởng chừng như vô tri vô giác cũng phải khó chịu, hàng liễu ngày nào còn đc đem ra làm chuẩn mực cho nét đẹp như thế, bây giờ cũng như bị thua kém "nét liễu dài như 1 nét mi"

Cái bản tính ấy đâu khác gì "chút phận đàn bà", "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Đó là lời tiên tri đầy đau khổ cho quãng đời chông gai sau này của Kiều, sẽ phải chịu nỗi tức giận của thiên nhiên khi vượt quá quy chuẩn thông thường, là sự ganh ghét đố kị của những người đời.

♥By Tommie.
 
N

nguyet_ha2709

Theo mình hiểu thì nghệ thuật đặc biệt và sáng tạo của Nguyễn Du trong 2 câu thơ là: Dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người.Đến nỗi "Hoa ghen,liễu hờn" thì đó là một cô gái rất đẹp.Và cũng là điều dự đoán của tương lai:cuộc đời gặp nhiều trắc trở.
 
K

keobong996

tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nói quá,ước lệ tượng trưng,lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi vẻ đẹp của con người,chính xác hơn là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân theo quan niệm của xã hội phong kiến
 
Top Bottom