[văn 9]. Một số bài trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10

  • Thread starter thjenthantrongdem_bg
  • Ngày gửi
  • Replies 24
  • Views 34,679

T

thjenthantrongdem_bg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hí hí

có việc cần nhờ đến mọi người đây :D:D

Cho e cái dàn ý thôi nhé. Hãy nhớ là dàn ý chứ k phải 1 bài văn hoàn chỉnh. Ok ;)

Câu 1: Suy nghĩ của e về đức hi sinh

câu 2: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử

câu 3: Phải chăng " cái nết đánh chết cái đẹp"? (khó thía=(()

câu 4: Matin Luther King từng nói : " Trong thế giới này, chúng ta k chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". A/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên

câu 5: Trình bày quan điểm của em về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử trên internet trong tuổi trẻ học đường hiện nay

câu 6: Nêu suy nghĩ của em về đạ lý "Uống nước nhớ nguồn"

câu 7: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

câu 8: Có ý kiến cho rằng giới trẻ ngày nay tỏ ra khá thờ ơ với lịch sử dân tộc nhưng khi một cuốn nhật ký chiến tranh ( tiêu biểu như nhật kí đặng thùy trân) đc xuất bản lại thu hút đc sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ. A/chị hãy cho pít ý kiến của mình về vấn đề này

P/s: Làm cả 8 đề nhóa mọi người :-\"

Nhớ là e chỉ xin cái " Dàn ý " thôi :\"> Dàn ý chuẩn vào nhóa :p





hé hé hé hé hé. Coi như đã xong 8 đề trên. Hoàn thành đc 1/15 công việc ;)

Làm tiếp nào mọi người . hí hí

Giờ k phải là dàn ý nữa nhá:">

Câu 1: Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
<Xuân Quỳnh- Tiếng gà trưa>


Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
<Đồng chí - Chính hữu>

Câu 3: Cho biết hàm ý trong các câu văn sau:
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
-Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều


Chủ yếu là cách trình bày nhé mọi người T_T

-
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17


Hí cái gì mà hí ;))

Câu 1: Suy nghĩ của e về đức hi sinh

MB: Nói khái quát về đức hi sinh , ý nghĩa và biểu hiện của nó trg cuộc sống.
TB:
- Đức hi sinh là gì?
+ Đức ở đây là nói đến đạo đức, đức tính.
+ Hi sinh: nó mang một ý nghĩa cao cả, cống hiến những điều mà bản thân đang có cho người khác, cho những điều khác vì mục đích tốt đẹp.
\Rightarrow sự cống hiến, sự hi sinh bản thân mình vì người khác, vì nghãi lớn.
- Một người biết hi sinh là người biết vì cộng đồng, biết vì lợi ích chung --> đó là 1 đức.
- Trái với nó là sự ích kỉ.
- Ý nghĩa của đức hi sinh:
+ Đối với bản thân người hi sinh: nó làm mở lòng của trái tim người đó, nó mang đến cho bản thân con người đó một niềm vui. Nhận đc sự kính trọng và yêu mến của mọi người. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng khiến người hi sinh mất đi nhiều thứ có ý nghĩa.
+ Đối với cộng đồng, xã hội: nó góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn...
- Biểu hiện của đức hi sinh trg cuộc sống:
+ Trong thời kì trước (cụ thể là trong chiến tranh): đã có nhiều ngừoi dân Việt nam sẵn sàng hi sinh tính mạng mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương.
+ Và trong thời kì nào cũng có những người sẵn sàng hi sinh những điều mình đnag có để đem đến cho người khác niềm vui.
+ Bên cạnh đó, cũng có những con người ích kỉ lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho bản thân mình của riêng, ko chịu sẻ chia cho bất cứ ai. những người đó chính là những mầm họa cho sự đoàn kết, tinh thần tương trợ của dân tộc, của xã hội.
- Nêu suy nghĩ của bản thân về đức hi sinh.

KB: Khẳng định lại, rút ra bài học cho bản thân.


câu 2:
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử

Đề này đệ có thể dựa vào cái sườn ở câu 1, tất nhiên là khác về nọi dung. Và đặc biệt là đề này cần biểu cảm và liên hệ bản thân nhiều hơn ^^.

mấy câu còn lại để phần cho mấy bạn khác :-\"
 
B

bengoc5

Mọi người đều có cách làm dàn bài khác nhau nhưng mình vẫn tuân thủ cách này :D. Còn chuẩn hay ko mình ko biết

HI SINH
I. MB :
- Cuộc sống thật quý giá và càng quý giá hơn khi con người biết quý trọng cuộc sống của mình.
- Thế nhưng cũng có một số người đã dám hi sinh cuộc sống của mình cho đất nước dân tộc . Sự hy sinh đó thật to lớn và đáng trân trọng.
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
- “Hi sinh” là đánh đổi phần cơ thể, hạnh phúc, quyền lợi của mình cho người khác.
- “Hi sinh” là không nuối tiếc, không nghĩ cho mình mà nghĩ đến cái lớn hơn: đất nước, dân tộc , tinh thần...
- Người chiến sĩ hi sinh mạng sống cho đất nước , người bạn sẵn sàng chết để bảo vệ cho bạn được sống
- Tất cả đều là hành động cao đẹp, đáng ca ngợi.
2) CHỨNG MINH :
- “Hi sinh” hai tiếng ấy thật nhẹ nhàng, nhưng để làm được điều này người ta phải quên đi cái tôi riêng, quên đi quyền lợi để đem lại lợi ích cho đất nước, cho nhân dân.
- Hành động hi sinh cho dù không đạt kết quả tốt đẹp thì nghĩa cử ấy vẫn là đẹp và vẫn được coi là anh hùng.
- Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và hàng triệu những anh hùng nghĩa sĩ đã vì đất nước sẵn sàng hi sinh xương máu của mình để bảo vệ Tổ quốc quê hương.Mãi mãi bài học đó được ghi vào trang sử vàng của dân tộc.
- Người mẹ hi sinh thân mình che chở cho con như chim đầu rìu lấy cánh che chở cho con mình khỏi chết cháy.Bác Hồ đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc, tình thương yêu và sự hi sinh đó thật quá to lớn và đáng trân trọng biết bao.
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ chỉ nghĩ cho mình, không nghĩ đến người khác.
- Còn một số người khác chỉ biết nhận sự hi sinh mà không biết hi sinh.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Quả vậy sự hi sinh là 1 đức tính đáng quý mà ko dễ gì ai có được.Nó phải xuất phát từ lòng yêu thương mạnh mẽ mới có thể hi sinh mạng sống cho nhau.
- Xã hội ta ngày nay vẫn có nhiều hành động hi sinh đáng quý và trân trọng. Không chỉ hi sinh mạng sống mà người ta còn có thể hi sinh tiền bạc của cải để đem lại hạnh phúc cho người khác.
III. KB :
- Nét đẹp từ lòng hi sinh luôn luôn được xã hội ngợi ca.
- Hãy học tập lòng hi sinh từ những việc nhỏ thì lớn lên mới có thể nối tiếp truyền thống cùa cha ông.
 
Last edited by a moderator:
B

bengoc5

TÌNH MẪU TỬ
I. MB :
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà bao người quý trọng.
- Tình cảm ấy thật đẹp và đáng trân trọng.
- Nó thể hiện tình cảm đẹp của con người.
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Mẫu” là mẹ và “tử” vốn là con .
- “Tình mẫu tử” là tình mẹ yêu con,săn sóc lo lắng cho con.Mẹ đã phải thức khuya dậy sớm vì con,lo cho con manh quần tấm áo,miếng ăn ngon.
- Tình mẹ rộng bao la nói sao cho hết.
- Ca dao ta có câu : “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” không chỉ mang nặng sinh ra con bao buồn vui.
2) CHỨNG MINH :
- Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã đau xót biết bao nhiêu khi phải bán con cho Nghị Quế.
- Bé Hồng trong “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã sung sướng biết bao nhiêu khi được nằm trong lòng mẹ.
- Tình mẹ thật bao la không so sánh nổi.
- Cho dù con lớn khôn,mẹ vẫn dõi theo con trong suốt chặng đường.“Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời này mẹ vẫn theo con” (Chế Lan Vien)
- Vì vậy đạo làm con phải hiếu với mẹ,chăm sóc mẹ khi đau ốm,phụng dưỡng khi già yếu.
3) PHÊ PHÁN :
- Tuy nhiên trong xã hội ta vẫn còn những kẻ bất hiếu hỗn hào không vâng lời mẹ.
- Những kẻ đó thật đáng trách.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Chúng ta cần thể hiện tình yêu thương với mẹ qua hành động nhỏ, nhưng đem lại niềm vui,nụ cười cho mẹ.
- Xã hội ta vẫn khen ngợi Nguyễn Đình Chiểu khóc thương mẹ mà mù mắt.
III. KB :
- Chúng ta cần thể hiện lòng thương yêu,sự kính trọng mẹ qua việc học tập giỏi,chăm ngoan để nụ cười luôn nở trên môi mẹ.

còn mấy kia làm biếng đánh ra wa :(
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

câu 3: Phải chăng " cái nết đánh chết cái đẹp"? (khó thía=(()

Dàn bài:
MB: Giới thiệu về câu "Cái nết đánh chết cái đẹp" - là một câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết đc qua thời gian.

TB:
- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Cái nết : là những đức tính tốt đẹp của một con ngừoi.
+ Cái đẹp: vẻ đẹp hình thức bên ngoài của con người.
\Rightarrow Tâm hồn tốt đẹp của một con người có thể làm lu mờ đi cái vẻ hình thứ bên ngoài, đề cao tính cách tốt đpẹ của con người.
- Đánh giá câu nói: vì đề có 2 chữ "phải chăng" - là đề mở để học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình nên phần đánh giá này là phần quan trọng nhất, đệ nên đi kĩ hơn vào nó.
+ Tính đúng đắn của câu nói đó : việc đề cao tính cách, cái đẹp trong tâm hồn mỗi con người là hoàn toàn đúng đắn.
+ Tính đúng đắn đó thể hiện rõ ràng trong thời xưa, khi mà thời buổi đất nước còn khó khăn, việc chăm lo cho vẻ đẹp bên ngoài chưa được chú trọng thì cái nết của mỗi người là điều cần thiết.
+ Ngày nay, thời buổi đất nước phát triển hơn, kèm theo đó là sự chăm chút hơn về vẻ đpẹ bên ngoài của con người, lúc đó vẻ đẹp bên ngoài đc chú trọng hơn. Dần dần, cái nết cũng phần nào ko được đề cao như xưa nữa, và câu "cái nết đnahs chết cái đpẹ" đã ko hoàn toàn đúng trong thời buổi hiện nay.
+ Nhận định của bản thân em thông qua những điều đc chứng kiến trong cuộc sống.
+ Suy nghĩ của bản thân.
- Bài học: lừoi khuyên cho mọi ngừoi, và kinh nghiệm, ý thức của bản thân.

KB: Chốt lại vấn đề, khẳng định lại lần nữa đnahs giá của bản thân.

 
H

hongtuan96

câu 6: Nêu suy nghĩ của em về đạ lý "Uống nước nhớ nguồn"
1/MB : Giới thiệu và nêu khái quát nội dung của câu tục ngữ : giáo dục lòng biết ơn cho con người
2/TB
a/Giải thích nghĩa đen
+Nước là gì ?
+Uống nước nghĩa là như thế nào ?
+Nguồn là gì ?
+Nhớ nguồn nghĩa là sao ?
b/Giải thích nghĩa bóng : khi ta đưọc hưởng thành quả vật chất , hay tinh thần nào đó thì phải biết ơn người đã tạo ra nó
c/Tại sao uống nước phải nhớ nguồn ?
Mọi thành quả ta hưởng không tự nhiên mà có được , đó là kết quả của sự lao động , sáng tạo đầy gian khổ , khó khăn thậm chí là sự hy sinh của bao nhiêu con người nên ta phải biết trân trọng khi thừa hưởng thành quả ấy .
c/Lấy vd trong thực tế
d/Các câu ca dao ,tục ngữ cùng chủ đề : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng...
-Trái ngược : Ăn cháo đá bát , qua cầu rút ván....
e/Xây dựng hành động đúng ...
3/KB:Khẳng định đây là câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và cho thấy con người Việt Nam bao giờ cũng hướng đến lòng biết ơn vs cội nguồn , dạy con người sống có ân nghĩa đạo đức
 
T

thjenthantrongdem_bg

câu 4: Matin Luther King từng nói : " Trong thế giới này, chúng ta k chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". A/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên

câu 5: Trình bày quan điểm của em về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử trên internet trong tuổi trẻ học đường hiện nay

câu 6: Nêu suy nghĩ của em về đạ lý "Uống nước nhớ nguồn"

câu 7: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

câu 8: Có ý kiến cho rằng giới trẻ ngày nay tỏ ra khá thờ ơ với lịch sử dân tộc nhưng khi một cuốn nhật ký chiến tranh ( tiêu biểu như nhật kí đặng thùy trân) đc xuất bản lại thu hút đc sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ. A/chị hãy cho pít ý kiến của mình về vấn đề này

thanks very much :">

Làm nốt mấy câu này đi mọi người

rồi e còn post tiếp =))
 
T

thuyhoa17

câu 4: Matin Luther King từng nói : " Trong thế giới này, chúng ta k chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". A/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên

MB: Dẫn dắt vào đề , có thể dẫn lại toàn bộ câu nói, và nêu ý nghĩa khái quát của nó.

TB:
- Giới thiệu sơ qua về Luther King và từ đó đi vào câu nói của ông.
- Hoàn cảnh : trong thế giới này.
- Người tốt là những người luôn làm những việc ko ảnh hưởng xấu đến người khác (nhưng ko có nghĩa là làm những điều có ích cho người khác, cho xã hội).
- Người xấu là người luôn có những hành động vô bổ, xấu xa đối với người khác và xã hội.
- "Không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu" :
+ Xót xa tức là một thái độ đau lòng, tiếc nuối với 1 sự việc, 1 con người nào đó.
+ Hành động và lời nói của người xấu: những người xấu luôn làm những điều xấu xa, bất lợi cho xã hội, nói những điều có ảnh hưởng ko tốt đến người khác, chính những con người này làm nên sự tệ hại của xã hội.
--> Xót xa với những người xấu: thái độ đau lòng với những việc, những con người có ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến cộng đồng, đó là suy nghĩ đúng đắn.
- Sự lặng im đnags sợ của những người tốt:
+ Sự lặng im đáng sợ của những người tốt: tức là ko nói gì, ko lên tiếng, ko bảo vệ chính kiến bản thân, ko làm những điều cần làm để xây dựng cho xã hội và cũng ko hề phê phán những điều xấu trg xã hội của những người được xem là những người tốt.
Chính điều đó khiến cho những cái tốt ko thể phát huy để che lấp đi cái xấu, những người tốt ko thể làm lu mờ đi những con ngừoi xấu xa.
- Hai vế đc liên kết bởi 2 từ "không chỉ" - "mà còn" để làm nổi bật ý nghĩa và thể hiện ý nghãi cùng song song tồn tại của 2 sự veiẹc đó.
- Đánh giá: nếu đánh giá của bản thân. ^^
- Liên hệ thực tiễn
- Rút ra bài học.

KB: Khái quát lại vấn đề.
:|

câu 6: Nêu suy nghĩ của em về đạ lý "Uống nước nhớ nguồn"

Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả
.
 
H

hongtuan96

câu 5: Trình bày quan điểm của em về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử trên internet trong tuổi trẻ học đường hiện nay
1/MB.Dẫn dắt và nêu vấn đề
2/TB.
-Các trò chơi dân gian xưa : đánh trận giả , chọi gà...tất cả đã chìm vào quên lãng
-Thay vào là trò chơi điện tử : ......
-Các trò chơi điện tử đòi hỏi người chơi phải sáng tạo , sự kiên trì , một chút khéo và đặc biệt nó kích thích sự tò mò . Vì vậy trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn
=>Hiện tượng nghiện trong tuổi trẻ học đường..
*Tác hại :
-Sao lãng việc học tập , quên mất nghĩa vụ của chính bản thân mình
=>Kết quả học tập giảm sút , gia đình phiền lòng , mất đi sự tự tin của chính bản thân trong học tập và còn biết bao tác hại khác nữa mà ta không thể ngờ tới....
-Về kinh tế : Không có tiền chơi =>Nói dối , vay mượn bố mẹ hoặc người khác thậm chí là trộm cắp : Dùng dẫn chứng trong thực tế...
->đây là một vấn đề nổi cộm lên hiện nay
*Đánh giá nêu nhận xét của bản thân
*Xây dựng hành động đúng
*Rút ra bài học
3/KB Chốt lại vấn đề
 
T

thuyhoa17

câu 7: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Dàn bài:
MB: Nêu khái quát về tình hình giao thôgn hiện nay, tuổi trẻ học đường với tình trạng tai nạn giao thông.

TB:
- Tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta:
+ Đang là một trg những vấn đề nhức nhối của xã hội.
+ giao thông với những vấn đề như: tắt đường, lạng lách đánh võng ở thanh thiếu niên, đi ko đúng phần đường quy định, vượt đèn đỏ, thiếu văn hóa khi tham gia GT,...
- Hậu quả của tình hình đó là gì?
+ Tai nạn GT thường xuyên xảy ra, đe dọa đến tính mạng ngừoi tham gia giao thông (ko chỉ là người gây ra tai nạn giao thông mà còn những người khác).
+ Ảnh hưởng phần nào đến trậ tự xã hội.
+ Mất nhiều công sức để có thể giải quyết những vấn đề đó.
- Suy nghĩ của tuổi trẻ học đường.
(Cái này tự liên hệ bản thân ^^).
- Hành động của tuỏi trẻ học đường:
+ Từ nhũng suy nghĩ ở trên, nêu lên ý kiến của bản thân.
+ Những dự định mà bản thân giới trẻ nên làm và cần phải làm.
+ Liên hệ thực tế với những tấm gương trong việc giảm TNGT diễn ra trong học đường, của những người thanh niên, của tuổi trẻ.
- Ý nghĩa của những hành động đó.

KB: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm cho giới trẻ nói chung và bản thân nói riêng.


Đề này khó quá :|

câu 8: Có ý kiến cho rằng giới trẻ ngày nay tỏ ra khá thờ ơ với lịch sử dân tộc nhưng khi một cuốn nhật ký chiến tranh ( tiêu biểu như nhật kí đặng thùy trân) đc xuất bản lại thu hút đc sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ. A/chị hãy cho pít ý kiến của mình về vấn đề này

MB: Lịch sử dân tộc là những điều tốt đẹp, đó là những truyền thống quý báu và vô cùng đáng trân trọng của dân tộc. Nhưng có 1 sự thật đau lòng là giới trẻ ngày nay dường như đã thờ ơ với những giá trị tốt đẹp ấy. Tuy nhiên, lúc đó lại le lói lên một niềm vui, một nguồn sáng đó là sự quan tâm của bạn đọc đối với quyền nhật kí đặng Thùy Trâm.

TB:
- Lịch sử dân tộc và ý nghĩa sâu sắc của nó.
- Hiện trạng của giứoi trẻ ngày nay: thái độ đối với những lý thuyết lịch sử ấy?
- Kết luận mở đầu về sự thật đau lòng đó.
- Tuy nhiên, bên cạnh địa đa số đó thì vẫn có những học sinh rất quan tâmd dến lịch sử dân tộc, đó là một tia sáng cần được giữ gìn, và làm sáng nó lên.
- Và ta càng thấy được ánh sáng đó hơn khi nhận thấy được sự quan tâm của giứoi trẻ đối với quyển "Nhật kí ĐTT" khi nó được phát hành:
+ Thái độ của giứoi trẻ như thế nào?
+ Đó là một tín hiệu vui.
+ Đánh giá về điều đó: lịch sử dân tộc mãi mãi trường tồn, dù có phải trải qua nhiều gian nan thử thách, thì vẫn luôn có những sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề gắn bó mật thiết với mỗi con người khi đc sinh ra. Giới trẻ ngày nay ko hè thờ ơ với những giá trị lịch sử, chỉ là chưa có hướng học tập và truyền thụ đúng đắn mà thôi. Vẫn luôn có một sự quan tâm, và chỗ đứng đặc biệt của giới trẻ đối với lịch sử thể hiện thông qua sự chăm chút đọc từng trang nhật kí ĐTT.
+ Nó mở ra một cánh cửa rộng mửo cho việc truyền thụ những kiến thức lịch sử đến với giới trẻ, sẽ ko còn khái niệm giứoi trẻ quá thờ ơ với những lý thuyết lịch sử, bởi giá trị lịch sử thì luôn tồn tại, và tinh thần dân tộc trg mỗi con ngừoi là ko bao giờ có thể đóng lại, chỉ là con đường để mang nó đến với mỗi ngừoi, đặc biệt là giứoi trẻ như thế nào cho đúng đắn mà thôi.
- Liên hệ bản thân.

KB: Đnahs giá lại vấn đề.
 
B

bengoc5

Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
<Đồng chí - Chính hữu>


Trong đêm đen con người và cảnh vật đang hòa vào nhau, chia sẻ nỗi gian khó của cuộc chiến đấu. “Đêm nay” là thời gian hiện thực, “rừng hoang sương muối” là không gian hiện thực. Đây chính là nơi thử thách cao nhất của tình đồng chí. Chiến trường khắc nghiệt không chỉ có cái chết mà thời tiết khí hậu rất gian khổ.“Sương đêm” buốt lạnh,“sương muối” cắt cả thịt da. Thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh vượt qua vì bên họ có tình đồng đội. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”đã làm cho không gian,thời gian hiện thực thêm ấm ấp tình người.Nó xua đi cái giá lạnh của “sương muối” trốn “rừng hoang”.Đồng thời nói lên tư thế sẵn sàng chiến đấu. Người lính không cô đơn vì bên anh có đồng đội, cây súng là những người bạn đáng tin cậy“đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.Lúc ấy anh chợt bắt gặp hình ảnh thật kì lạ“đầu súng trăng treo”. “Đầu súng”là hiện thực của cuộc chiến tranh.“Trăng treo”là biểu tượng hòa bình. Người lính nắm chắc tay súng chiến đấu là để bảo vệ hòa bình,bảo vệ cho cái đẹp tồn tại mãi trên quê hương Việt Nam.“Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp lãng mạn và nó cũng đã nói lên vẻ đẹp bình dị, cao cả, thiêng liêng của người lính. Anh dũng cảm ra đi chiến đấu,anh hi sinh một cách thầm lặng,anh yêu thương và cùng đồng đội trải qua gian khó. Vẻ đẹp đó đã được Chính Hữu thể hiện qua câu thơ cuối bài. “Súng” và “trăng” là hai chi tiết độc đáo ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu cái đẹp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cái đẹp trường tồn mãi trên quê hương Việt Nam của người lính cụ Hồ.

Câu 3: Cho biết hàm ý trong các câu văn sau:
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau => Báo cho Thúc Sinh biết nàng sẽ trả thù
-Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều => K báo cho HT biết nàng sẽ bị báo ấn
ko biết nhớ đúng ko thấy kì kì
 
T

thjenthantrongdem_bg

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều

ặc ặc

cái nì em làm là

Người phụ nữ càng độc ác, xấu xa bao nhiêu thì sau phải chịu nhiều đau khổ, oan trái bây nhiêu =))

há há há

em là dân ngu văn nên chắc là giải thích sai :)):))
 
C

cuongquep

MB: Dẫn dắt vào đề , có thể dẫn lại toàn bộ câu nói, và nêu ý nghĩa khái quát của nó.

TB:
- Giới thiệu sơ qua về Luther King và từ đó đi vào câu nói của ông.
- Hoàn cảnh : trong thế giới này.
- Người tốt là những người luôn làm những việc ko ảnh hưởng xấu đến người khác (nhưng ko có nghĩa là làm những điều có ích cho người khác, cho xã hội).
- Người xấu là người luôn có những hành động vô bổ, xấu xa đối với người khác và xã hội.
- "Không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu" :
+ Xót xa tức là một thái độ đau lòng, tiếc nuối với 1 sự việc, 1 con người nào đó.
+ Hành động và lời nói của người xấu: những người xấu luôn làm những điều xấu xa, bất lợi cho xã hội, nói những điều có ảnh hưởng ko tốt đến người khác, chính những con người này làm nên sự tệ hại của xã hội.
--> Xót xa với những người xấu: thái độ đau lòng với những việc, những con người có ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến cộng đồng, đó là suy nghĩ đúng đắn.
- Sự lặng im đnags sợ của những người tốt:
+ Sự lặng im đáng sợ của những người tốt: tức là ko nói gì, ko lên tiếng, ko bảo vệ chính kiến bản thân, ko làm những điều cần làm để xây dựng cho xã hội và cũng ko hề phê phán những điều xấu trg xã hội của những người được xem là những người tốt.
Chính điều đó khiến cho những cái tốt ko thể phát huy để che lấp đi cái xấu, những người tốt ko thể làm lu mờ đi những con ngừoi xấu xa.
- Hai vế đc liên kết bởi 2 từ "không chỉ" - "mà còn" để làm nổi bật ý nghĩa và thể hiện ý nghãi cùng song song tồn tại của 2 sự veiẹc đó.
- Đánh giá: nếu đánh giá của bản thân. ^^
- Liên hệ thực tiễn
- Rút ra bài học.

KB: Khái quát lại vấn đề.

câu 6: Nêu suy nghĩ của em về đạ lý "Uống nước nhớ nguồn"

Trích:
Nguyên văn bởi seagirl_41119 Xem Bài viết
Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
 
C

cuongquep

Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
<Đồng chí - Chính hữu>

Trong đêm đen con người và cảnh vật đang hòa vào nhau, chia sẻ nỗi gian khó của cuộc chiến đấu. “Đêm nay” là thời gian hiện thực, “rừng hoang sương muối” là không gian hiện thực. Đây chính là nơi thử thách cao nhất của tình đồng chí. Chiến trường khắc nghiệt không chỉ có cái chết mà thời tiết khí hậu rất gian khổ.“Sương đêm” buốt lạnh,“sương muối” cắt cả thịt da. Thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh vượt qua vì bên họ có tình đồng đội. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”đã làm cho không gian,thời gian hiện thực thêm ấm ấp tình người.Nó xua đi cái giá lạnh của “sương muối” trốn “rừng hoang”.Đồng thời nói lên tư thế sẵn sàng chiến đấu. Người lính không cô đơn vì bên anh có đồng đội, cây súng là những người bạn đáng tin cậy“đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.Lúc ấy anh chợt bắt gặp hình ảnh thật kì lạ“đầu súng trăng treo”. “Đầu súng”là hiện thực của cuộc chiến tranh.“Trăng treo”là biểu tượng hòa bình. Người lính nắm chắc tay súng chiến đấu là để bảo vệ hòa bình,bảo vệ cho cái đẹp tồn tại mãi trên quê hương Việt Nam.“Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp lãng mạn và nó cũng đã nói lên vẻ đẹp bình dị, cao cả, thiêng liêng của người lính. Anh dũng cảm ra đi chiến đấu,anh hi sinh một cách thầm lặng,anh yêu thương và cùng đồng đội trải qua gian khó. Vẻ đẹp đó đã được Chính Hữu thể hiện qua câu thơ cuối bài. “Súng” và “trăng” là hai chi tiết độc đáo ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu cái đẹp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cái đẹp trường tồn mãi trên quê hương Việt Nam của người lính cụ Hồ.

Câu 3: Cho biết hàm ý trong các câu văn sau:
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau => Báo cho Thúc Sinh biết nàng sẽ trả thù
-Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều => K báo cho HT biết nàng sẽ bị báo ấn
ko biết nhớ đúng ko thấy kì kì
__________________
 
T

thjenthantrongdem_bg

èo ui

sao càng ngày càng *** văn thế nài nhỉ

k pít có cách nào để học tốt lên đây mọi người ơi

CHo e xin cái dàn bài về mấy vấn đề NLXH ( dàn bài chung)
 
H

hongtuan96



Câu 3: Cho biết hàm ý trong các câu văn sau:
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
-Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều


Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được. Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.
"Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều": Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa “cay nghiệt”“oan trái”.
Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều “đe dọa” Họan Thư sẽ phải lãnh hậu quả "tương đương” với những “oan trái” mà Hoạn Thư đã gây ra cho người khác.


P/s : sưu tầm ^^!
 
Top Bottom