[văn 9] mọi người làm giúp

B

boy8xkute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Trong 3 truyện ngắn đã học: làng của Kim Lân, lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long, chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có các tình huống bất ngờ đặc sắc.

Hãy tìm các tình huống đó và phân tích 1 trong 3 tình huống đó.

2) Phân tích, so sánh hình ảnh trăng(vầng trăng, mảnh trăng,...) trong các bài thơ đồng chí, đoàn thuyền đánh cá và ánh trăng.

3) Phân tích, so sánh hình ảnh người lính cách mạng trong 2 bài thơ đồng chí và tiểu đội xe không kính.


Đây là BT ôn tập thi học kì I mà thầy mình cho

Các bạn giỏi văn làm giúp mình nhanh nhanh để chuẩn bị thi văn.

Thanks
 
B

bengoc5

3) dàn ý nhé bạn

I.Mở Bài :
- Cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc ta đã chấm dứt...
- Hình ảnh người lính vẫn in đậm nét qua thơ ca để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc...
- Hình tượng những người lính anh hùng dũng cảm, yêu đồng đội, lạc quan với ý chí chiến đấu vì quê hương được thể hiện qua hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
II. Thân Bài :
1) Người lính hiên ngang, dũng cảm :
- Đọc qua hai bài thơ, người đọc nhận thấy hai người lính tuy ở hai thời kì khác nhau nhưng lòng yêu quê hương cao đẹp như nhau...
- Từ trong cuộc đời họ bước vào trang thơ với những nét đẹp hiên ngang dũng cảm: Anh lính trong “Đồng chí” dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mà anh đã ra đi để lại “ruộng nương, gian nhà” trong nỗi nhớ thương thầm lặng “Ruộng nương...lung lay”.
- Anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù,ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi “không có kính...ta ngồi”. Vì xe vỡ kính, anh bình tĩnh đối diện với bao khó khăn tràn vào “không có kính ừ thì có bụi”, “không có kính ừ thì ướt áo”.Phải là người bình tĩnh mới có thể đương đầu với thế giới bên ngoài“Nhìn thấy...buồng lái”
2) Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn :
- Trong “Đồng chí” người dù thiếu thốn “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá” vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn “sốt run người” hay những lúc “vầng trán ướt mồ hôi”. Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua... “Áo anh...không giày”.
- Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời...hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. “Chưa cần thay...mau thôi”.
3) Người lính đoàn kết gắn bó với nhau :
- Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách...
- Người lính trong“Đồng chí”chia cho anh từng“đêm rét chung chăn”.Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin,giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo. Họ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”,“thương nhau...tay”.
- Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu.Mỗi một“chiếc xe từ trong bom rơi”trở về đã là thành viên của tiểu đội lái xe Trường Sơn. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành “gia đình” của nhau. “Những chiếc xe... gia đình đấy”.
4) Ý chí chiến đấu của người lính :
- Điểm nổi bất ở những người lính là ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn “đứng cạnh nhau” quyết tâm chiến đấu “Đêm nay...trăng treo”.
- Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu. Họ “lại đi, lại đi” với ý chí chiến đấu cao độ, giải phóng đất nước, đem bầu “trời xanh” về cho nhân dân. Quyết tâm này thể hiện qua lí tưởng chiến đấu “vì miền Nam phía trước”. “Xe vẫn chạy ...trái tim”.
III. Kết Bài :
- Nói chung qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta thấy được vẻ đẹp của hai người lính. Họ là những người đã làm nên những khúc ca chiến thắng bất hũ với thời gian...
- Họ đã góp phần giành lại độc lập tự do cho dân tộc...
 
L

luuthikhanhhuyen

+ Đồng chí: Là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”
+ Đoàn thuyền đánh cá: Là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm.
+ Ánh trăng: Là vầng trăng tròn vành vạnh im phăng phắc, tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình bao dung và độ lượng. Vầng trăng khiến nhà thơ giật mình, ân hận day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tỉnh lương tâm tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội với thiên nhiên.
 
Q

quynhtrang1996

3.mình cũng chỉ cho bạn dàn bài thui:
mb:30 năm người lính phải cầm súng,cây súng ko rời tay người lính và người lính luôn là đề tài của những bài thơ
tuy trong hai thời điểm khác nhau nhưng đều khắc hoạ hình ảnh người lính.hình ảnh trog hai bài khác nhau( trong mỗi bài thơ có nét riêng mang tính thời đại)
TB:giống:
-yêu gđ ,làng xóm ,quê hương, đất nc( phân tích từng bài)
-vượt lên khó khăn gian khổ
-lạc quan tin tưởng vào tương lai chiến thắng phía trc
ngoài ra họ cũng rất lãng mạn(trog từng bài)
khác:
người lính trong "Đồng chí" thời kháng pháp là những ng nông dân chất phác, kiên định , tràn đầy niềm tin. là những con ng chín chắn
người lính trong bài thơ về tiểu đội xe ko kính là ng thuộc nhiu tầng lớp ,thế hệ trẻ trung , tiến bộ là những ng yêu trí thức, tiến bộ,.......
KB:đánh giá chung về ng lính hai thời kì: dù khác nhau nhưng họ chung một lòng yêu nc và là hình ảnh đẹp đẽ trog thơ ca
 
Top Bottom