[Văn 9]Mở bài nghị luận văn học

T

thiennu274

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai làm giúp em cái mở bài ăn trọn điểm đi ạ!!!
Đi ôn cô cứ lập dàn ý :
Mở bài : giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Em biết là khi chấm bài sẽ có cái parame điểm gì đó. Nhiều khi muốn đi từ nội dung tác phẩm để nó hay hơn, nhưng lại thiếu tác giả =.=''
Ai cho một cái mở bài nghị luận tác phẩm văn học mà đầy đủ ý giúp em !!!!
Thanks nhìu ạ!!!

Chú ý tiêu đề
Đã sửa
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Ví dụ mở bài phân tích bài "Chuyện người con gái Nam Xương"

Số phận người phụ nữ trong xã hội cũ luôn là đề tài của các nhà văn thời kì phong kiến.Họ có tấm lòng nhân ái,ccó sự đồng cảm sâu sắc cho số phận người phụ nữ bất hạnh.Vậy nến họ đã đưaq nhưng con người,những số phận ấy vào trong các áng thơ ca một phần để tự nhắc bản thân một phần để khuyên nhủ người đời tôn trọng những người phụ nữ ấy,để trân trọng họ.Một trong những bản hùng ca đó là "Chuyện người con gái Nam xương"của nhà văn Nguyễn Dữ được sáng tác dựa trên cốt truyện của mọt truyện cổ tích dân gian "Vợ chàng Trương"



 
T

thiennu274

Rep

Vâng cái mở bài rất hay bạn ạ. Nhưng nếu chấm theo parem điểm thì lại thiếu phần giới thiệu tác giả @@ Lại bị trừ điểm =.=''
Điều mình muốn nói là đây
 
L

lan_phuong_000

:)
Lệch barem nhưng ý hay, lạ và đúng thì gv chấm bài vẫn cho em đủ điểm, cứ theo cách "cổ điển" thì khó viết hay lắm... Ngày xưa chị thi hay chọn cách viết 3 4 câu đầu là ý của mình, thường là khen ngợi cái này hay đánh thẳng vào giọng văn của tác giả, sau đó mới sơ lượt khoảng một câu về tác giả. câu cuối thì chép luôn đề văn vào :)
 
H

huuthuyenrop2

Em có cách này chị áp dụng vào bài nhé.
1- Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.
1.1- Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài:
a- Đoạn văn:
+ Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Hay nói cách khác đoạn văn là phần của văn bản nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng.
+ Nội dung: Đoạn văn diễn đạt một nội dung hoặc một ý trọn vẹn của một vấn đề.
b- Đoạn văn mở bài:
Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài văn.Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?
Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp (còn gọi là trực khởi). Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi). Có 2 cách mở bài:
* Mở bài trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Cách này thường ngắn gọn, dễ làm hơn nhưng đôi khi kém phần thu hút người đọc, và thường dành cho đối tượng học sinh trung bình
* Mở bài gián tiếp(giới thiệu ý dẫn nhập vào đề). Có nhiều cách vào bài theo kiểu gián tiếp, nhưng tựu trung có bốn cách cơ bản:
- Diễn dịch (suy diễn)
- Quy nạp
- Tương đồng
- Tương phản (đối lập)
1.2- Yêu cầu của phần mở bài:
- Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
- Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và phải cân đối với phần kết bài.
- Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt. Nói tóm lại, phần mở bài phải tạo được âm hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết.
a- Những điều cần tránh khi viết mở bài:
- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
b- Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay:
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
- Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là gì?
- Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
- Tự nhiên: viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
1.3- Cấu tạo phần mở bài:
Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo 3 phần. Thông thường học sinh có thể viết từ 3 -> 5 câu văn. Đoạn văn ấy cũng có ba phần: mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn
a. - Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định, hoặc một câu chuyện kể.
b. - Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài, tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề nghị luận). Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảm nhận được.
c. - Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết về tác phẩm, về nhân vật ... Đây là phần trọng tâm của mở bài. Vấn đề nghị luận có thể đã được nêu ở đề bài (người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài) nhưng cũng có khi người viết phải tự rút ra, tự khái quát khi tìm hiểu đề bài.
 
Top Bottom