[Văn 9]Kiến thức thi chuyên

N

nazushussan@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị/bạn bè ai đã và sẽ thi vào chuyên Văn cho em hỏi:
1.em k biết ôn kiểu sao để hiệu quả,có cần thiết pải học lại chương trình lớp 8 k ạ,gần sát ngày thi rồi
2.em k hiểu kiểu để so sánh văn học cho lắm *mà dạng này toàn ra trong chuyên văn*
3.Nếu giả sử e vào chuyên văn đậu đc,thì e mún học nâng cao toán anh văn cơ mà trường lại định hướng văn sử địa.e pải làm gì đêy ạ
Ai có lòng giúp đỡ e nghe :eek:
Em cảm ơn nhiều ạ:D
Chú ý tiêu đề
Đã sửa
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
H

hochoidieuhay

Chị không thi chuyên văn, em nên nắm vững kiến thức các văn bản về nội dung, nghệ thuật....đừng nên áp lực quá! em nên nghiên cứu các đề văn của các năm trước để nắm vững....
 
G

ga_cha_pon9x

1,Môn văn chủ yếu là dựa vào dàn ý để viết chứ không có khuôn mẫu rõ ràng.Vì thế nếu em đã thi chuyên văn,chắc hẳn kiến thức cơ bản em đã nắm vững.Vào phòng thi dựa vào sườn đó+ý hiểu của mình mà viết ra thôi em ạ.
2,Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:

MỞ BÀI:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI:

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)
4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

KẾT BÀI: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
3,Chức là em hướng theo khối D phải không? Nếu theo khối D,môn toán ko khó như khối khác(kt cơ bản),môn văn thầy chị nói nó tựa tựa như đề HSG ý :|,còn Anh thì em nên đi học thêm ^^
 
Top Bottom