Văn [văn 9] Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Huyentram2619

Học sinh
Thành viên
31 Tháng bảy 2017
85
36
26
21
Hà Tĩnh

Trần Thảo 123

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng mười hai 2017
1
0
16
20
Hà Nội
THCS LQĐ
Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa. Đến với khổ thơ đầu, hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện ra gắn liền với việc qua các hoàn cảnh cụ thể. Người mẹ vừa địu con trên lưng, vừa làm công việc của người dân chiến khu – việc nhà,việc nước, việc kháng chiến. Tuy công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùng sâu sắc – “Nhịp chày nghiêng…tim hát thành lời”. Hai mẹ con hòa chung một nhịp-nhịp chày giã gạo của mẹ-nhịp tim của người con. Tấm vai gầy của mẹ dành trọn cho con (đôi vai gầy làm gối,tấm lưng làm nôi đưa và tim hát thành lời ru.) Chỉ bằng 1 đoạn thơ, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ta tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ,bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy đằm thắm yêu con, gắn bó với buôn làng,quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập tự do.
Mình làm tàm tạm thôi, bạn đọc sai ở đâu thì sửa nhé:p:p:p
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,423
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Bà mẹ được nói đến là bà mẹ người Tà-ôi có một tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có ba khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị – Thiên. Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết:

Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ…


Có lúc như vỗ về yêu thương. Tình mẹ hay tấm lòng nhà thơ:

Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi…

Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.


Tiếng ru con “nghiêng” theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em Cu Tai cũng “nghiêng” theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng “nóng hổi” vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má, vai, lưng, tim) được sử dụng rất “đắt” để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để đưa con lớn lên. Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử, đã “hát thành lời”. Hạt gạo hậu phương là “hạt vàng làng ta”; hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào.

nguonf : st
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
Mở đầu bài thơ là lời ru hời như để vỗ về đứa bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng me ơi
Em ngủ chơ ngoan đừng rời lưng mẹ.

Hai câu thơ này được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi khúc ru, giúp cho bài thơ nhẹ nhàng và sâu lắng. Đây là lời của tác giả nói với đứa bé nhưng chứa đựng tình yêu thương của người mẹ. Người mẹ yêu con và yêu thương các chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nên mẹ vừa địu con vừa giã gạo: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.

Hai câu thơ vừa diễn tả được sự cực nhọc trong công việc giã gạo của mẹ lại vừa diễn tả giấc ngủ không mấy thoải mái của em cu Tai. Những giọt mồ hôi vất vả của mẹ rơi xuống đã làm em như cũng cảm nhận được sự nặng nhọc cửa mẹ; em đã ngủ ngon cho mẹ yên lòng làm việc. Quả thật việc giã gạo là rất khó khăn, vất vả để biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần để phục vụ kháng chiến:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nồi và tim hát thành lời.

Mẹ vừa địu con yừa phải giã gạo nhưng mẹ vẫn cố tạo ra sự thoải mái cho con có được giấc ngủ say. Hình ảnh “vai gầy” làm gối của mẹ còn gợi xúc động trong lòng người đọc. Nỗi vất vả, nhọc nhằn được hiện ra trong khúc hát ru. Tác giả đã khai thác thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai gầy của mẹ làm gối đưa con ngủ, lưng mẹ làm nôi và nhịp tim của mẹ hát thành lời thắm thiết, Lời mẹ ru con thắm thiết như tiếng nói tâm tình của người mẹ:
 
Top Bottom