[Văn 9] Khổ thơ thứ nhất và thứ hai trong bài "Bếp lửa".

L

lifemy

Last edited by a moderator:
Q

quynhtrang1996

bai thơ bắt đầu từ h/a bếp lửa:(2 câu đàu)
ba tiếng "một bếp lửa"trở thah điệp khúc mở đàu bài thơ vs giog dieu sâu lắng vs h/a wen thuộc trog mọi gia đình .h/a bếp lửa ấm áp trog cảnh chờn vờn sương sớm, thân thương vs t/c ấp iu nồng đượm

h/a bếp lửa tự nhiên ,đánh thức dòng cảm xúc của cháu về bà:
cháu thương bà bt mấy nắng mưa
tứ đó h.a thơ ấu sống lại:(lên 4 tuổi->nhèm mắt cháu)
bốn câu thơ gợi tả tuổi thơ nhọc nhằn.tuoi thơ ấy gắn liển vs nạn đói năm 1945.tuoi tho ấy có cái khổ chug của thời khag chiến chog pháp
kỉ niệm năm thag tuoi tho gắn liền vs bếp lửavs khoi bếp lúc lên 4 tuoi, 8 năm rog nhóm lửa cug bà=>cảm giác chân thực
cái cảm giác cay noi sống mũi ko chỉ vì khói mà cn ví con cào thương nhớ bà. nhớ nhất h/a cua bà bên bếp lửa
=>t/c của bà cag am áp hơn khi ở bên bếp lửa
bổ sug thêm nha!!!!
 
S

__sat_thu__

2 cau dau a`

Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời ba`
 
J

joongkiko

Trong tiềm thức tác giả, "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" luôn túc trực, lắng đọng: hình ảnh bà sóng đôi vs hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu phải xa cha mẹ.

"Một bếp lửa" là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về về hơi ấm gia định, nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ này dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.

Giọng thơ của toàn bài mang nỗi cảm thương, nỗi nhớ nhung tha thiết cứ muốn trào dâng lấn áp tất cả.

Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng, vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng cũng có gì cao quý, thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.

Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa"ấp iu nồng đượm" trong kí ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như tỏng truyện cổ tích của nhà thơ của như riêng của tuổi thơ chúng ta. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm. Những kỉ niệm là một nhạc điệu tâm tình ầm ĩ, thầm thì, triền miêng như nỗi nhớ chất thơ lan tỏa trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, kí ức và hồn người. Tình người lan tỏa vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương.....
 
Top Bottom