[Văn 9] Kể với bạn về sự thay đổ quê hương .

V

vien_da_nho_2525

Last edited by a moderator:
N

noinhobinhyen

kĩ năng viết thư phần bạn . Nội dung :

Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, đất nước đang từng ngày thay da đổi thịt, con người Việt Nam với ý chí lao động cần cù không mệt mỏi đã buộc đất loang lỗ hố bom nở đơm hoa kết trái. Trong đó làng Tịnh Hà quê hương cụ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân cũng đang từng ngày chuyển mình bắt kịp nhịp phát triển chung của đất nước.
Để cảm nhận hết sự đổi thay trên quê hương cụ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, chúng tôi về làng Tịnh Hà nay là ấp An Thị xã Mỹ Tịnh An, di tích còn sót lại của làng Tịnh Hà là ngôi nhà ngói âm dương và bót hội đồng Thông vẫn còn đang đứng sừng sững như thách thức thời gian và bom đạn của kẻ thù. Hỏi thăm người dân nơi đây, chúng tôi lần theo huyện lộ 30 đến nhà ngói âm dương nằm đối diện trường THPT Thủ Khoa Huân. Thoạt nhìn thì chẳng có gì khác với những ngôi nhà ngói cũ bình thường. Nhưng đi vào trong nhà nhìn hàng cột, đôi câu liễng, mái ngói mới có thể hiểu hết giá trị tinh thần còn để lại của người xưa. Ông Châu Văn Tòng, chủ nhân của căn nhà này cho biết: Ngôi nhà là di sản cuối cùng của ông nội tôi là Châu Văn Đây để lại. Đây là căn nhà ngói âm dương duy nhất của làng Tịnh Hà được xây dựng vào khoảng thế kỷ 19 còn sót lại sau bao nhiêu bom đạn tàn phá. Đã gần 01 thế kỷ trôi qua, dù làng Tịnh Hà đã thay tên là ấp An Thị nhưng ngôi nhà vẫn trường tồn để nhắc mọi người nhớ về một thời gian lao của ông cha ta. Hiện nay, ông Châu Văn Tòng đã bước sang tuổi 84, được người dân xem là lão làng chứng kiến bao đau thương khổ cực khi người dân Tịnh Hà sống dưới chế độ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, ông Tòng không giấu được lòng tự hào là người con của làng Tịnh Hà. Rời khỏi nhà ngói âm dương, chúng tôi ven theo đường đá đỏ liên ấp đến nhà hội đồng Thông. Căn nhà với bề dựng còn nguyên vẹn được xây dựng theo kiến thúc cổ đầu thế kỷ 20. Hiện chủ nhân của căn nhà là hai chị em bà Trần Thị Mai và Trần Thị Cúc tuổi đã ngoài 70. Hai bà cũng chính là cháu cố ngoại của cụ Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân đang chăm lo việc thờ cúng cụ tại gia trang.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, người dân An Thị chọn cây thanh long làm cây trồng chủ lực phát triển kinh tế gia đình. Vào vườn thanh long trĩu quả đỏ mọng của anh Nguyễn Văn Nam, 36 tuổi thể hiện sự thịnh vượng của cuộc sống gia đình đầy đủ sung túc. Nhờ áp dụng biện pháp xử lý thanh long ra hoa trái vụ bằng kỹ thuật xông đèn nên thanh long ở ấp An Thị cho trái quanh năm. Không chỉ nắm chắc kỹ thuật người dân An Thị còn linh hoạt trong cách kinh doanh tạo đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, tổ hợp tác thu mua thanh long Mỹ Tịnh An ra đời và chuẩn bị đăng ký thương hiệu Chợ Gạo để trái thanh long có tên trên thị trường trong và ngoài nước.
Với quyết tâm xây dựng ấp An Thị giàu đẹp xứng đáng với tầm vóc là một làng Tịnh Hà giàu lòng yêu nước, được Nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn vay hàng trăm triệu đồng cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành trong việc khai thông, mở rộng hệ thống kênh nội đồng bằng cơ giới phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập ổn định cuộc sống nên không còn hộ đói, chỉ còn 4,3% hộ nghèo. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng phát triển hình thành nhiều trang trại vừa và nhỏ với hình thức khép kín VAC, VACR. Qua đó, có nhiều hộ vươn lên làm giàu với thu nhập hàng năm gần 01 tỷ đồng như hộ anh Nguyễn Ngọc Tần, thu nhập trên năm mươi triệu đồng như hộ Nguyễn Ngọc Duy, Lê Minh Tài, Nguyễn Văn Trơ, Nguyễn Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Đảnh.
Đến ấp An Thị, điều đầu tiên bạn cảm nhận ngoài những vườn thanh long trĩu quả, còn có sự nhộn nhịp của một thị tứ nhỏ với chợ Tịnh Hà, nơi giao thương của người dân trong vùng. Chính chợ này đã thúc đẩy đời sống của người dân phát triển. Chợ cũng là nơi thể hiện đời sống văn hóa của người dân An Thị. Vào thời Pháp thuộc, người dân Tịnh Hà không có được một ngôi trường mang tên mình, nay thì khác, ngay trên quê hương anh hùng dân tộc Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, có đến 03 ngôi trường được thành lập đó là trường Tiểu học Mỹ Tịnh An, Trung học Cơ sở Tịnh Hà, THPT Thủ Khoa Huân nơi giáo dục cho học sinh về văn hóa cũng như đạo đức. Tình người sống trong làng Tịnh Hà ngày xưa - bây giờ vẫn gắn bó keo sơn, những phong tục lạc hậu đã dần được thay thế và xóa bỏ. Lối sống tự kỷ được thay bằng sự chan hòa đùm bọc, biết hỗ trợ để giúp nhau cùng phát triển kinh tế xây dựng gia đình hạnh phúc văn hóa.
 
Top Bottom