văn 9(hsg)

T

tuvuthanhthuy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trong truyện kiều nguyễn du có viết
thiện căn ở tại lòng ta
chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
em hiểu chữ tài và chữ tâm mà nguyễn du muốn nói ở đây là gì. qua đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích, hãy làm sáng tỏ ý thơ trên
m.n cố gắng giúp mk nha, ths m. n nhìu!!!
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
N

naniliti

Đề khó quá. Đề này phải c3 có lẽ hợp hơn. Người ra đề không lượng sức hs lớp 9 rồi : (. Với lại mình thấy câu này mà ghép vào Kiều ở Lầu Ngưng Bích thì chả hợp tẹo nào.

* Giải thích câu nói:
- Chữ “tâm”, chữ “tài” là gì?

+ Tâm: Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.

+ Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.

- Mối quan hệ giữa tâm và tài:

Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: đức và tài, nói cách khác làm tâm và tài, đạo đức và tài năng.

Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
( cái này tham khảo trên mạng : p)

Về câu này trong KỞLNB. Có thể là nỗi lòng thương xót cha mẹ, thương nhớ người yêu, lo lắng cha mẹ già cô đơn không ai chăm sóc chính là cái "tâm" của Kiều chăng?
 
L

lalinhtrang

Đề khó quá. Đề này phải c3 có lẽ hợp hơn. Người ra đề không lượng sức hs lớp 9 rồi : (. Với lại mình thấy câu này mà ghép vào Kiều ở Lầu Ngưng Bích thì chả hợp tẹo nào.

* Giải thích câu nói:
- Chữ “tâm”, chữ “tài” là gì?

+ Tâm: Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.

+ Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.

- Mối quan hệ giữa tâm và tài:

Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: đức và tài, nói cách khác làm tâm và tài, đạo đức và tài năng.

Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
( cái này tham khảo trên mạng : p)

Về câu này trong KỞLNB. Có thể là nỗi lòng thương xót cha mẹ, thương nhớ người yêu, lo lắng cha mẹ già cô đơn không ai chăm sóc chính là cái "tâm" của Kiều chăng?
theo mik nghĩ nên có 1 đoạn văn khái quát ngắn thôi về cái tài của kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để làm rõ về cái tâm
 
T

tuvuthanhthuy

ths bn

Đề khó quá. Đề này phải c3 có lẽ hợp hơn. Người ra đề không lượng sức hs lớp 9 rồi : (. Với lại mình thấy câu này mà ghép vào Kiều ở Lầu Ngưng Bích thì chả hợp tẹo nào.

* Giải thích câu nói:
- Chữ “tâm”, chữ “tài” là gì?

+ Tâm: Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.

+ Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.

- Mối quan hệ giữa tâm và tài:

Phẩm giá của một con người luôn được tạo thành bởi hai yếu tố: đức và tài, nói cách khác làm tâm và tài, đạo đức và tài năng.

Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
( cái này tham khảo trên mạng : p)

Về câu này trong KỞLNB. Có thể là nỗi lòng thương xót cha mẹ, thương nhớ người yêu, lo lắng cha mẹ già cô đơn không ai chăm sóc chính là cái "tâm" của Kiều chăng?

mk nghĩ lak bài viết của bạn chưa làm rõ được vấn đề đâu, nhất là ở đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
 
T

tuvuthanhthuy

theo mik nghĩ nên có 1 đoạn văn khái quát ngắn thôi về cái tài của kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để làm rõ về cái tâm

chị em thúy kiều chỉ lak phần phụ rất nhỏ thôi bạn ak
cái tâm ở đây mk nghĩ lak thể hiện ở lòng thương cảm, đồng cảm trc số phận nổi nênh của kiều...đặt mk vào kiều để thấu hiểu nỗi nhớ cha mẹ và người yêu, tố cáo xã hội bất công oan trái chà đạp lên số phận con người, lak mk nghĩ vậy, mong góp ý
 
N

naniliti

Mình vẫn thấy cái đề và đoạn thơ không liên quan gì lắm. Vì
Theo Nguyễn Du, một thi hào kiệt xuất, tác giả của Truyện Kiều bất hủ thì trong hai yếu tố đó, yếu tố đạo đức phải được xem trọng hơn yếu tố tài năng
Còn đoạn thơ này thì sao ấy nhỉ, chỉ có làm tỏ đc cái tâm chứ cả 2 câu thì không làm bật lên được
 
L

leo345

thiện căn ở tại lòng ta
chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Đây có thể là dạng nghị luận về mối quan hệ giữa tài năng và đức độ chăng?Theo thiển ý của mình thì nên đề cao phân tích cái tâm,cái lòng của Thuý Kiều ở các câu thơ sau:

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm



Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Còn cái tài thì đã quá rõ ràng ở bài "Chị em Thuý Kiều".

Đề này quá khó với sức của học sinh lớp 9 tụi mình.
 
N

naniliti


3.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. ( 0,5 điểm )
3.2. Giải thích được ý nghĩa của chữ "Tâm" ( 1 điểm ):
- Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)
- Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...
- Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.
- Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.
3.3. Phân tích, làm sáng tỏ cái tâm của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều:
3.3.1. Cái tâm của đại thi hào biểu hiện ở thái độ ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người, ông đã tôn vinh những giá trị cao quý của con người ( 2 điểm )
* Ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, tài hoa, trí tuệ của con người ( 1 điểm ):
- Hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đều có nhan sắc xinh đẹp, riêng Thúy Kiều, nhan sắc của nàng là tuyệt thế giai nhân.
- Thúy Kiều còn rất mực tài hoa.
- Thúy Kiều còn thông minh, sắc sảo.
(HS phân tích và chứng minh điều này qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều):
* Ông ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người được hội tụ ở nhân vật Thúy Kiều ( 1 điểm ): hiếu thảo, giàu đức hi sinh, nhân ái, vị tha, cao thượng, sống thủy chung tình nghĩa.
Đặc biệt ông đã khắc họa phẩm chất cao đẹp của con người trong những cảnh ngộ bi kịch nhất, thê thảm nhất => ông đã nâng con người lên trong đau khổ để vẻ đẹp con người tỏa sáng. Đó là ước mơ, khát vọng về vẻ đẹp hoàn hảo của con người.
( Phân tích + d/ctrong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích).
3.3.2. Cái tâm của Nguyễn Du biểu hiện ở thái độ yêu thương, đồng cảm với những hạnh phúc, niềm vui của con người ( 1 điểm ):
- Nguyễn Du đồng cảm với niềm vui, niềm hân hoan hạnh phúc của nàng Kiều khi lần đầu tiên được du xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân...
3.3.3. Cái tâm của Nguyễn Du thể hiện qua sự đồng cảm, xót thương của ông trước nỗi bất hạnh của con người, bị cuộc đời xô đẩy, dập vùi ( 2 điểm ):
- Xót thương cho cảnh ngộ cô đơn, éo le, ngang trái, đầy bi kịch của Kiều khi nàng ở lầu Ngưng Bích ...
- Xót thương cho thân phận người con gái bị dập vùi ...
- Đồng cảm với những nỗi niềm thổn thức trong lòng Kiều: nhớ người yêu, nhớ nhà, thương cha mẹ, bẽ bàng, xót xa cay đắng, lo âu vì dự cảm được những tai họa đang bủa vây quanh mình ...
- Nguyễn Du đã hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, đặt mình vào cảnh ngộ ấy, vui với niềm vui của nhân vật, đau nỗi đau của nhân vật ... nên ông đã diễn tả thấm thía nỗi lòng của nhân vật qua những lời thơ quặn lòng "như có máu chảy ở đầu ngọn bút và rất nhiều nước mắt thấm qua từng trang sách"
3.4. Đánh giá khái quát: đánh giá, nhận định về cái tâm của Nguyễn Du biểu hiện qua các đoạn trích cụ thể và khái quát giá trị của vấn đề này ( 0,5 điểm ):
- Tấm lòng Nguyễn Du luôn khắc khoải về con người, về lẽ đời. Đó tấm lòng cao cả, là một cái tâm sáng vằng vặc nỗi thương đời ...
- Điều này đã góp phần làm nên giá trị của Truyện Kiều.

Nguồn: violet
Người gửi: Nguyễn Thị Thanh Hường
Ngày gửi: 09h:50' 08-11-2013
 
  • Like
Reactions: TranPhuong27
Top Bottom