[Văn 9] Hãy phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

T

trungsuvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trước cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được sáng tác năm 1978, như 1 lời tâm sự chân thành, sâu lắng, lại như 1 lời nhắn nhủ thấm thía mà trước hết là tự nhắc nhở mình. Điều này được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ dưới đây: “(trích dẫn đoạn thơ)”
Bài thơ là 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Trong dòng tự sự ấy, nhà thơ kể về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng. Tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ (2 khổ đầu).
“Hồi nhỏ sống với đồng
với song rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Bốn câu thơ gắn với giọng kể tâm tình (hồi nhỏ, hồi chiến tranh) gợi một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành. Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: với đồng, với ruộng, với bể, với rừng.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng “tình nghĩa” là tri kỉ. Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương nham nhở của chiến tranh. Trăng còn là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ước chan hòa tình nghĩa. Với sự gắn bó tình nghĩa ấy, nhà thơ thường tâm niệm “không bao giờ quên” cuộc sống bình dị, vô tư hồn nhiên trong quá khứ. Nhưng tữ “ngỡ” như báo trước sẽ xuất hiện những chuyển biến trong câu chuyện của nhà thơ.
Bài thơ đưa người đọc trở về hiện tại với những đổi thay trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng (khổ 3):
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người và quá khứ. Con người đang sống sung sướng của con người và quá khứ. Con người đang sống sung sướng, hạnh phúc ở thời kì hiện đại. “Ánh điện , cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín. Con người sống trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Từ đó, nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người. Vầng trăng “tri kỉ”, “tình nghĩa” giờ trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn đi qua ngõ, nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không cảm nhận ra đó chính là người bạn tri kỉ, tình nghĩa một thời. Câu chuyện được kể rất giản dị, mộc mạc, nhiều chữ đầu câu không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ
Một tình huống bất ngờ xảy ra làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác giả:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng byun – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Bốn câu thơ với 2 từ “thình lình” và “đột ngột” được đảo trật tự tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường: đèn điện tắt, phòng tối om đối với vầng trăng tròn tỏa sáng diệu kì. Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Thiên nhiên không phải chỉ khi tắt đèn thì mới xuất hiện.” Đột ngột” diễn tả thảng thốt, bất ngờ của nhà thơ khi nhận ra trăng vẫn tròn, vẫn tỏa sáng, vẫn đồng hành cùng con người
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy gây nhiều xúc động bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, lời tự thú, lời nhắc nhở chân thành. Khổ thơ đã cho cùng với bài thơ “Ánh trăng” có ý nghĩa vô cùng khái quát, sâu sắc bởi lời nhắn nhủ ấy không chỉ dành riêng cho những người lính chống Mĩ, mà nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời – trong đó có chúng ta
 
Top Bottom