[văn 9] Hai câu thơ trong bài "Đồng chí".

B

bengoc5

Trong đêm đen con người và cảnh vật đang hòa vào nhau, chia sẻ với nhau nỗi gian khó của cuộc chiến đấu. “Đêm nay” là thời gian hiện thực, “rừng hoang sương muối” là không gian hiện thực.Đây chính là nơi thử thách cao nhất của tình đồng chí. Chiến trường khắc nghiệt không chỉ có cái chết mà thời tiết khí hậu rất gian khổ.“Sương đêm” buốt lạnh,“sương muối” cắt cả thịt da. Thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh vượt qua vì bên họ có tình đồng đội. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”đã làm cho không gian,thời gian hiện thực thêm ấm ấp tình người.Nó xua đi cái giá lạnh của “sương muối” chốn “rừng hoang”. Đồng thời nói lên tư thế sẵn sàng chiến đấu. Người lính không cô đơn vì bên anh có đồng đội, cây súng là những người bạn đáng tin cậy“đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

chúc bạn làm bài tốt
 
L

lifemy

"Đêm nay rừng hoang sương muối". Câu thơ như lột tả một cách rất thực rất tinh tế về về thực tại truớc mắt. Đêm nay cũng như bao đêm khác, là một đêm khó khăn, một đêm gian nan, một đêm mà tình người, tình đồng chí như ngọn lửa rạo rực bùng cháy thắp sáng thiêu rụi đi cái vẻ hoang sơ côi cút, cái lạnh lẽo đến gkê rợn tâm hồn."Rừng hoang, sương muối" là từ đk sử dụng thật đắt khi nó làm bật lên tất cả những thứ gkê rợn cho cảm giác con người, bật lên cái hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc sống. Đêm nay là một đêm không biết đến điều tươi đẹp mà cái tình người nồng ấm thiêng liêng đã quen thuộc chan chứa. Đẹp thay lung linh thay khi cái hình ảnh thực tại khắc nghiệt ấy xuất hiện những con nguời cao cả với tình thuơng yêu dạt dào và vĩnh hằng. Trong cái hoàn cảnh ấy họ- đôi người lính trẻ vẫn kiên nhẫn vẫn bền bỉ sát cánh bên nhau chờ giặc tới. Từ chờ đk tác giả sử dụng với tính gợi thật sâu sắc, như toát lên toàn bộ ý chí, sự chủ động trong cái công việc cao đẹp "đánh giặc". Họ đứng cạnh nhau như cùng sẻ chia gian lao, khó khăn. Nhưng cũng thật tài tình khi tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nứơc như gói gọn trong chi tiết ấy. tóm lại thì qua hai câu thơ, không gian và thời gian thực tại khó khăn đã càng làm bùng cháy lên tình đồng chí, tình iu quê hương đất nước của đôi bạn lính. trong gian lao họ vẫn vuơn lên vẫn sát cánh cùng nhau vượt qua và cùng hi vọng vào một tuơng lai tươi sáng, đắp xây cho đời đẹp tươi.

Có thiếu sót đó bạn ạ. bạn bổ xung nhé. GOOd luck for you!!
 
N

nln_rw

hai câu thơ cuối của bài "Đồng chí " - Chính Hữu

Những người đồng chí đứng cạnh bên nhau làm nhiệm vụ : "Đên nay ... trăng treo "
Hai câu thơ cho thấy người lính đang làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ . Rừng hoang , mùa đông , sương muối , giá rét thế mà họ phải đứng gác giữa đêm khuya . Thế nhưng người lính vẫn vượt qua bởi bên họ có người đồng chí cùng sánh vai làm nhiệm vụ . Những người lính hiện lên với vẻ đẹp của tình yêu nước của tinh thần đồng đội , tinh thần người chiến sĩ . trong gian lao hình tượng người lính hiện lên thật đẹp . Họ ôm súng đứng gác để bảo vệ đất trời tổ quốc và họ đã nhận ra một vẻ đẹp bất ngờ : vầng trăng như đang treo trên đầu súng của họ . câu thơ chỉ có 4 tiếng ngắn gọn song đã tạo ra một không gian rộng lớn : bầu trời và mặt đất như nối liền lại với nhau . Người lính hiện lên với dáng vẻ ung dung , hào hoa , trên đầu súng của họ là vầng trăng . Câu thơ có sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn , giữa gian khổ và thanh bình , giữa chiến tranh và hòa bình , giữa phẩm chất chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ . Câu thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến . Giữa hiện thực khặc nghiệt người lính vẫn vươn lên bằng tâm hồn nhạy cảm của mình để phát hiện ra những vẻ đẹp để làm giàu cho tâm hồn , tình cảm của mình .:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
D

dautaychua

"đêm nay rừng hoang sương muối, đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
cảnh tượng chiến trường là rừng hoang, sương muối thời gian là một đêm đông vô cùng giá rét,giữa núi rừng chiến khu,trong gian khổ ác liệt,trong căng thẳng "chờ giặ tới" mà hai chiến sĩ vẫn "đứng cạnh bên nhau".Người lính trong cảnh phục khích chờ giặc đến thì có một người bạn nữa đó là hình ảnh "vầng trăng"..........
 
Top Bottom