[ Văn 9]Giúp làm 3 đề văn tự sự này (Thi giữa HK)

N

nam1910

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Kể lại một câu chuyện giúp em: suy nghĩ tích cực hơn về việc học tập của bản thân.
2)Kể lại một câu chuyện giúp em: thay đổi thái độ sống chưa đúng của bản thân.
3)Kể lại một câu chuyện giúp em: hiểu được giá trị của tình yêu thương.
Bài văn, dàn ý đều được hay anh chị nào có ý nào hay chia sẻ vs em để em làm văn. Tại đang bí ý.
 
Last edited by a moderator:
A

agforl1

Tham khảo bài này nhé .

Bing bong, tiếng chuông tại giáo xứ Đa Minh ngân vang quyện với hơi lạnh và không khí náo nức của ngày Noel tại Sài Gòn nhưng lòng tôi bỗng có cảm giác lành lạnh khó tả. Về nhà sau khi cầu nguyện nơi giáo đường với tâm trạng nôn nao khó tả, một cảm giác bất an. Sáng hôm sau, tôi nhận được tin báo ở Thụy Sĩ, mẹ tôi qua đời. Mọi ký ức của thuở ấu thơ cực khổ xen lẫn cảm giác hối hận của một thằng con trai mới lớn.

Ba mẹ ly dị, mẹ sinh tôi ra khi cùng cậu trên đường đến trạm xá mà không kịp. Tuổi thơ của tôi gắn với hình ảnh của bữa cơm với mắm kho quẹt chan nước mắt của mẹ. Cậu mỗi lần say xỉn, đốt đuốc đuổi ba mẹ con tôi đi. Mẹ ngậm ngùi trong đắng cay nuôi chúng tôi khôn lớn với đồng lương của một nhân viên văn phòng tại một công ty ở Vĩnh Long.

Công ty phá sản, mẹ rời quê hương dắt chúng tôi lên Sài Gòn sinh sống. Một mình mẹ nơi đất khách kiếm tiền bằng những đồng lương buôn gánh bán bưng, với những thúng bánh bèo, bánh bột báng, bánh chuối hấp nước dừa, mẹ nuôi chúng tôi khôn lớn. Không nhà không cửa, mẹ gửi tôi cho các sơ chăm sóc.

Mẹ tái giá với người khác, tôi có một đứa em gái cùng mẹ khác cha, những tưởng sẽ có một gia đình êm ấm. Nào ngờ, dượng lại là một người vũ phu, ông đánh đập mẹ tôi, đánh đập cả chúng tôi mặc cho mẹ khóc lóc van xin. Cuộc hôn nhân thứ hai đổ vỡ nhưng vẫn không đánh đổ được mẹ. Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh mẹ gánh hai thúng bánh đi bán từ sáng sớm, cực khổ đến mấy vẫn không lấy đi chút nào tình yêu của mẹ dành cho chúng tôi.

Cái gì đến sẽ đến, sự nỗ lực luôn có giá trị của nó khi mà mẹ kiếm được một công việc ổn định tại Gival và nhiều mối đặt bánh của các công ty, trường học. Cuộc sống, công việc, gia đình, hàng trăm mối lo toan đè nặng lên vai mẹ khi gặp những mâu thuẫn trong công việc. Mẹ nghỉ làm, tôi còn quá nhỏ khi hỏi mẹ: Mẹ ơi, con thấy công việc ở Gival rất tốt mà, sao mẹ lại nghỉ?

Mẹ cười không giải thích mà nói “Con ơi, mẹ đi bằng hai bàn chân chứ không đi bằng đầu gối”. Thoáng hiểu những câu nói của mẹ, nhưng tôi không hề lưu giữ điều đó. Rồi tiếp tục hàng loạt những khó khăn khi mất dần các mối đặt bánh vì bà ngoại với những thói quen của người dân quê đã không đảm bảo được uy tín cho khách hàng. Mẹ và ngoại xích mích từ đó, ngoại bỏ về quê và giận mẹ.

Mẹ nuôi ba anh em chúng tôi không thiếu thốn thứ gì, nếu không muốn nói cái thời cấp ba tôi như một thằng công tử bột, không biết làm gì ngoài ăn và chơi. Mẹ lo cặm cụi với công việc nhưng vẫn lo đến từng bữa sáng và ly cà phê pha với sữa tươi ngon tuyệt. Tôi vẫn nhớ cái mùi vị nước mắm mẹ pha ăn với bánh bèo mà cho đến bây giờ tôi chưa ăn ở đâu ngon được như vậy.

Khi tôi học lớp 11, mẹ cùng một vài người bạn dự tính kế hoạch đi Thụy Sĩ, mẹ muốn dẫn tôi theo. Tôi còn ham chơi, còn lêu lổng chưa nghĩ đến điều gì hết, tôi không muốn đi. Cho đến ngày mẹ ra sân bay tôi còn đang đi chơi với bạn bè mà không tiễn mẹ. Mẹ ở bên đó, kiếm tiền gửi về lo cho anh em chúng tôi, lo cho gia đình.

Tiền bạc mẹ đều gửi về cho ngoại, mẹ nhờ ngoại chăm sóc cho chúng tôi. Tiền ngoại lo cho chúng tôi thì ít mà gửi cho các cậu thì nhiều. Khi tôi thi đại học, chỉ thi khối A, cái ngày khối B, C, D thi thì tôi ở nhà. Ngoại nói với mẹ rằng tôi không lo học hành, bỏ thi và bồ bịch với gái bán cà phê. Mẹ gọi về mằng chửi tôi, đòi từ tôi, mặc cho tôi nói gì. Tôi tự ái, bỏ nhà đi, học hành lúc có lúc không.

Tuy nhiên, tôi vẫn chưa đủ sức để lo cho bản thân và học hành. Một ngày, khi trong túi chỉ còn hơn năm mươi ngàn đồng, đủ tiền đi xe ôm về nhà xin tiền ngoại đóng học, ngoại không cho còn mắng chửi tôi. Tôi lại bỏ đi, lang thang ngoài đường, bỏ học đi kiếm việc làm thêm ở một quán cà phê.

Mẹ gọi về, tôi đã giải thích, đã nói để mẹ hiểu rằng tôi sống như thế nào, nói để mẹ tin tôi. Mẹ khóc và nói: “Mẹ ở bên này đi làm cực khổ chỉ mong có cuộc sống đầy đủ cho các con”. Nghỉ học bên Kỹ thuật công nghệ, tôi chuyển sang học bên ĐH FPT. Tôi không phụ lòng mẹ khi học kỳ đầu tiên có học bổng, mẹ đã rất vui.

Cuộc sống những tưởng đã có thể bình thường, chỉ chờ đến cái ngày tôi học hành thành đạt để lo được cho mẹ. Thế rồi cái tin mẹ mất như phá vỡ hết mọi thứ, tôi bơ vơ không biết nương tựa nơi đâu. Ngoại bán nhà, đem tiền cho cậu. Tôi ở nhờ nhà một ông cậu chỉ biết rượu chè, bồ bịch, bao nhiêu tiền mẹ gửi về, tiền bán nhà ngoại đem cho, nhưng mà chỉ biết cờ bạc phá hết.

Học phí quá cao, tôi không thể tiếp tục đi học. Chán nản, tôi lang thang không nơi nương tựa, nghĩ lại câu mẹ nói với ba trước khi đi Thụy Sỹ: “Cả nhà chỉ có thằng Minh là sống biết suy nghĩ nhất, nếu tôi có gì ông nhớ lo cho nó”. Đến Bình Dương tìm ba, trời tối tôi không muốn vào nhà đành ngủ ngoài đường và ngày hôm sau tôi về Vĩnh Long.

Trời tối, tôi bị tai nạn, bất tỉnh giữa đường, khi tỉnh dậy thấy mình nằm ở bệnh viện. Gọi điện thoại về cho ngoại, ngoại lên mắng vào mặt tôi rằng: “Mẹ tụi bay chết rồi, bây giờ không có ai lo cho tụi bay đâu”. Tôi không hiểu được, cả cuộc đời mẹ là con gái duy nhất trong gia đình mà phải lo toan hết mọi thứ, bây giờ mẹ mất đi mọi người lại đối xử với mẹ như vậy. Những người xung quanh thấy vậy gom góp tiền giúp tôi bó bột chân.

Sau khi ra viện, tôi thuê phòng của một người hàng xóm trước đây của mẹ. Học hành dở dang, không công ăn việc làm, rồi những buổi chiều lang thang không định hướng, không tương lai, tôi rơi vào trạng thái cô đơn suy sụp tột cùng. Anh tôi thì chơi bời lêu lổng với đám bạn không có ngày mai, em gái thì bỏ học về quê.

Tôi đã nghĩ đến cái chết và uống thuốc ngủ. Tỉnh lại nơi bệnh viện, nhận được những câu mắng của đám bạn bè và nghĩ tới mẹ, tôi ân hận vô cùng. Mẹ đã làm việc vất vả nơi xứ người để lo cho chúng tôi. Nhìn lại những tấm hình trước khi mẹ mất, một người phụ nữ cả đời không nhìn thấy trên gương mặt một nụ cười, cả cuộc đời là những chuỗi ngày vất vả không chút nghỉ ngơi, chỉ mong cho anh em chúng tôi nên người và có cuộc sống đầy đủ.

Một người mẹ sống vì con cái, làm việc không kể ngày đêm đến nỗi phải đột quỵ, gục ngã ngay khi đang làm việc. Thế mà bây giờ tôi lại phụ niềm tin mà mẹ dành cho tôi, tôi từ bỏ cuộc đời mà mẹ ban cho tôi. Tìm đến những quyển sách của First News và tôi bất chợt thay đổi bởi những câu nói “Không có một quyền lực nào có thể ngăn cản được một người có thái độ, tinh thần đúng đắn đạt được mục tiêu của mình. Và không gì trên đời có thể giúp một người có thái độ, tinh thần không đúng đạt được thành công”.

Cả cái miền quê và họ hàng nơi ấy, cho dù họ có khinh miệt và coi thường tôi nhưng cuộc sống của tôi do chính tôi quyết định. Tôi căm ghét những người được gọi là người thân nhưng họ sống dựa vào sức lao động của mẹ, tôi không xu nịnh, không dựa dẫm vào họ để mong được bảo bọc. Có người thân nhưng không có nơi nương tựa, tôi vẫn phải sống bằng đôi tay của chính mình.

Mẹ làm được và tôi làm con của mẹ, tôi phải sống sao để sự ra đi của mẹ không lãng phí. Tôi từ bỏ cuộc sống mà mẹ ban cho tôi thì tôi là một đứa con bất hiếu. Tôi phải sống, phải ngẩng cao đầu để sống vì đó là điều mà cho dù còn hay mất, mẹ mong chờ ở tôi nhất. Không có điều gì là không thể nếu ta tin rằng mình làm được.

Tôi phải thay đổi thái độ của chính mình, tôi phải có niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, tôi phải tin vào mẹ. Bắt đầu từ phục vụ quán cà phê, chà nhám gỗ cho một cửa hàng thủ công mỹ nghệ, rồi nhờ sự giúp đỡ của những người bạn tôi làm ở HSBC, rồi Petrolimex, hiện nay tôi làm IT cho một công ty mạng, và tiếp tục hoàn thành việc học tại FPT. Tôi đang tạo dựng tương lai cho mình.

Tôi nhận ra rằng xung quanh tôi vẫn có rất nhiều yêu thương. Tôi sống nhờ vào tình thương và sự giúp đỡ của những người tốt trong xã hội. Tôi tin rằng trong cuộc sống này vẫn tồn tại đâu đó tình yêu, tình người. Trên hết tôi hiểu rằng khi tôi biết yêu thương bản thân, tôi không bỏ rơi mình thì xã hội này không bỏ rơi tôi, tôi không cô đơn.

Chỉ cần một thái độ sống đúng đắn và sự cố gắng hết mình tôi sẽ thành công. Cho dù chưa thật sự thành đạt trong cuộc sống nhưng với lối suy nghĩ tích cực và sự nỗ lực, tôi sẽ làm được. Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là làm sao có thể qua Thụy Sỹ đưa hài cốt mẹ về quê hương và về bên con cái. Làm được điều đó là tôi làm được tất cả.
 
L

letrungchanh16

Kể 1 câu chuyện khiến cho em thay đối về thái độ trong học tập

Tôi học khôg giỏi, nhưng cũng không thuộc hạng học sinh yếu kém, nên đối với tôi, con điểm tám, điểm chín sao xa vời quá thể… Cứ đeo đẳng theo tôi là những con điểm 5, điểm 6, từ suốt từ đầu đến cuối những năm học lớp sáu, bảy, tám. Chúng cứ bám lấy tôi như những người bạn tri âm, tri kỉ, cứ như vậy hơn ba năm trời… Nói là hơn ba năm trời mà không phải là bốn năm trời, vì mới chỉ gần đây thôi, tôi, cuối cùng cũng nhận ra điều mình cần làm để thay đổi thái độ học tập của mình…

Gia đình tôi không mấy khá giả, mẹ tôi là kiểm nghiệm viên phòng hóa chất, xui rủi thế nào, lại rước vào thân mình căn bệnh ung thư quái quỉ, ba tôi là một công nhân viên chức, nhưng cũng sắp sửa về hưu, nên ông thường tranh thủ đi làm thêm để có đủ tiền trang trãi cho cuộc sống gia đình những năm sắp tới. Tôi – thằng con một ham chơi hơn ham học, ngày nào cũng “đón nhận” những tràng “pháo nổ” từ mẹ khi nhắc tới chuyện bài vở trong lớp. Trong lớp, tôi cũng chẳng có gì nổi bật. Niềm “tự hào” duy nhất của tôi – điều khiến tôi nổi trội nhất lớp, đó là những câu pha trò hài hước, mấy lần phải khiến cả lớp cười ngang cười ngửa. Phải chăng vị thần may mắn đã tới gõ cửa nhà tôi? Cũng có lẽ vì điều đó, hoặc là do cá tính của tôi như vậy, đầu năm học năm trước, tôi đã lọt vào mắt xanh của một cô bạn gái dễ thương, có lẽ vì hợp gu, có chung tính cách,… Chúng tôi càng lúc càng thân mật, và cứ mỗi buổi trưa tan trường, hai đứa chúng tôi lại lui tới góc sân – nơi có cây phượng vĩ đẹp, xỏa bóng mát xuống rợp cả một hàng ghế đá. Những buổi gặp gỡ càng lúc càng trở nên quen thuộc hơn rất nhiều, khiến một vài người trong lớp cũng phải thấy lạ về cách hành xử của tôi khác hẳn với những cái cách hành xử trước đây. Đến nỗi cũng có người phải chọc quê khiến tôi sượng sùng, đỏ mặt:
- Mỗi buổi trưa, mày không về lại đi đâu tót vào góc sân trường thế hả, Trung?
- Tao nói rồi, tao có chuyện bận mà, và đó cũng chẳng phải chuyện của mày đâu, Phú.
- Mày đừng có chối, mọi việc mày làm bọn này đều biết cả thôi, thậm chí bọn này còn biết ý định của mày nữa cơ đấy – Nó hít hà một câu, rồi lủi đi mất.

Thấy tình hình đang bị đe dọa, tôi thủ thỉ thầm thì với nhỏ, nhưng nhỏ không nao núng, cũng chẳng bẽn lẽn gì, chỉ phán 1 câu: “đơn giản thôi, chúng ta thay đổi chỗ hẹn thì sẽ chẳng còn ai trêu chọc nữa đâu”. Tôi lại hỏi: “Ở đâu bây giờ?”. Nhỏ ngẫm nghĩ một hồi, rồi trả lời: “đến nhà mình đi, mình sẽ học chung”. Tôi xém chút nữa đã quíu cả tay chân, khi nghe lời đề nghị đó, tôi đành cáo từ, ra về để …nghĩ ngợi. Tôi vốn sẵn đã ***, giờ lại phải đi học chung nữa sao, nhỡ không “thuộc bài” bị “cô giáo” bắt bí, là mất điểm ấn tượng như chơi. Thế là tôi đành phải vùi đầu vào học, với một quyết tâm cao độ, vì một mục đích trong… tối, đó là ghi điểm với “người đẹp” của mình. Đầu óc của tôi đã u muội, giờ lại càng thêm *** đặc, do không theo kịp bài vở trên lớp, cứ ỷ y có “kẻ tòng phạm” bên cạnh cho xem bài ké. Nên vì vậy, tôi học mãi chẳng vào, nên mới nhờ tới sự cầu cứu của “kẻ tòng phạm”: Minh.

Mấy lần hắn qua “dạy kèm” cho tôi, lần nào, tôi cũng nghe những câu kêu vãn “trời ơi” của Minh, rồi lại nghe giọng của chính mình trả lời “ơi” thật là buồn cười khiến hắn ta gần như tức lộn ruột. Hắn bắt tôi vẽ đường tròn và tam giác nội tiết, tôi cạy cục mãi chẳng xong. Hắn bảo tôi chứng minh tích dời hình, thì tôi lại chứng minh rằng tôi chẳng biết thứ gì ráo. Cứ ngày qua ngày, hắn cứ tới kèm tôi tận mạng. Từ 5 buổi một tuần cho đến mỗi ngày, hắn đều qua. Phần vì hắn hối thúc tôi theo kịp bài trên lớp, phần vì bố mẹ ủng hộ, khen Minh biết quan tâm đến bạn bè, và phần vì tôi luôn muốn được “học chung” với “người đẹp”, nên tôi biết, tôi đã hết đường thoát. Đành phải bấm bụng, cắn răng chịu đứng để có thể thực hiện ý đồ “đen tối” của mình. Nhưng cũng vì ý đồ “đen tối” ấy, tôi lại được Minh khen: “mày quả sáng dạ hơn tao tưởng”. Tôi cũng mừng thầm, vì đúng là trình độ của tôi cũng đã tiến bộ được đôi chút so với trước, tôi bắt đầu hiểu bài, làm bài bớt trật đi, tiếp thu bài nhanh hơn rất nhiều. Và cũng vì mong chóng tới ngày được “làm thầy” cho người đẹp của mình, nên tôi bắt đầu nảy ra tinh thần tự học. Thấy vậy, bố mẹ tôi cuống cuồng cả lên, tưởng tôi là thiên tài đội lốt không bằng, cứ hễ thấy tôi tự ngồi vào bàn học, họ lại tìm cách phục vụ tôi tận tình, chu đáo. Có vẻ họ sẽ chẳng bao giờ ngờ rằng tôi học đâu phải vì … tôi, mà là vì cái “mục đích cao cả” kia kìa – tôi càng nghĩ lại càng tức cười, nhưng cũng đã mơ hồ nhận ra làm người tài cũng có lắm cái hay. Ngày đầu tiên “xuất quân” bên dinh thự của “công chúa”, thật là một thành công mĩ mãn. Tôi thao thao bất tuyệt, còn nàng chỉ biết ngóng cổ nghe và… chờ sự hướng dẫn của tôi. Thế là tôi lại được dịp vừa “dạy”, vừa liếc học trò của mình, những chẳng bao giờ nhìn lâu cả. Lần đầu tiên trong toàn cuộc đời tôi, con điểm 10 môn Toán – môn mà tôi rất ghét và bao giờ cũng đặt biệt danh là môn… Oán – đã nằm gọn trong tay tôi, các bạn thấy chuyện lạ thế giới trong lớp, nhốn nháo cả lên, khiến tôi mừng rơn.

Chắc là khi nghe kể tới đây, bất kì ai cũng phải cười, nếu không có miệng thì thôi, còn nếu có thì phải ngoác ra ấy chứ, vì thấy tôi có cái mục tiêu bất bình thường quá. Nhưng mặc dư luận có nói gì, tôi vẫn cứ trên đà tiến tới. Cứ như vậy, những điều tốt đẹp cứ đến với tôi, từ khi tôi bắt đầu chăm học, và từ từ tôi cũng đó nhận thức được rằng, chỉ có học, mới là sự mở đầu dành cho tương lai của tôi mà thôi. Tôi quả thật sáng dạ hơn tôi nghĩ, và tôi dám chắc chắn rằng, nếu tôi bỏ tánh ham chơi, và nâng cao ý thức tự học của mình, thì một ngày không xa, tôi sẽ thành tài.
:D:D
 
L

letrungchanh16

Kể lại một câu chuyện giúp em: thay đổi thái độ sống chưa đúng của bản thân.

Chẳng giấu gì mọi người, tôi là con một của một gia đình… không khá giả, cũng chẳng khó khăn gì. Ba tôi làm công nhân viên chức cũng hơn 30 năm rồi, mẹ tôi là kiểm nghiệm vi sinh, lương tháng của hai người cũng đủ để trang trải cho cuộc sống bình thường, không xa hoa mà cũng chẳng bất tiện gì. Thế nhưng ba, mẹ tôi là người như thế nào, thì hãy hình dung xem tôi trái ngược hẳn với họ ra sao nhé! Tôi phung phí, hay làm mất của, nhưng vẫn muốn so sánh hơn thua với bạn bè – những người nhà giàu ấy – nên có thể nói vắn tắt căn bệnh của tôi là căn bệnh “đua đòi”
Vâng vâng, tôi biết tính đua đòi là không tốt, nhưng muốn phá bỏ nó không phải là dễ, vì nó đã ngấm hơi bị quá … sâu vào người tôi rồi, giờ muốn “rút” nó ra cũng chẳng còn kịp gì nữa. Thế nhưng, khi tôi bảo rằng tôi đua đòi, là tôi muốn nói đến cái con người của tôi hồi trước kia kìa, còn giờ, tôi thấy, tôi cảm thấy mình đã khác đi rất nhiều. Nếu ai được nghe về lý do tôi có thể từ bỏ được căn bệnh này, họ có lẽ sẽ phải dở khóc dở cười cho mà xem, nhưng thôi, ai mà cưỡng lại được một câu chuyện có thật như vậy cơ chứ: Tôi năm ấy học lớp tám, là một kẻ chẳng bao giờ được mọi người để ý tới, có lẽ vì xuất thân của tôi, hoặc của gia đình tôi chẳng thể nào so sánh được với bất kì kẻ nào khác được. Vì thế, để có thể có “danh vọng”, có “thứ hạng” trong lớp, tôi phải tự tân trang cho chính mình để khiến mình nổi bật. Một bữa, tôi xin ba tôi tới tận năm trăm ngàn để mua một chiếc điện thoại hợp thời cho mình. Ba tôi hơi nhướn mày một chút, rồi lại nói chuyện với mẹ để bàn xem con mình phải hứa thế này, thế nọ, thì ba tôi mới dám sẵn sang giao phó cho tôi một số tiền không nhỏ như vậy. Tôi cứ hết dạ, rồi gật đầu, rồi lại dạ. Rốt cuộc, cuối tuần hôm đó, món quà đặc biệt dành cho tôi, là một chiếc điện thoại nokia màu đen óng ả trong thật là đẹp và cũng không kém phần sành điệu. Mấy bữa rày mang vào lớp, tôi ra oai bấm điện thoại tít tít nghe thật vui tai, vừa nghe tiếng âm thanh điện thoại kêu khẽ khẽ, vừa nghe tiếng của ba mươi sáu cái quai hàm chạm mặt đất khi thấy cảnh một đứa “nhà quê lên tỉnh” như tôi trưng ra một cái thứ, mà những con người đau khổ khác phải nói là hàng “xa xỉ” thời bữa đó. Tôi mừng rơn trong bụng khi lúc nào cũng được bạn bè tíu tít bắt chuyện, cũng lại vui vui vì mình đã được tăng mức độ “nổi tiếng” lên vài bậc – phát minh mới nhất của Khải.
- Mày mua cái con này ở đâu vậy?
- Không lẽ tao mua ở nhà mày chắc – tôi phì cười, đáp
- Mày sướng thật đó, được ba má mua cho cái điện thoại, vậy mày tính dùng nó để làm gì? – Nó vặn hỏi, lần này là một câu hỏi rất khó mà thật sự tôi vẫn chưa có câu trả lời thích đáng, nên tôi chỉ trả lời cho qua loa
- Tất nhiên là để gọi điện rồi, mày có bao giờ thấy người ta mua điện thoại về mà chẳng làm gì không hả?
- Lạ thật đấy… - Nó lẩm bẩm rồi lủi đi mất
Tôi cũng thấy khó hiểu khi nó hỏi một câu hỏi như vậy, khó hiểu không phải vì câu hỏi đó khó hiểu, mà là khó hiểu bởi tôi đã chẳng định ra một lý do thích hợp để tiêu tiền phung phí vào một thứ hàng “xa xỉ” như thế. Chẳng biết lúc vòi vĩnh, tôi đã nghĩ gì đi nữa… Nhưng thôi, mặc kệ - tôi sẽ cố quên đi chuyện này, để chăm lo cho cuộc vui sắp tới của tôi - tôi cười cười, vừa nghĩ, vừa hình dung việc bạn bè phải bị “trật quai hàm” khi tôi nói chuyện vô tư trên “con dế” của mình với một đứa con gái khác. Thế mà, chỉ chưa đầy hai tháng sau, số tiền hoang phí đó lẽ ra phải đem lại niềm vui cho tôi, lại trở thành một điều khiến cho gia đình tôi không khỏi buồn rầu. Một ngày đẹp trời, tôi đang trên đường đến trường bằng xe đạp điện – lại một thứ hàng “hiếm” khác – thì bất chợt mây đen từ đâu kéo tới lũ lượt, trong khi khoảng cách từ chỗ tôi đang đứng tới trường chỉ còn chưa đầy hai trăm mét nữa thôi. Tôi nghĩ thầm: “chắc chẳng có gì phải lo, mình đội mưa một tí, vừa được ướt tóc, tí nữa còn có thể vuốt lên thành bờm được, lại chỉ là một cơn mưa nhỏ thôi, chắc sẽ chẳng ướt sách vở của mình đâu nhỉ, nếu mình chạy nhanh thì mình có thể tới được mà không phải chịu gì cả”. Tôi đinh ninh là thế, và quyết định “thực thi” điều màtôi vừa đề ra. Đúng lúc tôi ùa ra, cơn mưa từ một cơn râm nhẹ trở nên nặng hạt, và nó khiến tôi cảm thấy con đường dài chưa đầy hai trăm mét kia như dài vô tận. Về đến trường học, tôi thở dốc, miệng vẫn la ỏm tỏi: “trời ơi sao mà khổ thế này” trong khi tay vừa sờ lưng, rờ áo và cảm thấy một luồng khí lạnh chạy khắp người tôi. Chết rồi, chiếc máy điện thoại di động của tôi, tại sao nó lại ở đây, tại sao nó lại nằm trong túi tôi thế này, tại sao nó lại ướt sũng thế kia – và tôi dám chắc rằng lúc đó, đầu óc tôi đang quay cuồng tại chỗ với hàng triệu câu hỏi “vì sao” như thế kia – mặt tôi chuyển từ màu vàng nhạt sang tái mét, đôi tay run run vì lạnh và cũng vì bàng hoàng như thể đôi tay tôi không phải là cầm một chiếc điện thoại mà là đang cầm một sinh linh bé nhỏ đang hấp hối vậy. Tôi bắt đầu thấy sợ, rồi chạy đi hỏi khắp nơi cách khắc phục chiếc điện thoại ướt sũng của tôi. Những câu trả lời tôi nhận được đều đại khái như:
- Tháo pin ra đi ba… không là nó ướt luôn vi mạch đấy
- Mày tháo giúp tao đi!
- Trời đất, mày không biết tháo sao, vậy mà cũng đòi dùng điện thoại, đúng là thằng nhà quê
Hay:
- Mày giúp tao đi.
- Tao bận lắm, hỏi đứa khác đi
- Tao sợ lắm
- Vậy mày cứ chạy ra tiệm đem sửa, giá cỡ hai trăm thôi, chịu khó nhé
Tôi đành thất thểu về nhà, bụng cứ thấp thỏm, sợ hãi, lại lo phải nghe những là trách móc nặng nề từ phía gia đình mình. Có vẻ như dự đoán lần này của tôi sai, nhưng kết cục, tôi vẫn phải hứng chịu những đòn tâm lý nặng nề:
- Con sao vậy? – mẹ tôi tra hỏi khi thấy tôi mặt mày thất thểu
- Dạ, con… con… ! – Tôi nói chẳng ra hơi
- Con sao ?
Rồi tôi kể tất tần tật việc mình đã vô ý thức đến thế nào khi dầm mưa đi học, tôi kể chẳng sai tí gì, và lời kể cũng có một ít sự thanh minh trong đó. Mẹ tôi từ mặt mày bình tĩnh trở nên hơi mất bình tĩnh và rồi cuối cùng buông thỏng một câu: “Chuyện mày làm mày chịu, đáng đời, tao chẳng có dư dã tiền đâu để đi mà sửa điện thoại cho mày”. Thông thường ít khi nào mẹ dùng hai chữ “mày” và “tao” như thế, vậy mà hôm ấy lại vậy, tôi đã biết rõ mẹ giận tôi đến mức nào. Một bữa tôi nghe lỏm được bố mẹ đang nói về vấn đề chi tiêu trong gia đình:
- Tháng này làm ăn thất bát quá! Anh cứ bị sếp “đì” mãi, làm sao mà tăng tiến được chứ!
- Cố lên anh, anh là nguồn thu nhập chính của gia đình ta, vì thế anh không dc bỏ cuộc !
- ừ, em nói phải, à em này, mấy bữa nay con chúng ta bị sao thế nhỉ, nó cứ hết thơ thẩn xong lại đi đi lại lại, rồi lại nhìn đẩu nhìn đâu trên trần nhà, ý anh là, có chuyện gì xảy ra với nó vậy, trong nó có vẻ lo lắng…
- Anh không biết sao, con chúng ta nó đoảng thế nào lại làm ướt cái máy điện thoại mới mua của nó, mà trầm trọng lắm kia, biết không sửa được, nó lại buồn đấy.
- Thiệt con mình hư quá…
Thực chất tôi chỉ nghe được đến đây thôi, vì những câu thoại còn lại, tôi gần như không quan tâm mấy, tôi bắt đầu thấy ân hận khi mình chẳng bao giờ biết giữ một thứ gì lâu cả, và cũng chẳng bao giờ gắn bó với một thứ gì lâu đến như vậy. Đến tận ngày hôm ấy, tôi mới nhận ra cái thói ăn chơi đua đòi của tôi đã làm phí phạm biết bao công sức lao động của bố mẹ. Và khi ấy tôi mới nhận ra rằng, đã đến lúc mình phải từ bỏ cái thói xấu ấy đi thôi
Rốt cuộc, tôi đã rút bỏ được cái tật xấu đáng nguyền rủa ấy, và đã trưởng thành được như ngày hôm nay, nếu không có cơn mưa đã lấy đi “sự sống” từ chiếc điện thoại ngày ấy, có lẽ, thói đua đòi ăn chơi của tôi sẽ còn tồn tại mãi, sẽ còn làm phí phạm tới những đồng tiền quí báu mà ba mẹ tôi đã làm ra. Giờ đây, dù bạn bè tôi được hưởng thụ cuộc sống xa hoa, tiền dắt đầy túi, tôi vẫn luôn tự nhủ: “Không được đua đòi, đua đòi là hại đời, nếu bản thân mày đua đòi, mày sẽ khiến ba ****** khổ lắm đấy biết không. Nhớ lời ta nói đấy”
 
Top Bottom