[Văn 9] Giúp em làm mấy bài văn cảm nhận thơ

N

nam1910

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích".
2)________ về nghệ thuật tả người trong đoạn trích:"Kiều càng sắc sảo mặn mà- hết".
3)________ 4 câu đầu và 6 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Cảnh ngày xuân".
4)________ thông qua đoạn trích:"Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" hãy làm nổi bật nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
P/s: cho em vài ý cũng được.
 
T

tunkute123

1)Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích".

Có 1 nhà thơ mà người dân Việt Nam không ai là không yêu mến, kính phục. Có 1 truyện thơ mà đã hơn 2 thế kỉ qua, không mấy người dân Việt Nam là không thuộc vài đoạn hay nhiều câu. “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam và nền văn học thế giới. 1 trong những thành công của “Truyện Kiều” mà không ai có thể phủ nhận là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thông qua cảnh thiên nhiên để miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo như Nguyễn Du.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
ở 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ đã dựng lên một bức tranh tâm trạng đầy xúc động của Thúy Kiều qua nhiều cung bậc khác nhau. Một mình giữa không gian mênh mông, Kiều thấy bơ vơ quá! Cảnh vật rợn ngợp bị xé lẻ, chia cắt đẩy nỗi cô đơn của Kiều lên đến đỉnh điểm. Cảnh vật đó được nhìn qua tâm trạng đau đớn, ê chề của nàng. Trong hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp đó, nỗi nhớ nhà lại cồn cào mạnh mẽ.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Câu thơ tả cảnh biển khơi mênh mông. Trong ánh nắng đang dần lịm tắt, 1 cánh buồm thấp thoáng, lẻ loi khi ẩn khi hiện nơi chân trời xa xôi trong buổi chiều hôm gợi lên cảnh xa vắng. Sự lẻ loi, đơn chiếc của cánh buồm cũng chính là thân phận bơ vơ của Kiều nơi “góc bể chân trời”. Nhìn cánh buồm thấp thoáng, khát khao được đoàn tụ với gia đình trỗi dậy trong nàng nhưng liền tắt ngấm ngay sau đó. Bởi cánh buồm chỉ “thấp thoáng” “xa xa”... mà thôi.
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Kiều đang đứng trước biển nhìn về phương trời xa với một nỗi khao khát. “Buồn trông...” âm điệu lời thơ sao mà buồn và có cái gì thật rã rời! Nỗi buồn ấy như nhân lên khi Kiều nhìn cánh hoa trôi nổi, bập bềnh.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Thuyền trôi trong vô định, đoá hoa cũng vậy, chẳng “biết là về đâu?” Nhìn cánh hoa lang thang trôi dạt, nàng càng buồn hơn cho thân phận của mình cũng bèo bọt lênh đênh, vô định, nhỏ nhoi và tội nghiệp không có nơi để về. ”? Một mình lạc lõng giữa chốn đất khách quê người, không biết đâu là quê nhà - nơi những người thân ngày ngày ngóng trong, chờ đợi mình. Hình ảnh “hoa trôi man mác” gợi lên một nỗi buồn đau sao mà xót xa thế!
 
T

tunkute123

2)________ về nghệ thuật tả người trong đoạn trích:"Kiều càng sắc sảo mặn mà- hết".


Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy , ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa . Bất ngờ đến kinh ngạc . Bắt đầu từ câu :

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi , nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
Một hai nghiên nước nghiên thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục . Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài , chỉ vài cau thôi , vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “ tuyệt thế gia nhân” . Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu , lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân ; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen , dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn . Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động , thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá . Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc , kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” , tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận , mà như thấy tận mắt nàng Kiều . Nàng quả là có một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người . Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy , dùng vẻ đệp của Thuys Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều , quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả .

Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao ? ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng , mặc dù Nguyễn Du đã nói “ Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai” . Về sắc thì chắc chắn chỉ có miònh nàng là đẹp như vậy , về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp :

: Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Nàng có cả tài thơ , tài hoạ , tài đàn , tài nào cũng xuất sắc , cũng thành “nghề” cả . Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “ Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người .

Với hai nhân vật như Thuý Kiều Thuý Vân , Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , dùng điển cố . Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu , đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “ sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều . Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều Thuý Vân , mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công . Đặc biệt là Thuý Kiều nhà thơ đã giành trọn tâm huyết , sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng . Bởi nang là nhân vật chính của Truyện Kiều

Như đã nói . Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du . Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam . Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách , tâm hồn bên trong của nhân vật đó .

Với Thuý Vân ông đã thực hiện biện pháp ước lệ để miêu tả vẻ đẹp :

“ Khuôn trăng dầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Tất cả các từ ngữ , hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “ đoan trang , thuỳ mị” của Thuý Vân . Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể bên ngoài Nguyễn Du còn như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “ thua” và từ “ Nhường”. Mây và tuyết thua avẻ đẹp của Thuý Vân nhưng cả hai đều chịu “ thua” và chịu “ nhường”một cách êm ả .

Với Thuý Kiều , Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo , mặn mà” của nàng.Những câu thơ miêu tả nàng có thể xem là tuyệt bút :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh”

Trong hai câu thơ ,Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênhchìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không cam chịu thua mà còn “ ghen” còn “ hờn” và khúc nhạc bạc mệnh nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó .

Nói tóm lại , Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu biểu . Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xấu , dù chính diện hay phản diện cũng đề biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài . Nghệ thuật miêu tả , xây dựng nhân vật của Nguyễn Du rất đáng để chúng ta trân trọng và học tập .
 
F

freakie_fuckie

1)Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích".
2)________ về nghệ thuật tả người trong đoạn trích:"Kiều càng sắc sảo mặn mà- hết".
3)________ 4 câu đầu và 6 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Cảnh ngày xuân".
4)________ thông qua đoạn trích:"Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" hãy làm nổi bật nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
P/s: cho em vài ý cũng được.

Từng cái một :| Cung cấp dăm vài ý chính

Đề 1 : 8 câu thơ cuối : Đoạn trích : Kiều ở lầu Ngưng Bích .


Tám câu thơ cuối trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích ( truyện Kiều - Nguyễn Du) không đơn thuần là một bức tranh tả cảnh - dưới ngòi bút thi nhân, cảnh dường như cứ tan loãng ra - tất cả những gì đọng lại trong lòng ta là một thế giới những xúc cảm và tâm trạng trong một khung cảnh thiên nhiên hoàn toàn đồng điệu. Cảnh và người trong thơ người gắn kết với nhau, tạo thành những vần thơ cảnh-tình tuyệt bút :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
[..] Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Mỗi nét bút của thi nhân dều mở đầu bằng hai chữ "buồn trông" - cái buồn vời vợi tầng tầng lớp lớp của người con gái xa nhà ấy đã trở thành điệp khúc, thành mạch nguồn chủ đạo suốt tám vần thơ. Bức tranh "nửa cảnh nửa tình" ấy thiên biến nhiều nét vẽ, một nét vẽ một hình một sắc, song đều giống nhau ở "màu tâm trạng" - từng ấy cảnh thiên nhiên là từng ấy cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình.

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Cánh buồm lẻ lo cô đơn, chở cả "chiều hôm", trôi lang thang, thấp thoáng trong màn sương khói mênh mông, mờ mịt đã mở ra cả khoảng lặng để nỗi cô đơn tràn về, kèm với đó là nỗi nhớ người thân, nhớ quê hương, nhà cửa. Ánh chiều hôm như gợi buồn, khơi nhớ, cảnh vật xung quanh nàng đều vấn vương nỗi buồn thăm thẳm.

~ Cán
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Sắc hoa trôi man mác giữa sóng nước mênh mông: cảnh ngộ chìm nổi lênh đênh của người con gái giữa dòng đời vô định, không chốn dung thân, chẳng người che chở. Hoa mong manh là vậy, nước trôi, biết may mắn táp được vào đâu ? Người con gái tài sắc đơn độc giữa đời , làm sao thoát khỏi mọi phong ba, sóng dữ ? Đắng lòng nghĩ đến cái thuở "êm đềm trướng rủ màn che" , bỗng đau lòng sao cho cuộc đời người thiếu nữ.
Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Nỗi buồn đang bám víu, quánh đặc lấy hồn người đến đây vỡ tan ra, tràn lên cảnh vật. Màu "xanh xanh" của nội cỏ rầu rầu gợi ta đến sắc "xanh xanh" của "ngàn dâu" trong mắt người chinh phụ trong ngày đưa tiễn người chinh phu (CPNK) - trái tim của tạo vật vô tri, giờ đang cùng người ngắm cảnh đập chung những nhịp đau đáu nỗi sầu.

Nỗi buồn từ lòng người tràn ra cảnh vật, song vẫn không khiến lòng người bớt nặng
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Mọi dứt day, sầu tủi dồn nén, dội lên một tiếng sóng gầm đầy kinh hãi, cải cảnh gió cuốn mặt duềnh sao mà dữ dội, kinh hoàng, nó như đang vang lên từ lòng người sâu thẳm, nó như lời cảnh báo của thiên nhiên , của "trời xanh" về những cơn bão táp, phong ba sau này sẽ xảy đến trong cuộc đời của kẻ "má hồng" sắc tài đều vẹn. Quả thực , ngay sau này nàng sẽ gặp Sở Khanh - một kẻ "một tay chôn chặt mấy cành phù dung"- rồi bị hắn đẩy vào cảnh "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Tiếng sóng gầm là nốt nhấn dữ dội kinh hoàng, khép lại bài ca bi kịch ở lầu Ngưng Bích, mở ra một đoạn đời lưu lạc mới của Kiều.

@ Tun : Đề 2 bạn mình gần như lạc đề r`


Bổ sung thêm
"cánh buồm" : ảo ảnh gợi sự chia ly
ngọn nước mới sa : ngọn nước đục, đầy những bùn, những cặn
"Đục như tiếng suối mới sa nửa vời"
"nội cỏ rầu rầu"" không còn sức sống, chẳng khác mấy ngọn cỏ "nửa vàng nửa xanh" trên ngôi mộ Đạm Tiên





 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Re

Viết về bút pháp miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều , ta sẽ chia ra làm các khía cạnh sau (nên nhớ là chỉ lấy 12 câu trong phạm vi đề, không cần đi sâu hay kĩ càng vào Thúy Vân - mới lại, Tủn : 12 câu không phải là ít cho một nhân vật đâu, Nguyễn Du dành cho Kiều nhiều lời thơ nhất tác phẩm đấy :| Tán thì cũng phải tán sao cho đúng chứ ;) )
Ngoại hình
-Lấy Thúy Vân làm nền, như đòn bẩy để nâng lên vẻ đẹp của Thúy Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
- Miêu tả chấm phá, tả kỹ "đôi mày dài mà thanh, ánh mắt trong mà sáng" - tức là khắc họa rõ nét "cửa sổ tâm hồn"

- Bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để khắc họa con người

Phân tích các hình ảnh : làn thu thủy, nét xuân sơn
Tài sắc

Biến Kiều thành người phụ nữ chuẩn mực của thời đại, am hiểu và giỏi giang ở cả cầm kỳ thi họa
(kỳ thì trong đoạn trích không có , nhưng ở đoạn khác có đôi câu "Cung cầm trong nguyệt/ Nước cờ duới hoa"

- Đi sâu vào tả tài, tả tình, phác chấm phá về dung nhan.

 
T

tunkute123

Mình tóm tắt rồi bạn sẽ thấy được nhé

Lục Vân Tiên quê ở quận Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài, giữa đường chàng đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự hoạ bức chân dung chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác.
Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cưu mang. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công hãm hạo đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được Du thần và ông tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị công tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về am dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.
Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nằng đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.
Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.
 
L

lan_phuong_000

1)Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Cảnh vật trong Truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
Bao trùm tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Làm sao có thể diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sác thái không giống nhau? Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện "tình trong cảnh ấy" Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô dơn, trống vắng của mình, thì:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phậm, cho cảnh ngộ của bản thân:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước, thì hiện rcanhxer tượng hãi hùng:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió "cuốn mặt duềnh" và tiếng sóng ầm ầm "kêu quanh ghế ngồi" như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều
Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năm thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật.
 
C

chinh9nt

Trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”. Trích “Truyện Ki

Trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”. Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du ?
Bài làm:
1. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích (truyện Kiều - Nguyễn Du) không đơn thuần là một bức tranh tả cảnh - dưới ngòi bút thi nhân, cảnh dường như cứ tan loãng ra - tất cả những gì đọng lại trong lòng ta là một thế giới những xúc cảm và tâm trạng trong một khung cảnh thiên nhiên hoàn toàn đồng điệu. Cảnh và người trong thơ người gắn kết với nhau, tạo thành những vần thơ cảnh-tình tuyệt bút :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Mỗi nét bút của thi nhân dều mở đầu bằng hai chữ "buồn trông" - cái buồn vời vợi tầng tầng lớp lớp của người con gái xa nhà ấy đã trở thành điệp khúc, thành mạch nguồn chủ đạo suốt tám vần thơ. Bức tranh "nửa cảnh nửa tình" ấy thiên biến nhiều nét vẽ, một nét vẽ một hình một sắc, song đều giống nhau ở "màu tâm trạng" - từng ấy cảnh thiên nhiên là từng ấy cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Cánh buồm lẻ lo cô đơn, chở cả "chiều hôm", trôi lang thang, thấp thoáng trong màn sương khói mênh mông, mờ mịt đã mở ra cả khoảng lặng để nỗi cô đơn tràn về, kèm với đó là nỗi nhớ người thân, nhớ quê hương, nhà cửa. Ánh chiều hôm như gợi buồn, khơi nhớ, cảnh vật xung quanh nàng đều vấn vương nỗi buồn thăm thẳm.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Sắc hoa trôi man mác giữa sóng nước mênh mông: cảnh ngộ chìm nổi lênh đênh của người con gái giữa dòng đời vô định, không chốn dung thân, chẳng người che chở. Hoa mong manh là vậy, nước trôi, biết may mắn tấp được vào đâu ? Người con gái tài sắc đơn độc giữa đời , làm sao thoát khỏi phong ba, sóng dữ ? Đắng lòng nghĩ đến cái thuở "êm đềm trướng rủ màn che" , bỗng đau lòng sao cho cuộc đời người thiếu nữ.
Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Nỗi buồn đang bám víu, quánh đặc lấy hồn người đến đây vỡ tan ra, tràn lên cảnh vật. Màu "xanh xanh" của nội cỏ rầu rầu gợi ta liên tưởng đến nhịp đập của tạo vật vô tri, giờ đang cùng người ngắm cảnh đập chung những nhịp đau đáu nỗi sầu. Nỗi buồn từ lòng người tràn ra cảnh vật, song vẫn không khiến lòng người bớt nặng
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Mọi dứt day, sầu tủi dồn nén, dội lên một tiếng sóng gầm đầy kinh hãi, cảnh gió cuốn mặt duềnh sao mà dữ dội, kinh hoàng, nó như đang vang lên từ lòng người sâu thẳm, nó như lời cảnh báo của thiên nhiên , của "trời xanh" về những cơn bão táp, phong ba sau này sẽ xảy đến trong cuộc đời của kẻ "má hồng" sắc tài đều vẹn. Tiếng sóng gầm là nốt nhấn dữ dội kinh hoàng, khép lại bài ca bi kịch ở lầu Ngưng Bích, mở ra một đoạn đời lưu lạc mới của Kiều.
8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ đã dựng lên một bức tranh tâm trạng đầy xúc động của Thúy Kiều qua nhiều cung bậc khác nhau. Một mình giữa không gian mênh mông, Kiều thấy bơ vơ quá! Cảnh vật rợn ngợp bị xé lẻ, chia cắt đẩy nỗi cô đơn của Kiều lên đến đỉnh điểm. Cảnh vật đó được nhìn qua tâm trạng đau đớn, ê chề của nàng. Trong hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp đó, nỗi nhớ nhà lại cồn cào mạnh mẽ. Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió "cuốn mặt duềnh" và tiếng sóng ầm ầm "kêu quanh ghế ngồi" như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều
Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năm thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật.
-----------------------------------------------------------------------
2. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chăn mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, trảng cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữ dội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vặt, bức tranh thiên nhiên chứa dựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...
Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, băng cách sử dụng khéo léo và tinh tế bút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.
Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn khỏng lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lèn nỗi niềm tâm sự ấy.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?
Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa, muốn trở về bên gia đìiih êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.
Buồn trông ngđn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉ biết mặc cho bảo bùng, mưa giông vùi dập. Càu thơ bộc lộ nồi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc dời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm dạm. Liệu có phải cánh cứa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng cua số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sâu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
 
Top Bottom