[ Văn 9 ] Giúp em 1 số đề nghị luận xã hội ?

T

teruboru

R

rua.khoc

đề 1
Bnạ tham khảo thử bài này nhá
Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bè bạn...Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao dân ca có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này :

Bạn về có nhớ ta chăng,
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

hoặc :

Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm

hoặc :

Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên

hay :

Chim lạc bầy,thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè,lặn lội tìm nhau.

Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dươn Lễ,Bá Nha với Chung Tử Kì,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê...Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.

Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính.Trong số đông bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.

Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ :

Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai

thì không xứng đáng được coi là bạn.

Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.Đó là một sai lầm nên tránh.Nể nang,bao che...chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi.Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đã từng nói :"Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng".Không nể nang,bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế,bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tình thân ái.Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình,giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.

Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng.Tin bạn cũng như tin mình,luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất.Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.

Tục ngữ có câu :"Học thầy không tày học bạn" với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác.Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt,chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải.Đường đời vạn nẻo không ít gian nan,thử thách,trên con đường dằng dặt ấy,nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng,cùng quyết tâm,kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.

Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó.Tình bạn không phải tự nhiên mà có.Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành,thân thiết.

Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè,sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời,như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá...Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.

Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn,vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi.Đối với tuổi trẻ,tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn-đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
 
S

subon

Đề 4:

ko bt có giúp đc bạn ko

Trong cuộc sống, chuyện gì cũng có cả những mặt phải và mặt trái của nó. Con người ta cũng vậy dù khi mới sinh ra ai cũng “tính bản thiện”. Cùng với thời gian trưởng thành lên, dựa trên nền tảng cơ sở của sự giáo dục từ gia đình tới nhà trường, công sở và môi trường xã hội, những nét tính cách được hình thành dần trong mỗi con người. Song ở vào mỗi thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, con người đều có thể có những thay đổi bao gồm cả về cách đối nhân xử thế, cách hòa nhập với cuộc sống…



Bởi thế, đôi khi cũng thật cũng khó có thể tách bạch được ranh giới đẹp - xấu, thiện – ác, văn minh – cổ hủ… trong một con người. Cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội, những mặt trái trong xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng dường như cũng bộc lộ ngày một đa dạng hơn, thậm chí càng khó nắm bắt và phân định được rạch ròi hơn…



Có lẽ phần nào cũng vì vậy mà thời bây giờ nhiều người than phiền rằng: lòng tử tế giữa con người với con người trong cư xử với nhau ngày càng ít thấy hơn. Tinh thần hy sinh mình vì mọi người lại càng hiếm… Và cái gọi là văn hóa nhận trách nhiệm về mình và dũng cảm từ chức ở các giới chức nước ta (tất nhiên phải là giới chức vì họ mới là những người có chức trách) xem ra ngày càng như "lá mùa thu"...



Cho nên mỗi khi có một vụ việc nào đó xảy ra gây xôn xao dư luận, câu hỏi đầu tiên được đông đảo bạn đọc nêu ra luôn là: Ai chịu trách nhiệm? cùng kết luận: Người đó nên tự từ chức để thể hiện sự tự trọng!



Chúng ta cũng đã luận bàn về chủ đề nhạy cảm này không biết bao nhiêu lần, song kết cục ra sao thì… ai cũng đã thấy rõ. Như trong bài viết dưới tiêu đề “Thêm cơ chế buộc … từ chức” đăng trên báo Tiền Phong mới đây đã nêu rõ: Thực tế từ lâu, cơ chế pháp lý của việc từ chức đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Luật tổ chức Quốc hội ghi: “Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm, nếu vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thì có thể xin từ chức”. Theo Luật tổ chức Chính phủ, thì Thủ tướng có quyền trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với các thành viên Chính phủ từ Phó Thủ tướng trở xuống. Nhưng sự thực là: “Bị miễn nhiệm khi mắc sai phạm nghiêm trọng là điều hiển nhiên. Nhưng còn từ chức, lâu nay vẫn quá lùng nhùng, và có vẻ “xa lạ” với cơ chế dân chủ tập trung ở ta. Nhớ lại, từ trước tới nay mới chỉ có vài ba trường hợp quan chức miễn cưỡng thực thi “văn hóa từ chức” sau khi mắc sai phạm, còn lại chẳng thấy ai động cựa”.
 
Top Bottom