[văn 9]Giải có thưởng

T

thuhoai_2506

bếp lửa-bằng việt

MB: bài thơ bếp lửa của bằng việt đc sáng tác năm1963 khi tác giả là sv du học ở liên xô
TB
phân tích
+hình ảnh bếp lủa gắn với những vui buồn tuổi thơ
-bài thơ mở ra với h/a bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm khuya :"một
bếp lửa...mấy nắng mưa"
-bếp lủa khơi dòng hoài niệm khơi dòng cx từ ấp iu gợi liên tưởng đế bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. người bà mỗi sớm nhen lên ngọn lửa ngày này qua ngày khác năm này qua năm khác và suốt cuộc đời...
+hồi tưởng về thời gian đc sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà.
-cuộc sống nhọc nhằncủa hai bà cháu trước CM và trong khang chiến thể hiện qua nhịp điệu âm hưỏng thơ da diết trĩu nặng cảm xúc đau thương qua hàng loạt h/a gợi tả
,gợi cảm:đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy,xóm làng bị giạc đốt cháy tàn cháy rụi ...in sâu trong kí ức người cháu khi lên tám tuổi
-cha mẹ đi kháng chiến cháu ở cunmgf với bà đc bà chăm sóc chgu đáo:cháu ở ...cháu học...
-tuổi thơ vấtvả gắn liền vói h/a bếp lửa bập bùng , bếp lủa hiện diện như tình thương ấm áp, như sự cưu mang an ủi của bà đối với cháu ,cũng như 1 phần dian chuân của chính bà...
 
C

congchualolem_b

Bài thơ "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt:

Bài thơ là lời của người cháu ở phương xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kỉ niệm đứa cháu đã trưởng thành đã suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý của bà, cuối cùng người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà.
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
+ Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa: "Một bếp lửa...nồng đượm". Ba tiếng "một bếp lửa" trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, với một hình ảnh quen thuộc với mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của "chờn vờn sương sớm", thật thân thương với bao nhiêu tình cảm "ấp iu nồng đượm". Từ "ấp iu" vừa diễn tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp. Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: "cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
+ Từ đó, cả một thời thơ ấu sống lại: "Lên bốn tuổi...nhèm mắt cháu". Bốn câu thơ gợi lạ cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945( Bằng Việt sinh năm 1941, năm ấy lên 4 tuổi). Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng" năm giặc đốt làng...lầm lụi"; "mẹ cùng ta công tác bận không về", cháu sống trong sự nuôi nấng dạy dỗ của bà, "cháu ở cùng bà..cháu học".
+ Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp, bởi lên bốn tuổi cháu đã "quen mùi khói' và nhân vật trữ tình "chỉ nhớ..mũi còn cay". Cảm giác ấy thật chân thành và xúc động. Nhưng có lẽ cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy không chỉ vì khói mà chủ yếu vì cồn cào thương nhớ bà. Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa, " rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen". Bên bếp lửa,"bà hay kể chuyện những ngày ở Huế", "bà dạy cháu làm bà chăm cháu học", "bà dặn cháu đinh ninh": "bố ở...bình yên!". Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa. Bếp lửa lại đánh thức thêm một kỉ niệm ấu thơ: tiếng tu hú. Tiếng chim quen thuộc của đồng quê bỗng trở thành một phần thân thương không thể thiếu trong kỉ niệm. Cháu tha thiết nhớ tiếng "tu hú kêu trên những cánh đồng xa". Trong lời kể chuyện của bà, có cả "tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!". Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một mong mỏi da diết: "Tu hú ơi!...đồng xa?" Âm điệu tha thiết của câu thơ gợi ra tình cảnh vắng vẻ, cui cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:Từ những hòai niệm về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ sống của bà.
Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời: "Lận đận...nồng đượm"
Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều "kì diệu và thiêng liêng". Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, đã "nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ". Trong cảnh côi cút một bà một cháu, bà lặng lẽ hi sinh để "bố ở chiến khu, bố còn việc bố", hi sinh cho con cháu và cho cả mọi người. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một "niềm tin dai dẳng" về ngày mai, cháu biết được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa: "nhóm niềm...chung vui"
Với tất cả những ý nghĩa ấy, từ "bếp lửa", bài thơ đã đi đến "ngọn lửa": "rồi sớm...dai dẳng". Bếp lửa của bà đâu chỉ có ngọn lửa cụ thể được nhen lên bằng rơm rạ, bằng củi! Ở đó còn có ngọn lửa thiêng liêng trong lòng bà, ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin, của sức sống thầm lặng và mãnh liệt.
3. Niềm thương nhớ của cháu:
Đứa cháu năm xưa đã trưởng thành: "giờ cháu đã...trăm ngả"
Điệp từ "trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã sống với những niềm vui rộng mở, nhưng giữa "ngọn khói trăm tàu", ngọn "lửa trăm nhà", cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi thương nhớ bà, "cháu vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...". Mỗi ngày đều tự hỏi "sớm mai này...", mỗi ngày cháu đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm tấm lòng, nâng đỡ cháu trên bước đường đời.
 
T

thuhoai_2506

tiếp nè

-tuy vất vả nhọc nhằn nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa :"rồi sớm...đai dẳng"
đế đay thì h/a bếp lủa mang ý nghĩa tượng chưng sâu sắc : tình thưong - sự sống - niềm tin bất diệt
+những suy ngẫm của người cháu về bà gắn liền với h/z bếp lửa hồng quên thuộc
-tình thương yêu và biết ơn chân thành : cháu thương bà biết mấy nắng mưa
-giữa người bà và bếp lửa cá những nét tương đòng .bà llà ngưới ấp iu giữ lửa , người nhóm để ngọn lủa tình yêu thương trong mỗi gđ luôn cháy sáng ,nối kết qk hiện tại và tương lai
-cháu giờ đã trưỏng thành ,đc chắp cánh bay xa nhưng luôn nhớ về bà về bếp lửa của gđ .bếp lửa đã thành điểm nhớ của ,chỗ dựa tinh thần của đứa cháu xa quê :ôi kì lạ thiênh liêng bếp lửa
+đánh giá nghệ thuật
-sáng tạo bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng
-kết hợp giữa miêu tả biểu cảm và tự sự đọng điệu thể thơ 8 chữ phù hợp với cx hồi tưởng suy ngẫm
KB
-bài thơ bếp lửa mang 1 ý nghĩa triết lí sâu sắc: những gì là kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đề có sức toả sáng nuôi dưỡng tâm hồn nâng đỡ con cngười trong hành trình dài rộng của cuộc đời
-tình cảm gđ là cơ sở vững chắc của t/y qh đnc
 
Top Bottom