Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" gây ấn tườg rất đậm nét.. Chỉ vẻn vẹn có 4 tiếng làm nhiệm vụ kết thúc bài và để lại hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú : súng và trăng là gần và xa, là cứng rắn và dịu hièn, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. "Đầu súng trăng treo" cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Chất hiện thực của câu thể hiện ở chỗ, tác giả miêu tả 1 cách cụ thể về hình ảnh người lính giương súng chờ giặc trong đêm "rừng hoang sương muối" là lúc mà có sự xuất hiện của vầng trăng. Yếu tố lãng mạn ở chỗ là hình ảnh vầng trăng trên đầu súng rất nên thơ, tạo được cảm xúc dào dạt cho người đọc.:39:
Mặt khác, trăng và súng là 2 hình ảnh đối lập nhau nhưng lại đặt trong mối wan hệ với nhau! Trăng là biểu tượng cho cuộc sống tươi đẹp, cho hòa bình, hạnh phúc và ước mơ vươn tới của con người.(cái nỳ făng ko bit đúng ko) .Súng là biểu tượng cho chiến tranh nhưng cũng trở thành lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Trăng là vẻ đẹp lãng mạn, súng là hiện thực. Dù đối lập nhưng 2 hình ảnh này đã tôn thêm vẻ đẹp cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn mỹ của người lính. Không fải ngẫu nhiên mà CH đã đưa ra 3 hình ảnh (người lính, khẩu súng, vàng trăng) gắn kết trong ko gian hiện thực "rừng hoang sương muối", vì wa đó nhà thơ muốn khẳng định khát vọng về cuộc sống bình yên. Để thực hiện điều đó, người lính bấy giờ fải cầm súng, chiến đấu với giặc, vì hòa bình, cho ánh trăng mãi rạng ngời trên quê hương .