Trong khổ thơ thứ ba của bài thơ" Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh đầy sức sống, lãng mạn, ca ngợi vẻ đẹp của con thuyền và những người dân lao động. Họ là những con người bình thường, nhưng lại lấy trăng làm buồm, lấy gió biển làm bánh lái để tiến về phía trước. Không phải chèo, những người lao động đó " lướt' đi. Ở đây, chỉ với một động từ lướt thôi, Huy Cận đã cho ta cái cảm giác của một cuộc rong chơi của những ngư dân. Thêm nữa, họ không chỉ dạo chơi ở biển, họ còn dạo chơi giữa mây cao với biển bằng, dạo chơi cùng với trời đất, thiên nhiên- chứ không còn chỉ là lao động đơn thuần. Tưởng như họ đang điều khiển, họ làm chủ, họ to lớn, vĩ đại và lãng mạn còn hơn cả thiên nhiên, trời đất này. Phải chăng, chính niềm vui được làm chủ cuộc sống đã khiến những con người bình dị giản đơn đó bỗng chốc trở nên vĩ đại như vậy? Tiếp đến, một loạt động từ được sử dụng những" ra đậu, dò, dàn đan, vây giăng' đã khiến ta cảm nhận những người ngư dân chẳng khác nào những người lính trên trận tuyến, mặt trận sản xuất đầy khí thế, hăng say và hùng tráng. Vậy là, bằng chất lãng mạn trong từng câu thơ, Huy Cận đã miêu tả thật rõ nét vẻ đẹp, sức mạnh của con thuyền, của người lao động trong thời kì mới- thật đẹp đẽ biết bao