T
toankhoqua123


Ai giúp mình dàn ý chi tiết cho đề bài thuyết minh về cây dừa với.Thanks nhiều
Last edited by a moderator:
Link:http://phatthanhhyvong.com/node/287Nói đến cây dừa chúng ta đều hình dung đến một hình ảnh êm đềm, trìu mến. Dừa cũng là nguồn cảm hứng của bao ý thơ, nhạc khúc chẳng hạn như bài hát “Bên Bóng Dừa” của Lê Toàn:
Bên bóng dừa tươi mát,
Chim líu lo bay ca mãi,
Làn sóng biển nhẹ nhàng trôi.
Thu Lan cũng đã sáng tác bài thơ “Bóng Dừa” khi đứng trước hàng dừa:
Dừa nghiêng bóng nước đợi ai?
Bao năm vẫn đứng miệt mài cô đơn
Nắng mưa chịu đựng không sờn
Lất lây gió cuốn lá vờn trong mưa
Thân gầy sớm đẩy, chiều đưa
Nghiêng theo vạt nắng bóng dừa lung linh
Buồn thiu đứng lặng một mình!
Dừa thuộc loại họ cao hay kè với 300 loại khác nhau, tiếng Anh gọi là palm, loại cây lớn, thân đơn trục, có thể cao tới 30m. Ít có loại cây trồng nào có giá trị sử dụng như cây dừa. Dừa dường như gắn liền với người Bến Tre. Tôi có dịp đến Bến tre, thấy dừa mọc khắp nơi, cho nên người Bến Tre có câu “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre”. Dừa là vật liệu cho chúng ta làm nhà, che nắng che mưa, là chiếc nôi của trẻ thơ, giường ngủ cho tuổi già. Vùng nông thôn nước ta chẳng những có hình ảnh “Gió đưa bụi chuối sau hè, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”, mà còn có hình ảnh như trong câu “Cầu dừa ngăn qua con kinh” để nối liền hai bên bờ kinh, hai họ se duyên cầm sắt cho đôi trai tài gái sắc, đồng thời cũng thắt chặt tình quê hương, làng xã, tối lửa tắt đèn có nhau. Người Bến Tre đã sớm biết kết hợp chất béo của dừa, vị ngọt đậm đà của mía, độ mặn nồng của biển, hòa quyện với hương thơm đồng nội để tạo nên hương vị quê hương cho các thức ăn Việt Nam như tép rang dừa, cá bóng kho dừa, mắm chưng với nước cốt dừa, bí đỏ hầm dừa… chưa kể đến lươn um dừa, ếch, nhái xào dừa, thịt bò xào lá cách với nước cốt dừa. Cho dầu người Việt đi đến phương trời nào cũng không bao giờ quên những hương vị đó. Nhớ làm sao trong mỗi dịp Tết đến, dù nghèo đến đâu đồng bào ta cũng phải có một nồi thịt heo kho tàu với trứng vịt và tôm lóng, kho với nước dừa, một món ăn đượm tình quê hương. Nếu có ai về lục tỉnh đã từng thưởng thức hương vị của “Bánh Tráng Mỹ Lồng, Bánh Phồng Sơn Đốc, Bánh Bía Vũng Thôn thì đừng bao giờ quên nếm thử món 'Kẹo Dừa Bến Tre'”!
Không ai rõ nguồn gốc của dừa đến từ đâu, một số học giả cho rằng dừa có nguồn gốc ở khu vực đông nam Á Châu trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở Tân Tây Lan cho biết các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ lâu rồi. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được tìm thấy tại Ấn Độ. Dừa mọc rất nhiều ở vùng nhiệt đới. Trái dừa nhẹ và nổi trên mặt nước, rất có thể nhờ các dòng hải lưu mà dừa đi khắp nơi, trôi trên biển tới tận Na Uy.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp chẳng hạn như vùng Địa Trung Hải thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Về phương diện thực vật học, dừa là loại trái khô đơn độc. Vỏ bên ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ của trái giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ mềm cạnh vỏ cứng hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa gọi là các mắt dừa. Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm); vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Vỏ và xơ dừa có thể làm nguồn nhiên liệu hay để sản xuất làm củi.
Lá dừa là nguồn cung cấp vật liệu cất nhà, làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa. Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên để nướng thịt chẳng hạn. Các chồi non trên ngọn cây dừa có thể ăn được và các chồi non nầy đôi khi được thu hái để làm thức ăn (mặc dù kiểu thu hái này sẽ làm chết cây dừa). Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là "salad triệu phú". Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng. Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn.
Nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng ka-lo-ri và ma-giê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền. Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, *** tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm thế cho truyền biển truyền trong các binh sĩ bị thương mất máu ở Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Việt Nam.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gẫy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác. Với những công dụng như thế, dừa được kể vào loại thực vật có ích lợi cho con người, từ thực phẩm đến vậy liệu xây cất, cung cấp bóng mát và là đem lại vẻ đẹp niềm vui cho loài người chúng ta.